Dự án tai tiếng B6 Giảng Võ lại gây xôn xao vì “đổi chủ”

Sau 4 năm khởi công, dự án cải tạo chung cư cũ B6 vẫn chỉ dừng lại ở phần… đào móng
Sau 4 năm khởi công, dự án cải tạo chung cư cũ B6 vẫn chỉ dừng lại ở phần… đào móng
(PLO) - Những ngày qua, thông tin dự án cải tạo nhà B6 Giảng Võ “đổi chủ” – từ TCty 36 - Bộ Quốc phòng sang Cty Mefrimex khiến không ít người ngạc nhiên. Còn đối với nhiều cư dân nhà B6, thì đây không phải là một cái tên xa lạ.
Chung cư “lận đận”
Tọa lạc ngay bên hồ Giảng Võ, nhà tập thể B6 có vị trí vô cùng đắc địa ở Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều năm qua dự án cải tạo chung cư này vẫn “giẫm chân” tại chỗ. Sở hữu “đất vàng” mà cư dân thì phải đi ở nhà thuê, chủ đầu tư thì bỏ lỡ nhiều cơ hội. Từ một dự án được kỳ vọng, B6 Giảng Võ đã biến thành một dự án tai tiếng.
Trong một động thái mới nhất để giải quyết tình hình, UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận cho dự án cải tạo chung cư cũ B6 (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) được “đổi” chủ đầu tư. Theo đó, chủ mới của dự án là Cty CP Đầu tư và phát triển công nghệ (Mefrimex). Đây là lần “sang tay” thứ ba kể từ khi Hà Nội có chủ trương cải tạo khu tập thể này.
Dự án cải tạo chung cư cũ B6 Giảng Võ ban đầu được giao cho Cty CP ICT nghiên cứu lập dự án đầu tư từ năm 2004. Đến năm 2007, đơn vị này có văn bản báo cáo thành phố về tiến độ phá dỡ và đầu tư xây dựng lại. Tuy nhiên, suốt 5 năm, doanh nghiệp vẫn không thể đạt được sự thống nhất với người dân về mức độ đền bù khiến dự án không thể triển khai. 
Mâu thuẫn lợi ích giữa cư dân và Cty ICT chưa tìm được nút gỡ thì Cty Đầu tư xây lắp và thương mại 36 (Bộ Quốc phòng) “nhảy” vào và nhanh chóng chấp thuận mọi yêu cầu của người dân trong việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư… 100% hộ dân tại đây đã đồng ý bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để triển khai xây dựng. 
Tháng 7/2011, công trình được khởi công và dự kiến đến quý 1/2014 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, dự án B6 Giảng Võ đang tiến hành đào móng thì dừng lại vì chủ đầu tư không “cơ cấu” được bài toán lợi nhuận do dự kiến ban đầu xây 25 tầng, nhưng theo quy hoạch của thành phố thì “khu đất vàng” B6 Giảng Võ chỉ được xây tối đa 15 tầng. Đến nay, dự án cải tạo B6 Giảng Võ lại tiếp tục được thử thách với chủ đầu tư mới.
Chủ mới là ai?
Mefrimex được thành lập và đăng ký kinh doanh lần đầu vào tháng 5/2007, có trụ sở chính tại B7 Giảng Võ, phố Trần Huy Liệu, phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty này là đóng tàu, tư vấn thiết kế, giám sát công trình, lưu trú, vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản, thương mại hàng hóa… Mefrimex có vốn điều lệ 800 tỷ đồng.
Mefrimex đang triển khai một số dự án bất động sản trên địa bàn Hà Nội, đáng chú ý nhất là đầu tư xây dựng dự án nhà B7 Giảng Võ, diện tích 2.237,5m2, công trình cao 16 - 19 tầng, trong đó 4 tầng hầm để xe, tổng diện tích sàn 25.071m2. 
Ngoài ra, chủ đầu tư này thực hiện dự án khu du lịch sinh thái Đông Anh có quy mô khoảng 65 ha với tổng mức đầu tư khoảng 730 tỷ đồng; dự án khu công viên giải trí, sinh thái tại các phường Thạch Bàn, Cự Khối (quận Long Biên) có quy mô 202,55ha, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng chung và hệ thống công viên khoảng 1.000 tỷ đồng. 
Cách đây ít lâu, khi trên thị trường râm ran thông tin dự án B6 sẽ hợp khối với B7, nhiều người đã nghĩ đến vai trò của Mefrimex. Trên thực tế, nhiều cư dân nhà cũ B6 từng biết đến cái tên này, bởi vào khoảng tháng 8/2007, khi Cty ICT đang tiến hành “thương thảo” với người dân về việc thực hiện dự án, thì  một số hộ dân đã nhận được tờ photocopy công văn không có số của Cty Mefrimex nêu phương án cải tạo xây dựng nhà chung cư B6. Động thái này, với phần nội dung liên quan đến việc đền bù chênh lệch giữa các tầng nhà một cách phi lý, từng gây xáo động tâm lý người dân, khiến nhiều cư dân nhà B6 bất bình. 
Tuy nhiên, việc chủ đầu tư mới vốn là một “người cũ” cũng có thể là một tin mừng với dự án. Vì với sự quan tâm từ lâu như vậy, chắc rằng doanh nghiệp cũng đã có những toan tính chín muồi, cụ thể là cách giải bài toán lợi nhuận và chiều cao mà TCty 36 đã “bó tay”.
Hà Nội phải tạm dừng phát triển nhà ở thương mại khu vực nội đô
Trong văn bản chỉ đạo UBND TP. Hà Nội thực hiện các giải pháp phát triển thị trường bất động sản mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rõ không cho phép triển khai các dự án không tuân thủ pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, không phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở của Tp. Hà Nội và không có đủ điều kiện hạ tầng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu về dịch vụ đô thị; kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất, nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật.
Đặc biệt, từ nay đến hết năm 2015, Hà Nội phải tạm dừng phát triển nhà ở thương mại trong khu vực nội đô đối với các dự án chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư dự án; thực hiện rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới đã được chấp thuận, cho phép đầu tư trên toàn địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật, để xác định các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần điều chỉnh, các dự án tạm dừng, các dự án phải dừng. 
Hà Nội hiện còn khoảng 500 đồ án, dự án “treo” do nhiều lý do. Trong Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030 mới đây, Thủ tướng yêu cầu UBND TP. Hà Nội thực hiện kiểm tra, rà soát, phân loại các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới đã được chấp thuận, cho phép đầu tư để xác định các dự án phải điều chỉnh, dừng, tạm dừng hoặc tiếp tục được triển khai.
Thủy Linh 

Đọc thêm

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.