Giải cứu nông sản Hải Dương ở Hà Nội: Như muối bỏ biển!

Điểm bán nông sản Hải Dương ở 38 Giải Phóng - Hà Nội.
Điểm bán nông sản Hải Dương ở 38 Giải Phóng - Hà Nội.
(PLVN) - Nhiều ngày nay, mạng xã hội đã liên tục kêu gọi giải cứu nông sản Hải Dương bị dồn ứ, ách tắc không tiêu thụ được do dịch Covid-19. Số lượng đơn đặt hàng giải cứu vượt cả dự kiến của các nhóm nhưng so với lượng hàng hóa đang “nằm chờ” tại Hải Dương thì như “muối bỏ biển”.

Hàng chục tấn hàng được đặt sau 1 ngày kêu gọi

Theo thống kê của tỉnh Hải Dương, hiện tỉnh còn trên 4.000 ha rau vụ đông đang đến kỳ thu hoạch; sản lượng khoảng 90.700 tấn, chủ yếu là hành, cà chua, cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ, rau ăn lá… Nhiều hệ thống phân phối lớn đã “đánh tiếng” giải cứu với mong muốn nhờ Bộ Công Thương và UBND tỉnh Hải Dương kết nối để đảm bảo công tác phòng dịch.

Nhiều cá nhân và các nhóm thiện nguyện ở Hà Nội cũng đã kêu gọi người dân chung tay giải cứu nông sản cho Hải Dương với giá rất rẻ như: ổi Thanh Hà 25.000/5kg, su hào 20k/10 củ, bắp cải 20.000/3 bắp (khoảng 5kg), cà rốt 35.000/5kg, cà chua 25.000/5kg. 

Chị Hà Phúc Anh, đại diện một nhóm giải cứu nông sản Hải Dương sớm nhất cho biết, chỉ sau 1 ngày đăng đàn kêu gọi, lượng người đặt hàng đã vượt xa dự tính, lên đến vài chục tấn nên nhóm buộc phải dừng nhận đơn để chuẩn bị phương tiện, địa điểm tập kết. Nhóm này định trả hàng vào thứ 3 (ngày 23/2) tại 123 Trung Kính nhưng do kết nối được nhiều chiều và lượng đơn hàng lớn nên ngay từ hôm qua (21/2) những chuyến xe đầu tiên đã có mặt ở Hà Nội.

Tuy nhiên, điều mà nhóm thiện nguyện này chưa tính đến là chính quyền các điểm tập kết đã không đồng ý để nhóm bán hàng trên địa bàn quản lý. Chị Anh cho rằng, điều này cũng đúng vì đang là thời điểm dịch, tránh tập trung đông người. Do vậy, nhóm đã kêu gọi người dân Hà Nội chấp nhận thêm phí ship để chuyển hàng về tận nhà. Nhóm này cũng đang tìm thêm các điểm tập kết ở các quận trên địa bàn Hà Nội có đông người đặt hàng để tiện ship hàng. 

Tương tự, điểm bán hàng giải cứu ở 38 Giải Phóng cũng đã đánh được vài xe hàng lên. Ngày đầu tiên, chỉ sau hơn 3-4 tiếng bán hàng, hơn 10 tấn rau củ quả đã được giải tỏa hết sạch. Ngày hôm qua, các xe hàng đã được lên lần lượt vào các khung giờ như 6h sáng, 10h sáng.

Một đại diện của nhóm này cho biết, do phải kết nối được với nhóm tiêu thụ ở Hà Nội nên người dân mới đi xin các giấy tờ cần thiết và tiến hành thu hoạch, do đó mỗi đợt hàng lên chỉ được 1-2 loại nông sản, nhưng may mắn là cứ lên hàng đợt nào là hết hàng sớm đợt đấy.

Ngoài các điểm bán hàng nói trên, nhiều cá nhân, DN cũng đã chung tay giải cứu nông sản Hải Dương, như: Tập đoàn An Phát Holding đã bố trí được 2 điểm bán hàng; Facebook Đặng Như Quỳnh cũng đã đăng đàn kêu gọi thêm các điểm bán hàng (sau khi đã có 5 điểm bán); Chị Lã Thanh Huyền, chủ một chuỗi bán hoa quả cũng đã thông báo các địa điểm giải cứu nông sản Hải Dương, dàn đều ở nhiều quận, huyện của Hà Nội như Gia Lâm, Long Biên, Ba Đình, Thanh Xuân… 

Mấu chốt vẫn là xuất khẩu 

Dù số lượng hàng giải cứu tiêu thụ ở Hà Nội vẫn tăng đều nhưng không thể xuể so với số lượng tồn đọng hiện có ở Hải Dương. Bởi theo dự kiến, khoảng 80% nông sản Hải Dương vụ đông đã có đơn hàng XK đến hết tháng 2/2021. Đại diện Sở Công Thương tỉnh này cho biết, lượng tiêu thụ qua các đợt giải cứu chỉ giúp được vài hộ giải tỏa hàng hóa. Điều quan trọng nhất vẫn là phải đưa được hàng XK. Tuy nhiên, dù nhiều tỉnh đã có văn bản cho phép lưu thông hàng hóa nhưng thực tế, nông sản Hải Dương vẫn buộc phải… “quay đầu”.

Ngày 19/2/2021, Sở Công Thương Hải Dương đã tiếp tục gửi văn bản kêu cứu  đến Bộ Công Thương. Văn bản cho biết, nhiều địa phương thông tin là tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa nhưng hầu hết khi đi qua các chốt kiểm soát thì đều hạn chế xe ra vào, nhiều xe hàng phải chờ rất lâu nhưng vẫn buộc phải quay đầu.

Từ đó dẫn đến vận chuyển hàng hóa bị ách tắc, nông sản hư hỏng, vật nuôi con giống quá hạn xuất chuồng; nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất không có để công nhân tại các khu công nghiệp làm; hàng XK đến hạn phải giao hàng nhưng không đưa được xuống cảng đã gây thiệt hại rất lớn cho người dân, DN…

Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cũng đã có văn bản gửi các Bộ ban ngành đề nghị quan tâm xem xét để thống nhất cách áp dụng các biện pháp an toàn phòng dịch cho người, phương tiện và hàng hóa; xác định rõ các điều kiện để cho phương tiện vận chuyển hàng hóa được lưu thông thuận tiện qua địa bàn các tỉnh, cũng như trong vùng dịch nói riêng.

Đồng thời, cần xem xét đưa ra những điều kiện tạm thời (giải pháp tình thế) như áp dụng 5k, mặc quần áo bảo hộ y tế, sát khẩn xe và đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch khác… để tạo điều kiện cho các xe lưu thông trong ngắn hạn (1 - 2 ngày) trước khi đưa ra các điều kiện chung áp dụng dài hạn để các DN có thời gian chuẩn bị.

Kiểm tra tình hình sản xuất, tiêu thụ cà rốt tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng ngày 21/2, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng yêu cầu các ngành và địa phương tập trung phối hợp tháo gỡ vướng mắc, thực hiện quyết liệt giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản.

Cụ thể, ông Thăng giao Sở Giao thông Vận tải Hải Dương nghiên cứu tham mưu cách thức vận chuyển hàng hóa đảm bảo an toàn phòng dịch để tỉnh thống nhất với thành phố Hải Phòng, nhằm tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu nông sản. Công an tỉnh Hải Dương chỉ đạo các chốt kiểm soát chặt việc thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch và thuận lợi cho các phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu.

Ông Trần Văn Quân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã tích cực kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ nhưng khó khăn nhất hiện nay là khâu vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến các điểm sơ chế đóng gói và vận chuyển đi ra tỉnh ngoài tiêu thụ. Các tỉnh bạn đều yêu cầu lái xe chở hàng phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong thời hạn 3 ngày. Điều này đang rất khó cho doanh nghiệp.

Về giải pháp tiêu thụ hàng nông sản, tỉnh cần tiếp tục đề nghị với các bộ, ngành Trung ương, thành phố Hải Phòng để ưu tiên tối đa cho xe vận chuyển, xuất khẩu theo đường cảng Hải Phòng; đồng thời, kiến nghị các tỉnh bạn tạo điều kiện lưu thông để cà rốt được tiêu thụ tới các địa phương. Các doanh nghiệp vận tải vẫn phải chấp hành nghiêm quy định bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch - ông Quân đề xuất.

H.Giang

Tin cùng chuyên mục

Các loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc vừa được lực lượng QLTT Quảng Bình thu giữ. (Ảnh: DMS)

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết

(PLVN) - Tăng cường kiểm tra hàng hóa và đảm bảo an toàn thực phẩm luôn là nội dung được ưu tiên trong giai đoạn chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, các địa phương đều đã lên kế hoạch, tổ chức nhiều đợt kiểm tra để đảm bảo một cái Tết an toàn cho người dân.

Đọc thêm

Mỹ siết chặt kiểm soát dòng chip AI toàn cầu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Ngày 13/1 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quy định kiểm soát xuất khẩu mới đối với các chip điện toán tiên tiến được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu (Ảnh: XPENG AEROHT)
(PLVN) - XPENG AEROHT, công ty hàng đầu Châu Á về ô tô bay, đã gây tiếng vang tại CES 2025 với màn ra mắt quốc tế của "Land Aircraft Carrier" - chiếc xe bay lai đầu tiên trên thế giới có thể được sản xuất hàng loạt. Với hơn 3.000 đơn đặt hàng, sản phẩm này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành giao thông trong tương lai gần.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.