Gần 1 triệu lượt người được hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí

Gần 1 triệu lượt người được hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí
(PLO) - Hôm qua (16/6), phối hợp với Đại sứ quán Ailen tại Việt Nam và Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC), Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 8 năm thi hành Luật Trợ giúp pháp lý. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền đã phát biểu khai mạc và chủ trì hội nghị.
Nhiều kết quả tích cực
Luật TGPL được Quốc hội khóa XI Kỳ họp thứ 9 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 - là văn bản có hiệu lực pháp lý cao đánh dấu mốc quan trọng về công tác lập pháp, tạo cơ sở pháp lý cần thiết thúc đẩy sự phát triển về tổ chức và hoạt động TGPL ở Việt Nam. 
Sau 8 năm thực hiện, Luật TGPL và trên 40 văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành Trung ương đã tạo hành lang pháp lý tương đối cụ thể để công tác TGPL phát triển trong thực tiễn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu triển khai Luật. 
Để triển khai thi hành Luật TGPL, hệ thống tổ chức thực hiện TGPL đã được hình thành trên toàn quốc với 63 Trung tâm TGPL nhà nước, 199 Chi nhánh ở cấp huyện và liên huyện, 5.343 Câu lạc bộ TGPL. 
Ngoài ra, có 57 Công ty luật, 220 Văn phòng luật sư và 40 Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký tham gia TGPL. Đội ngũ người thực hiện TGPL cũng được củng cố với 572 trợ giúp viên pháp lý, 1.136 luật sư, 175 tư vấn viên pháp luật tham gia TGPL với tư cách cá nhân và khoảng 9.400 cộng tác viên khác thực hiện TGPL. 
Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, 8 năm qua cả nước đã thực hiện TGPL miễn phí được hơn 940 nghìn vụ việc cho gần 988 nghìn đối tượng là người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác trong xã hội…
Các đại biểu tham dự đều nhất trí với đánh giá của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền trong lời phát biểu khai mạc Hội nghị. Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền khẳng định, những kết quả trên đã nâng cao hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ khi có vướng mắc pháp luật, góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, đồng thời tham gia sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, thực hiện dân chủ ở cơ sở. 
Tuy nhiên, Thứ trưởng thẳng thắn cho rằng, công tác TGPL hiện nay còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập từ các quy định của Luật, từ quá trình triển khai thực hiện Luật TGPL… 
Vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền mong muốn các đại biểu đề xuất những định hướng xây dựng Luật TGPL (sửa đổi) để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác TGPL, đáp ứng nhu cầu TGPL của người dân và yêu cầu bối cảnh thực tiễn, nhất là sau khi có Hiến pháp 2013 và Nghị quyết số 67/187 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc.
“Danh chính ngôn thuận” cho trợ giúp viên pháp lý
Cục trưởng Cục TGPL Nguyễn Thị Minh cho biết, trong thời gian tới, cùng với sự tham gia tích cực của đội ngũ luật sư thì sau năm 2025, người thực hiện TGPL là luật sư hành nghề, bảo đảm cho các đối tượng thuộc diện được Nhà nước TGPL được cung cấp dịch vụ TGPL kịp thời, chất lượng tương đương với dịch vụ mà luật sư cung cấp trên thị trường cũng như sẽ chuyển các Trung tâm thành cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về TGPL, tinh giản tổ chức, bộ máy, biên chế và cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong việc tiếp cận dịch vụ TGPL của Nhà nước… 
Để đạt được phương hướng này, một trong những nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện là nghiên cứu, xây dựng Luật TGPL (sửa đổi) trình Quốc hội ban hành, trong đó xem xét mở rộng đối tượng được TGPL là người thuộc hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo; nạn nhân bạo lực gia đình, người bị nhiễm HIV, nạn nhân của tội mua bán người, trẻ em dưới 18 tuổi, những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa.
Đồng tình với bà Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho rằng nên mở rộng đối tượng được TGPL thêm hộ cận nghèo và các đối tượng sắp mãn hạn tù vào Luật TGPL vì đây là hai nhóm đối tượng rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước nhằm đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội. 
Đặc biệt, theo ông Tịnh, cần sớm nâng cao vị thế của trợ giúp viên pháp lý bằng chức danh luật sư, không chỉ giúp người dân dễ tiếp cận, hiểu rõ về hoạt động TGPL mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho trợ giúp viên pháp lý trong khi hoạt động nghề nghiệp của mình; quy định rõ hơn, đầy đủ hơn tư cách tham gia tố tụng của luật sư là trợ giúp viên pháp lý trong các đạo luật như Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự; tăng cao hơn nữa mức chi bồi dưỡng cho trợ giúp viên tham gia tố tụng.
Liên quan đến mức chi bồi dưỡng nói riêng và nguồn lực tài chính nói chung cho công tác TGPL, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Đặng Công Khôi nhận định, nguồn kinh phí hàng năm đều tăng dần nhưng vẫn hạn chế so với nhu cầu thực tiễn. 
Khắc phục vấn đề này, quan điểm của ông Khôi là cần thúc đẩy, huy động sự tham gia nhiều hơn của các tổ chức, cá nhân. Không những thế, ông Khôi mạnh dạn kiến nghị phải tính đến việc thu một phần chi phí trên cơ sở phân loại đối tượng, theo mức độ ưu tiên và theo mức thu nhập hàng tháng tương tự một số nước phát triển đã tiến hành.

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.