Dùng kiếm tự mổ bụng, Samurai Nhật chết trong danh dự

Các võ sĩ đạo Samurai thời xưa.
Các võ sĩ đạo Samurai thời xưa.
(PLO) - Theo nghi thức này, một Samurai sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi  thất thủ hoặc khi chủ bị chết trong một cuộc chiến, để tránh không rơi vào tay quân thù và bị làm nhục.
Seppuku là nghi thức tự sát của các võ sĩ Nhật Bản, còn có một tên gọi khác là Harakiri. Nghi thức này chỉ dành riêng cho các Sumurai và là một trong số những quy tắc võ sĩ đạo được các Samurai đặc biệt coi trọng. 
Nhiều người khi nghĩ về nghi thức tự sát bằng cách dùng kiếm tự mổ bụng là việc làm vô cùng man rợ, nhưng những Samurai lại coi đây là một nghi thức được chết trong danh dự. 
Nghi thức truyền thống lâu đời
Tự mổ bụng là một nghi thức cổ xưa, truyền thống đã có từ thời Edo của Nhật Bản. Tuy nhiên, hình thức này hoàn toàn bị bãi bỏ vào năm 1873 sau cuộc Duy Tân Minh Trị. Người đầu tiên thực hiện được ghi nhận là một nhà thơ, một chiến binh Samurai có tên Minamoto no Yorimasa. Ông đã dùng cách này để giữ gìn danh dự của một võ đạo khi bị kẻ thù bắt giữ trong một trận chiến. 
Chỉ có những Samurai mới được vinh dự và được phép thực hiện nghi thức tự sát Seppuku này. Mặc dù vậy nhưng không phải Samurai nào cũng được tự chọn cho mình cái chết danh dự và thường chỉ có những người lập nhiều công lớn như tướng quân, đội trưởng....  mới được thực hiện nghi thức Seppuku long trọng. 
Vào thời trung cổ, các Samurai thường noi theo gương của Minamoto no Yorimasa và đã thề rằng sẽ thực hiện nghi thức tự sát này nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, họ bị kẻ thù bắt giữ và làm nhục. Tuy nhiên, nó cũng được dùng làm hình phạt đối với các Samurai phạm tội.
Những người cảm thấy hổ thẹn với một việc làm nào đó của mình cũng có thể thực hiện nghi lễ này nhằm lấy lại danh dự của bản thân, hoặc có thể các Samurai mổ bụng tự sát khi chủ tướng bị chết và được gọi là Oibara. Những ai không thuộc trong giới Samurai sẽ không bao giờ thực hiện hay bị ra lệnh thực hiện nghi lễ này. Những Samurai nữ cũng chỉ thực hiện nghi thức khi được cho phép.
Nhiều người phương Tây nghĩ rằng tự sát là một cách giải thoát con người khỏi cuộc sống này. Còn những Samurai lại nghĩ rằng nghi thức Seppuku là cách mà họ thể hiện danh dự và cái chết đối họ chẳng là gì cả. 
Những Samurai bị thất bại và bị làm nhục nhưng không đủ dũng cảm để thực hiện nghi thức này sẽ bị người đời chửi rủa và coi khinh. 
Các bước thực hiện Seppuku
Samurai khi được ban cho hình phạt Seppuku sẽ được tắm rửa thật sạch sẽ, mặc một áo Kimono màu trắng một cách cẩn thận, ngồi trên một tấm thảm đặc biệt chỉ dành riêng cho việc thực hiện nghi thức và viết một bài thơ cuối cùng gọi là bài thơ chết. 
Sau đó, họ sẽ ăn những món ăn mà họ yêu thích. Khi ăn xong, họ sẽ được ban một thanh đoản kiếm wakizashi, đặt ngay ngắn trước mặt.
Sau khi cởi áo Kimono, võ sĩ Samurai sẽ ngồi kiểu Seiza (một tư thế rất long trọng). Tiếp đến võ sĩ cẩn thận lấy dây đai áo buộc xuống dưới hai đầu gối để giữ cho mình khi mổ bụng vẫn giữ được tư thế ngã sấp (chứ không phải là ngã ngửa), tạo một tư thế rất xứng với lễ tiết của Samurai. 
Và cuối cùng, võ sĩ sẽ lấy thanh kiếm ngắn Wakizashi đã để trước mặt từ từ đâm vào bụng, chậm rãi xoáy mạnh dao vào bụng đâm một đường từ trái sang phải. Đối với những người Samurai không đủ chân chính, họ chỉ đâm một đường từ trái sang phải đã đủ để thực hiện xong nghi thức. 
Sẽ có một người ngồi bên cạnh và được gọi là “Kaishahunin” - người làm công việc chém đầu người Samurai - sau khi họ thực hiện nghi lễ Seppuku để giảm bớt sự đau đớn cho họ. Những Kaishahunin này thường là một người quen hay một người bạn nhưng phải giỏi kiếm đạo. 
Việc chặt đầu võ sĩ Samurai yêu cầu phải là một người có kỹ thuật dùng kiếm đạt ở mức chính xác cao. Một nhát chém hoàn hảo theo đúng nghi thức sẽ được thực hiện ngay sau khi thanh dao vừa ngập vào ổ bụng của người Samurai. 
Để kết thúc nghi thức, Kaishakunin sẽ bước xuống bục hành lễ, lấy một mẩu giấy và trịnh trọng lau vết máu trên kiếm. Còn thanh kiếm wakizashi thì được giữ lại như vật kiểm chứng của nghi lễ Seppuku thiêng liêng.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mà các Samurai dũng cảm đã yêu cầu Kaishakunin không thực hiện việc chém đầu sau khi các Samurai hoàn tất nghi thức mổ bụng. Điều này đồng nghĩa rằng sự đau đớn của các Samurai sẽ tăng lên gấp bội, nhưng danh dự của họ lại càng cao hơn nữa. 
Trong thời kỳ hưng thịnh, nghi lễ thường diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người với mục đích chính là bảo vệ danh dự của võ sĩ đạo.
Một Samurai thực hiện nghi thức Seppuku.
  Một Samurai thực hiện nghi thức Seppuku.
Hình thức khác
Một số Samurai lựa chọn cách chết đau đớn gấp vạn lần, nó không còn được gọi là nghi thức Seppuku mà gọi bằng một cái tên khác đó là Jumonji-giri- có nghĩa là “Cắt hình chữ thập” và trong nghi lễ sẽ không có Kaishakunin để kết thúc nhanh chóng nỗi đau của người Samurai. 
Trong nghi thức tự sát này, sau vết cắt ngang bụng đầu tiên, Samurai sẽ cắt vết thứ 2, đau đớn hơn nhiều, cắt dọc theo dạ dày từ trên xuống. Một Samurai chấp nhận trở thành Jumonji-giri sẽ phải chịu đựng một cái chết trong sự yên lặng chịu đựng, máu sẽ mất đi dần dần, đôi bàn tay ông ta sẽ che lấy khuôn mặt và ra đi một cách từ từ.
Theo truyền thống thì hình thức Seppuku chỉ dành cho các Samurai, nhưng thực tế thì có không ít những người là nữ giới làm những nghi lễ tương tự. Những người phụ nữ như người hầu, phu nhân, con cái khi muốn chết theo chồng, cha, chủ của mình thường không làm nghi lễ Seppuku mà thay vào đó là một nghi lễ tương tự gọi là Jigaki. 
Nghi thức này chỉ khác là họ dùng một con dao nhỏ cắt cuống họng, đó là hành động tự sát được cho là sẽ mang lại danh dự đáng kính nhất dành cho những người phụ nữ trung thành thời bấy giờ.
Trong khi Seppuku được xem là một hành động tự nguyện và được nhiều người ngưỡng mộ vì đây là một hành động thể hiện danh dự của người võ sĩ thượng đẳng. Nhưng trên thực tế, hình thức Seppuku phổ biến nhất là hình thức Seppuku cưỡng bức. 
Đây có thể cho là một hình phạt của pháp luật dành cho những Samurai bị ô nhục, đặc biệt là đối với kẻ gây ra những vụ việc nghiêm trọng như giết người vô cớ, trộm cắp, tham nhũng, hoặc mưu phản. Người Samurai sẽ gần như bị buộc tội và sẽ phải thực hiện Seppuku như  một hình phạt.
Thường thì  người Samurai này sẽ phải làm việc này vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Nếu người bị kết tội không thực hiện hình phạt, thì cuộc hành quyết sẽ được thực hiện dưới hình thức chém đầu. Khi đó, thanh wakizashi sẽ được thay thế bằng 1 chiếc quạt. 
Cuộc hành quyết như vậy vẫn mang hình thức của một Seppuku nhưng tính chất lại hoàn toàn khác với Seppuku tự nguyện, gia đình của Samurai phải thực hiện Seppuku sẽ phải chịu đựng sự liên lụy. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà một nửa hoặc toàn bộ gia sản sẽ bị tịch thu, gia đình người đó sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ.
Có thể nói rằng đây là hình thức tự sát ghê rợn nhất được biết đến. Tuy nhiên, trong văn hoá Nhật Bản, nghi thức Seppuku đã trở thành biểu tượng tôn vinh tinh thần thượng đẳng của các Samurai - những người đàn ông dũng cảm, kiên cường, trung thành và chân chính, danh dự của họ là cực phẩm còn cái chết chỉ “nhẹ tựa lông hồng”./.

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.