Đua nhau đeo nhẫn yểm bùa Thái Lan

Nhẫn Thái Lan được yểm bùa đang mà mặt hàng được giới trẻ săn lùng.
Nhẫn Thái Lan được yểm bùa đang mà mặt hàng được giới trẻ săn lùng.
(PLO) - Gần đây, giới trẻ đang “sốt” lên mốt đeo nhẫn yểm bùa với nhiều hình thù kì dị được cho là có xuất xứ từ Thái Lan. Người ta rỉ tai nhau rằng, nhẫn ấy được pháp sư Thái Lan yểm bùa nên có khả năng trừ tà và mang lại may mắn cho người đeo nó. Ấy thế nhưng, loại “bùa” tưởng chừng “độc” và hiếm ấy lại được bán tràn lan trên mạng xã hội. Nó phổ biến đến mức ai cũng có thể mua được.

Nhẫn yểm bùa gây xôn xao

Thực tế, chuyện đeo nhẫn yểm bùa Thái Lan để cầu may được xuất phát từ hàng loạt trào lưu rộ lên trước đó như: mua bùa yêu, búp bê yểm bùa. Theo tìm hiểu, nhẫn yểm bùa thường có nhiều hình thù kì lạ, chúng được khắc chữ Thái Lan nhỏ chi chít xung quanh.

Bạn Lê Thị Thanh Thảo (Hồ Tùng Mậu, Hà Nội) chia sẻ: “Mình thấy các bạn đeo nhẫn yểm bùa Thái Lan vừa phong cách lại vừa có ý giải trừ được xui xẻo nên cũng đang lùng mua. Thế nhưng, nghe nói không phải ai cũng chọn được cho mình nhẫn ưng ý vì hình thù của nó khá là kén người đeo”.

Cũng theo Thảo, nhẫn yểm bùa trừ ma quái đang bán trên thị trường thường hay xuất hiện trong các bộ phim ma Thái Lan nên nhiều người lùng sục mua và tạo nên trào lưu như vậy. Theo đó, càng nhiều lời đồn đoán về sự huyền bí và linh thiêng mà nhẫn yểm bùa mang lại thì thị trường mua bán lại càng sôi động. Cứ như vậy, chưa cần biết nhẫn Thái có yểm được bùa hay không nhưng hiện nay chúng đang là mặt hàng phụ kiện thời trang được săn đón nhất. 

Bạn Minh Tuyết, sinh viên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội bộc bạch: “Nhẫn bạc Thái rất đắt, đặc biệt là nhẫn gia công hoặc nhẫn có hình thù phức tạp. Mình không tin vừa nhẫn bạc Thái vừa được pháp sư yểm bùa cầu may mà có giá chỉ có vài, ba trăm nghìn. Nó quá rẻ với giá trị mà mọi người phong tặng cho nó”.

Đồng quan điểm về sự hoài nghi đó, bạn Mai Thanh Loan (khu chung cư G2, Trung Tự, Hà Nội) bày tỏ suy nghĩ: “Mình không nghĩ một sản phẩm tâm linh như các bạn quảng cáo lại được bày bán công khai và tràn lan như thế. Làm gì có pháp sư nào yểm một lúc hàng trăm, hàng nghìn cái nhẫn để bán  trong nước và nước ngoài. Mà được yểm dễ như vậy thì còn gì thiêng nữa. Chả hiểu sao các bạn vẫn tin và mua!”.

Chưa vội bình luận về chất lượng “cầu may” mà nhẫn yểm bùa Thái Lan mang lại, tuy nhiên có điều cần chú ý là mọi người không nên quá tin vào chất lượng bạc Thái Lan có giá quá rẻ. Bởi theo nhiều chuyên gia y tế, đeo trang sức, phụ kiện rẻ cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cẩn thận rước họa vào thân

Tìm hiểu về nhẫn Thái Lan yểm bùa, bạn Như Quỳnh - chủ cửa hàng bán đồ phụ kiện (Phủ Lý, Hà Nam) cho biết: “Tìm hiểu trên các website bán trang sức bạc của người Thái tôi được biết những chiếc nhẫn đấy là có thật, nhưng nó chỉ có sức mạnh khi các pháp sư làm phép. Và số lượng cực kì hiếm nên chuyện có bán trên thị trường Việt tràn lan như thế này là điều không thể”. 

Chủ cửa hàng này còn phân tích thêm, nhẫn Thái được rao bán trên mạng với giá 200.000 đồng đến 1 triệu đồng hầu hết đều là hàng gia công trong nước hoặc là hàng Trung Quốc làm nhái. Nhẫn chính hãng do các nghệ nhân Thái Lan làm từ bạc nguyên chất và có đính kèm các họa tiết khác như đá quý để tạo sự sang trọng nên giá của chúng không hề rẻ, thấp nhất cũng chục triệu đồng, thậm chí lên tới cả nghìn đô. Nếu khách hàng không tinh ý, mua phải sản phẩm rẻ tiền được gắn mác Thái thì không những mất tiền mà có khi còn rước bệnh vào người. Bởi với trang sức rẻ tiền, đeo lâu sẽ có thể khiến cho tay bị sưng tấy, thậm chí là lở loét vì dị ứng. 

Trao đổi với báo chí về vấn đề này , bác sỹ Đỗ Văn Thành, nguyên Phó trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: “Gần đây, tôi cũng nghe nói đến việc nhiều người tìm mua bạc Thái để phòng thân. Tuy nhiên, nếu may mắn mua được hàng chính hãng thì còn yên tâm, nếu mua phải trang sức rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Bởi trong các loại rẻ tiền chứa thành phần niken rất dễ gây dị ứng cho những ai có cơ địa kém. Đây là “thủ phạm” chính gây ngứa, mụn nước. Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa và thông thường các dị ứng kim loại thường dễ gặp vào mùa hè, nguyên do tiết trời nóng, mồ hôi ra nhiều thấm vào kim loại khiến da dị ứng. Tỉnh táo khi mua hàng cũng chính là bảo vệ mình tránh khỏi những rắc rồi”.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…