Gặp bà mế kể chuyện khỉ hóa người ở bản Mường

Gặp bà mế kể chuyện khỉ hóa người ở bản Mường
(PLO) - Nơi “thâm sơn cùng cốc” của huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tiếng hú của vượn, khỉ luôn là những âm thanh rờn rợn. Cũng ở nơi này, còn lưu truyền những câu chuyện rợn người về loài khỉ.

Khỉ độc gãi “bảo bối” trêu đàn bà

Khi hỏi chuyện về loài khỉ, cụ Nguyễn Thị Ào (77 tuổi) ở thôn Bất Mê, xã Thành Công cho rằng khỉ không sợ đàn bà, nhiều lần cụ gặp khỉ trong hẻm núi nhưng chúng cũng chỉ lấp ló ở thân cây. 

Ở trong làng Mường, không riêng gì cụ Ào mà cụ Quế, cụ Hương và nhiều bà cụ khác cũng thấy khỉ trêu đàn bà. Có nhiều con còn dang rộng đùi gãi gãi “bảo bối” ngụ ý muốn trêu ghẹo. Thấy vậy, cụ Ào bực lắm nên mới về gọi ông Hoan mang nỏ ra. Ông Hoan liền mượn váy, đội nón rồi giả vờ làm đàn bà nhưng lũ khỉ tinh quái nhận ra nên chúng hú nhau chạy tán loạn. 

Theo lời ông Long, người ở trong làng, xưa kia có ông Nẳm người ở thôn Thủ Chính, xã Thành Trực là một thợ săn nức tiếng. Nhiều lần ông Nẳm rình khỉ ăn trộm ngô nhưng không gặp. 

Hôm ấy ông Nẳm nằm phục thì bắt gặp khỉ mẹ cõng khỉ con trèo trên cành đa. Ông Nẳm liền giương nỏ bắn hạ khỉ mẹ rơi xuống đất, còn khỉ con thì cứ ôm chặt lấy mẹ, khóc không khác gì trẻ con. Ông Anh, người ở làng bên thấy vậy nên mới gỡ khỉ con ra rồi mang về nuôi, nó sống được vài hôm thì chết. 

Đối với đồng bào Mường, họ cho rằng khỉ là người cổ nên chúng rất giống với con người. Chính vì vậy mà những câu chuyện về khỉ luôn được người Mường lưu truyền để giáo dục con cái. Khi trẻ đang ăn cơm, người Mường thường kiêng đánh đũa vào đầu. Trong bữa ăn họ thường để con cái ăn no chứ không bao giờ đánh đũa, bởi thực tế họ đã được nghe kể về câu chuyện người hóa thành khỉ rồi trốn vào rừng.
Ly kỳ chuyện người hóa khỉ

Nói về chuyện người hóa khỉ, cụ Ào kể: “Người Mường xưa truyền lại, trước kia ở một gia đình nọ có hai đứa con đòi ăn cơm nhưng cơm chưa chín. Thấy vậy, bà mẹ mới tức giận rồi buông những lời đuổi mắng. 

Bà mẹ vội lấy cơm nóng rồi đơm vào tay cho con. Do cơm nóng nên người con mới vứt vội xuống đất. Thấy vậy, bà mẹ mới chửi: “Sao chúng mày không ăn mà lại vứt đi”. Sẵn đôi đũa bà mẹ mới đánh vào đầu con. Thấy vậy, nên chúng mới rủ nhau chạy vào rừng, trèo lên cây đa để hái quả rồi biến thành khỉ.

Người cha đi cúng giỗ về biết chuyện nên mới gọi với lên cây và bảo: “Về mà ăn cơm, cha đi cúng được đùi gà rừng, một chõ cơm nhuộm đỏ, kéo nhau về mà ăn”. 

Người con mới hú lại bảo: “Con ăn quả sấu đã no, quả đa đã đặm, nằm cành cây sanh, cây đa đã ấm. Ban đêm con đã có hang có hốc, con không còn là con của bố nữa...”.  Kể từ đó hai đứa con không về nhà, chúng mọc đuôi, ra lông chạy nhảy tung tăng ở trong rừng. 

Về sau mỗi khi cho con ăn cơm, người Mường thường kiêng kỵ không đánh đũa lên đầu con. Họ lấy câu chuyện đó để giáo dục con cái lúc no, lúc đói.

Và từ câu chuyện này nên người Mường mới quan niệm rằng chính tổ tiên loài người có nguồn gốc từ khỉ. Bởi vậy mà các gia đình Mường họ rất thích nuôi khỉ con trong nhà. Họ nuôi khỉ là để cho chúng cùng chơi đùa với trẻ con... 

Theo lời cụ Quế, các cụ ngày xưa kể lại rằng, năm xưa có một đôi vợ chồng nuôi khỉ. Lúc đi làm nương, họ để con mình ở nhà cho khỉ trông và dặn: “Ở nhà nhớ trông em, cõng em đi chơi…”. Lúc hai vợ chồng về thì thấy chú khỉ cõng đứa con của mình lên ngọn cây cau.

Bà vợ thấy vậy liền quát tháo: “Tại sao mày lại đưa con lên cây? Mày muốn sống thì mang nó xuống đây, nếu không tao đánh mày chết”. Sau câu nói ấy, con khỉ này liền ném đứa con xuống đất rồi chạy thẳng vào rừng. 

Kể từ đó người Mường đã biết lựa lời chọn những câu nói nhẹ nhàng. Họ không dám gắt gỏng, chửi bới nên khỉ cũng ngoan ngoãn nghe theo. 

Ngày nay trong cộng đồng Mường có rất nhiều gia đình nuôi khỉ, thậm chí khỉ còn giúp người làm việc. Cụ Quế bảo: “Mình mà hung hăng với nó thì nó cũng hung hăng lại. Nó hiểu được tiếng người nên ở bản mới có nhiều câu chuyện cổ về khỉ như vậy”.  

Lý giải chuyện khỉ hiểu được tiếng người

Lý giải những câu chuyện về khỉ, các nhà khoa học còn cho rằng khỉ có khả năng nhớ lại những ký ức và các kỷ niệm giống như con người. Họ đã đưa khỉ đi thử nghiệm và kết luận rằng những con khỉ có bộ nhớ tương đương bộ nhớ của con người. 

Loài vật này cũng có khả năng nhận thức. Hầu hết chúng ta đều có thể tận dụng khả năng nhận thức để tránh nguy hiểm trước khi chúng ta có ý thức. Các nhà khoa học đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện những con khỉ cũng có khả năng này.

Tương tự như cách mà con người đưa ra sự lựa chọn của mình, những con khỉ cũng có thể đưa ra quyết định dựa trên những gì chúng cảm nhận. Những con khỉ có thể cân nhắc hai lựa chọn và chọn ra sự lựa chọn tốt nhất.

Khỉ cũng đưa ra những quyết định phức tạp. Các nhà nghiên cứu tại New York đã thử nghiệm xem các tế bào thần kinh của khỉ phản ứng như thế nào khi chúng phải đưa ra quyết định. Kết quả cho thấy rằng quá trình đưa ra quyết định ở khỉ không phải luôn luôn ổn định, tương tự như khi một con người phải suy nghĩ đưa ra hướng giải quyết vấn đề.

Cấu trúc não bộ của khỉ và con người tương đồng. Các nghiên cứu mới đã tiết lộ não của con người cũng có nhiều điểm tương tự như ở loài khỉ. Bộ não khỉ cũng được sử dụng để kiểm soát ngôn ngữ và các suy nghĩ phức tạp, cách bộ não của chúng ta xử lý các vấn đề đều giống nhau. Bởi vậy mà khỉ hiểu được ý nghĩa của sự thiên vị. Chúng cũng biết cách cân nhắc những điều tốt hơn so với những thứ khác.
Loài khỉ cũng có ngôn ngữ riêng, khá đa dạng, phức tạp. Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng ngôn ngữ của những con khỉ phức tạp tương tự như ngôn ngữ của con người, và có nhiều biến thể. Thậm chí những con khỉ có thể sử dụng âm thanh đơn giản để tạo ra các câu phức tạp./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.