Đừng để nước mắt mẹ lặng thầm rơi

Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ
Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ
(PLO) - Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ, ngày 19/7, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ khánh thành và đưa vào hoạt động “Nhà ghi ơn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” đầu tiên của cả nước. 
Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng ở Quảng Nam đã lấy nguyên mẫu Mẹ Nguyễn Thị Thứ cũng đã khánh thành trước dịp 30/4. Nhiều năm qua, việc đền ơn đáp nghĩa, nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng của các tổ chức, cá nhân đã làm ấm lòng các mẹ còn sống. Thế nhưng, phía sau đó còn là những góc khuất và những câu chuyện rầu lòng…
Đất nước của những người mẹ anh hùng
Ngày 29/8/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Ngày 17/12/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký quyết định tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” đợt đầu tiên cho 19.879 bà mẹ trong cả nước, trong đó có các bà mẹ tiêu biểu: Mẹ Nguyễn Thị Thứ ở Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam có 9 con, 1 con rể, 2 cháu ngoại là liệt sĩ; Mẹ Phạm Thị Ngư ở Hàm Hiệp, Hàm Thuận, Bình Thuận có 8 con là liệt sĩ, bản thân Mẹ là Anh hùng Lực lượng Vũ trang (LLVT) nhân dân; Mẹ Trần Thị Mít ở Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị có 9 con là liệt sĩ; Mẹ Nguyễn Thị Rành ở Phước Hiệp, Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh có 8 con là liệt sĩ, bản thân Mẹ là Anh hùng LLVT nhân dân; Mẹ Nguyễn Thị Dương ở Triệu Thành, Triệu Phong, Quảng Trị có 8 con thì 5 con là liệt sĩ (3 người con khác là: Đại tướng Đoàn Khuê, Trung tướng Đoàn Chương và Đại tá Đoàn Thúy)… 
Ngày 19/12/1994, Đảng, Nhà nước đã tổ chức trọng thể Lễ tuyên dương danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” lần đầu tiên cho 59 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng tiêu biểu, đại diện cho gần 2 vạn bà mẹ được phong tặng. Tổng Bí thư Đỗ Mười, các Cố vấn Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đã đến dự.
Trong số đó phải kể tới gia đình của Mẹ Nguyễn Thị Dương, Mẹ của 5 liệt sĩ đứng đầu danh sách phong tặng đợt I, Mẹ còn được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tên của Mẹ và liệt sĩ Đoàn Cư được khắc vào bia tưởng niệm tại chùa Vĩnh Trù, 59 Hàng Lược.
Mẹ Nguyễn Thị Dương sinh năm 1902,  tại làng ven biển Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Trong hoàn cảnh chiến tranh, đàn ông con trai ra trận, người phụ nữ làm hậu phương bảo vệ tài liệu, máy móc dụng cụ in truyền đơn, Mẹ là người phụ nữ mưu trí, can đảm. Trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào Quảng Trị được sống và chiến đấu vững vàng là nhờ kho vũ khí và lương thực từ nhà cụ Đoàn Cầu mà Mẹ Dương cùng bà con thôn 1 đã cất giấu bảo quản rất tốt.
Với vai trò “người mẹ chiến sĩ”, Mẹ Nguyễn Thị Dương đã nuôi dưỡng nhiều cán bộ, bộ đội Trung đoàn 95, các đồng chí bộ đội đã tặng Mẹ bài thơ “Bà mẹ Triệu Cơ”, Mẹ đã thuộc lòng, mãi sau này  tuổi già, Mẹ vẫn ngâm bài thơ để nhớ bộ đội.
Năm 1964, Mẹ Nguyễn Thị Dương bị Mỹ - Ngụy o ép, bắt bớ, tra khảo nhiều lần, chỉ để hỏi Đoàn Khuê, Đoàn Chương, Đoàn Thúy 3 người con trai đầu hiện nay ở đâu, đang làm gì; Mẹ trả lời thẳng: “Sinh con ai nỡ sinh lòng, các con tôi đi theo Cụ Hồ, tôi không biết, không liên lạc được”. Có lần bọn giặc chôn sống Mẹ Dương đứng sâu ngang cổ để tra hỏi dọa bắn, vì thế tổ chức Tỉnh ủy đã bố trí để Mẹ Dương vượt biển ra Bắc.
Khi Mẹ Dương ra Bắc, các con Mẹ vẫn đầy đủ, Mẹ đâu có ngờ, cả 5 người con của mình lần lượt ngã xuống chỉ trong 3 năm từ 1966-1969, đó các anh hùng liệt sĩ: Đoàn Thị Tùng, Đoàn Giao, Đoàn Đình, Đoàn Cư, Đoàn Ngọc Anh và Đoàn Hà (con của Mẹ Nguyễn Thị Lạnh, em ruột Mẹ Dương).
Đến nay, Nhà nước đã tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho 49.069 bà mẹ. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiều năm qua, các địa phương, các ngành, đoàn thể trong cả nước đã dấy lên phong trào “Phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”. Riêng các đơn vị quân đội đã và đang phụng dưỡng 1.415 bà mẹ. 
Cùng với chế độ đãi ngộ theo quy định của Nhà nước, việc phụng dưỡng của các đơn vị quân đội, các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân dân các địa phương đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của những bà mẹ còn sống. 
Mẹ Nguyễn Thị Dương
Mẹ Nguyễn Thị Dương 
Và nhận phụng dưỡng rồi… quên
Sở dĩ tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng lớn nhất cả nước được đặt ở Quảng Nam bởi đó là mảnh đất có nhiều Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nhất. Chỉ riêng ở huyện Thăng Bình đã có đến 17/22 xã, thị trấn vinh dự được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Đây là địa phương có số lượng về đối tượng chính sách, người có công với hơn 10.000 liệt sĩ, 1.600 thương, bệnh binh. Tính đến nay toàn huyện có 1.033 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, trong đó có 81 mẹ còn sống... 
Ông Nguyễn Tấn Bình, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Thăng Bình khẳng định: “Trong những năm qua, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có nhiều đóng góp vào hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”. Họ luôn sát cánh cùng địa phương phụng dưỡng, chăm sóc các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; tham gia xây nhà tình nghĩa; thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, người có công… Những việc làm ấy đã góp phần chia sẻ vợi bớt nỗi đau mất mát do chiến tranh để lại ”. 
Tuy nhiên, cũng chính bởi mảnh đất tập trung số lượng lớn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nên những góc khuất cũng bộc lộ rõ nét ở nơi này. Đơn cử, trong số 79 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống của huyện Đại Lộc (Quảng Nam), có những mẹ bị các đơn vị nhận phụng dưỡng (chủ yếu là các doanh nghiệp tại Hà Nội) bỏ quên nhiều năm qua không một lý do.
Đó là Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Đước, sinh năm 1927 (Xuân Nam, Đại Thắng, Đại Lộc), bị đơn vị nhận phụng dưỡng là Cty Bao bì Hồ Tây (Hà Nội) bỏ quên từ nhiều năm trước. Mẹ Đước có ba con trai là Phan Diễm, Phan Bảy, Phan Tám cùng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Riêng Mẹ bị địch bắn nát cánh tay phải khi đang nấu cơm tiếp tế cho bộ đội. 
Trước đây, Mẹ Đước được Cty Bao bì Hồ Tây (Hà Nội) nhận phụng dưỡng với mức 200.000 đồng mỗi tháng. Từ năm 2006, đơn vị ngừng phụng dưỡng và không nêu lý do, cũng chẳng thông báo với gia đình cũng như chính quyền địa phương. 
Chung hoàn cảnh với Mẹ Đước là Mẹ Đoàn Thị Ngật (sinh năm 1915, Thạnh Trung, Đại Chánh, Đại Lộc). Mẹ Ngật có con độc nhất là Đỗ Thế Ngật hy sinh. Khi ấy Mẹ phải nương tựa đứa cháu nội duy nhất là chị Đỗ Thị Ngân. Bố chị Ngân hy sinh khi chị còn nằm trong bụng mẹ, mấy năm sau mẹ của Ngân cũng đổ bệnh qua đời. Một mình Mẹ Ngật chăm bẵm, nuôi chị khôn lớn. Nhưng thật éo le, chị Ngân bị nhiễm chất độc da cam thường hay lên cơn co giật, rồi bị ung thư vú. 
Năm 1999, huyện Đại Lộc trích kinh phí bảy triệu đồng xây nhà tình nghĩa để Mẹ Ngật có nơi che mưa, che nắng.  Cty TNHH 1 Thanh Niên 18/4 (Hà Nội) nhận phụng dưỡng Mẹ Ngật từ năm 2007, đến tháng 7/2008 thì cắt đứt liên lạc. 
Một Bà mẹ Việt Nam Anh hùng khác cũng bị quên phụng dưỡng là Mẹ Lê Thị Sê sinh năm 1920 (Giảng Hòa, Đại Thắng, Đại Lộc). Mẹ cũng có một con độc nhất hy sinh năm 1965. Đơn vị nhận phụng dưỡng Mẹ Sê là Cty Cổ phần Vật phẩm và Văn hóa  Hà Nội, và dừng phụng dưỡng từ năm 2005. Ngày 12/1/2009, Cty Khai thác Công trình Thủy lợi Quảng Nam xin phụng dưỡng Mẹ Sê nhưng vừa hoàn thành thủ tục thì ngày 18/1 năm đó Mẹ Sê qua đời. 
Thực tế, “những đơn vị nhận phụng dưỡng các mẹ đều tự nguyện, không có văn bản cam kết cụ thể nên chúng tôi cũng khó quản lý. Nhiều đơn vị làm rất có trách nhiệm. Dịp lễ, tết họ đều về thăm hỏi, động viên các mẹ. Nhưng cũng có một số đơn vị chạy theo phong trào, chỉ phụng dưỡng được thời gian ngắn rồi bỏ”- ông Trương Văn Niên - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đại Lộc bày tỏ…
Có thể nói, trong sự mất mát chia lìa bởi chiến tranh, người mẹ nào chẳng đớn đau xé lòng khi nhận tờ giấy báo tử, dẫu biết chiến tranh nghiệt ngã sinh tử là điều không tránh khỏi, nhưng tình mẫu tử khiến nước mắt mẹ không còn để khóc những người con lần lượt ra đi, đi mãi mãi. 
Mẹ Nguyễn Thị Thứ
Mẹ Nguyễn Thị Thứ 
Thế nên, những đơn vị, tổ chức, cá nhân hãy đến với mẹ bằng tấm lòng biết ơn đúng nghĩa, bằng sự ấm áp, nghĩa tình chứ không phải sự rình rang, hình thức theo phong trào. Đừng nhận phụng dưỡng các mẹ chỉ để báo cáo thành tích để rồi bỏ rơi mẹ, để một lần nữa nước mắt mẹ lại phải chảy ngược vào trong. 
Và nếu các công ty, đoàn thể có sự thay đổi giám đốc thì cũng đừng vì thế mà vô cảm, có lý do lãng quên các mẹ, hoặc chí ít cũng phải báo lại để địa phương không bị động, tìm nơi chăm sóc cho các mẹ được chu đáo.
Hẳn ai cũng xúc động trước những tâm sự của một Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: “Quá nửa đời mẹ sống trong bom đạn, hòa bình rồi phải gương mẫu lao động xây dựng quê hương. Các con của mẹ hy sinh vì nước, vì dân cũng là để cho quê hương yên bình, no ấm. Đau thương, buồn tủi nhưng mẹ cũng rất tự hào”… 
Mất mát vì chiến tranh nhiều vô vàn song có lẽ sự mất mát của những bà mẹ là vết thương lòng khó lành nhất. Những người chồng, người con, người cháu của họ đã ra đi vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Mất mát ấy theo những người phụ nữ suốt cả cuộc đời. Trong cuộc chiến đấu, năm tháng cách mạng dân tộc, họ giấu những mất mát đau thương vào lòng. Khi hòa bình lập lại, họ chẳng còn gì riêng tư mà hy vọng. Tài sản lớn nhất là gia đình, những người chồng, người con nay đã không còn nữa. Những thương đau ấy, làm sao bù đắp được.  
Anh hùng Lê Mã Lương đã có cái nhìn rất sâu thẳm rằng, không ai hiểu chiến tranh hơn những người mẹ. Các mẹ là những anh hùng trên đất nước nhỏ bé này. Thật không khỏi chạnh lòng, cũng không thể đong đếm được hết những nỗi đau các mẹ phải gánh chịu để đất nước vinh danh. Không có sự vinh danh nào sánh được, cũng không có đau đớn nào lớn hơn. Và, danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” chỉ như một sự vinh danh nhỏ nhoi sau cuộc chiến tranh để dân tộc này, đất nước này nghiêng mình trước các mẹ tảo tần, giản dị mà vô cùng vĩ đại…

Tin cùng chuyên mục

Đại tá Nguyễn Văn Sơn (ở giữa) - Trung đoàn trưởng, bay buồng trước (Trung đoàn không quân 940) được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa ra ngoài. Ảnh: Trung đoàn 940.

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

(PLVN) - Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Đọc thêm

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 2: Phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ - 'khó nhiều bề'

Ban Chấp hành Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 9 thành viên. (Ảnh: Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội)
(PLVN) - Phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ rất quan trọng vì đây là lực lượng góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với xã hội qua các tác phẩm nghệ thuật. Thế nhưng, thực tiễn công tác phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ Thủ đô hiện nay và bản thân nhận thức, nỗ lực của lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô để đứng vào hàng ngũ của Đảng đôi khi vẫn là “hai đường thẳng song song”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia
Ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia
Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21-23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 1: Tự hào là người chiến sĩ trên 'mặt trận văn hóa'

Hà Nội có 97 tác phẩm xuất sắc được trao giải trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024. (Ảnh: CTV)
(PLVN) -  Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Lá thư Người gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951 đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)
(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.

Khẳng định vị thế quốc tế của Việt Nam trong giải quyết thách thức toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bàn làm chứ không bàn lùi

Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi.

Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại hội trường nghe các báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước và Nhân dân

Bác Hồ phát biểu tại kỳ họp thứ năm Quốc hội Khóa I ngày 20/9/1955. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Quốc hội nước ta được thành lập trong những năm chiến tranh chống xâm lược, do toàn dân tự do bầu cử, là đại biểu chân chính của nhân dân cả nước từ Bắc đến Nam. Đến nay, trước tình hình mới, nhiệm vụ mới, Quốc hội đã, đang cùng Nhân dân và Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia, đưa đất nước ta từng bước đủ “cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín” để “sánh vai với các cường quốc năm châu” .

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, tối 19/11 (theo giờ địa phương, sáng 20/11 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Las Americas, Thủ đô Santo Domingo, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader và Phu nhân.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ cuối: Quyết tâm và quyết tâm cao hơn nữa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Suy cho cùng, điều quan trọng nhất là chất lượng các đạo luật phải đáp ứng được yêu cầu kiến tạo để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hùng cường và thịnh vượng, hội nhập quốc tế sâu rộng. Trên tinh thần đó, chúng ta đã cố gắng, càng cố gắng hơn nữa, đã quyết tâm, càng phải quyết tâm cao hơn nữa.

longformKế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW

Kế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW
(PLVN) - Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về Tổng kết Nghị quyết 18- NQ/TW đã ban hành Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới , sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng đăng toàn văn Kế hoạch: