Gần 2000 trường hợp nhập viện vì đánh nhau trong 3 ngày Tết
(PLO) - Báo cáo nhanh của Bộ Y tế trong 3 ngày Tết (từ 7/2 đến 9/2), cả nước có 1.971 trường hợp cấp cứu được đưa đến cơ sở y tế vì ẩu đả, đánh nhau, trong đó 10 trường hợp tử vong. Số ca TNGT nhập viện cũng tăng 113% so với Tết năm ngoái.
Theo báo cáo nhanh từ Bộ Y tế, từ ngày 29 đến ngày mùng 2 Tết, con số bệnh nhân phải đưa đi cấp cứu vì ẩu đả có giảm so với Tết nguyên đán 2015. Tuy nhiên, con số tử vong vì đánh nhau tăng vọt. Cùng kỳ năm trước có 4 trường hợp không qua khỏi vì đánh nhau, năm nay con số này là 10 bệnh nhân.
Tai nạn giao thông (TNGT) cũng là một vấn đề nổi cộm trong 3 ngày nghỉ Tết vừa qua. Bởi con số khám cấp cứu do TNGT tăng đột biến, với 17.278 trường hợp (tăng 113% so với Tết Ất Mùi), trong đó 1.928 trường hợp chấn thương sọ não, 182 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não. Số ca tử vong do TNGT kể cả trước viện và tiên lượng tử vong xin về là 88 trường hợp.
Gần 2000 trường hợp nhập viện vì đánh nhau trong 3 ngày tết
Liên quan đến tai nạn do pháo nổ, trong 3 ngày Tết cả nước cũng cấp cứu 98 trường hợp nhập viện do pháo nổ. Con số bệnh nhân nhập viện vì nguyên nhân này cũng tăng gấp đôi so với Tết Ất Mùi, may mắn không có bệnh nhân tử vong. Trong đó bệnh nhân tập trung cao nhất là Quảng Ngãi, với 17 trường hợp nhập viện, trong đó 15 trường hợp nhập viện do sự cố pháo hoa tại quảng trường thành phố. Có 31 trường hợp nhập viện do chất nổ khác, song không có ca tử vong.
Tổng số ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn chủ yếu là rối loạn tiêu hoá, ngộ độc (say) rượu là 1.971 trường hợp. Số nhập viện giảm nhẹ so với Tết Ất Mùi, chưa có báo cáo về vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt.
Bộ Y tế cho biết thêm, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tính đến sáng ngày 29 Tết số bệnh nhân còn phải nằm viện điều trị là 109.425. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám cấp cứu cho 84.523 trường hợp (bao gồm số khám tại một số Trạm Y tế xã), nhập viện điều trị nội trú 52.026 trường hợp (61,6%), chuyển viện 4.518 trường hợp (5,3%), thực hiện 6.423 ca phẫu thuật, đỡ đẻ/mổ đẻ thành công đón thêm 8.485 trẻ chào đời.
Bên cạnh đó, cũng có 56.705 người bệnh được điều trị khỏi, xuất viện về gia đình ăn Tết, số người bệnh còn nằm điều trị tại các bệnh viện đến sáng ngày mồng 2 Tết là 70.574 trường hợp.
Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho biết, tình hình dịch bệnh cũng ổn định không bất thường. Hiện chưa ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A trên người; chưa phát hiện người nào nhiễm vi- rút Zika. Theo thống kê từ các cửa khẩu quốc tế, hàng tuần Việt Nam có khoảng 200.000 lượt hành khách nhập cảnh và trên 170.000 hành khách xuất cảnh.
Cả nước cũng bước đầu ghi nhận một số ca sốt phát ban nghi sởi; thêm bốn ca mắc mới tay chân miệng tại TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai; thêm 51 ca sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bến Tre./.
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
(PLVN) - Trong số người nhiễm HIV mới phát hiện năm 2024, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 31,2% người nhiễm, TP Hồ Chí Minh có 24,3% và khu vực Đông Nam Bộ có 12,8%.
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận và điều trị bệnh nhân N.V.K (nam, 82 tuổi ở Thái Bình) được chuyển đến ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Sản của bệnh viện vừa tiếp nhận sản phụ B.H.N, 27 tuổi, ở Hà Nội, mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu chuyển dạ sớm.
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa cấp cứu kịp thời bệnh nhi 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
(PLVN) - Theo Sở Y tế TP HCM, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi trên địa bàn.
(PLVN) - Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.
(PLVN) - Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
(PLVN) - Các quảng cáo "lương y gia truyền" bán các loại thuốc đông y được “thổi phồng” chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính, đang xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và giá trị của dược liệu y học cổ truyền nước ta.
(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...
(PLVN) - Các ca trẻ mắc sởi gia tăng, thay vì đợi đủ 9 tháng tuổi, Bộ Y tế đồng ý để TP HCM triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.