Dự án cầu Ghềnh: Chủ đầu tư “khen” nhà thầu, Cục Đường thủy nói gì?

Cục trưởng Hoàng Hồng Giang: “Các Cty CP quản lý bảo trì đường thủy nội địa có thể làm tốt việc này."
Cục trưởng Hoàng Hồng Giang: “Các Cty CP quản lý bảo trì đường thủy nội địa có thể làm tốt việc này."
(PLO) - “Tôi không biết chủ đầu tư chọn đâu ra đơn vị này, nhưng thực tế nhà thầu thiếu kinh nghiệm địa phương, công tác phối hợp với lực lượng chức năng trong điều tiết giao thông kém. Do đó, phải thay ngay vì sự an toàn, tiến độ của công trình”, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Hoàng Hồng Giang trả lời Báo PLVN ngày 6/5.

Tàu đứt dây cách 120m, vì sao không ngăn được?

Như tin đã đưa, sau khi xảy ra sự cố sập cầu Ghềnh hôm 20/3, rạng sáng 24/4 lại xảy ra sự cố sà lan đứt dây đâm va vào sà lan đang thi công ở khu vực trụ T1 cầu Ghềnh (Đồng Nai); vì thế, Bộ GTVT đã lệnh cho TCty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) phải thay thế ngay nhà thầu đang làm nhiệm vụ điều tiết đảm bảo an toàn giao thông đường thủy đoạn đang thi công công trình trên sông Đồng Nai.

Tuy nhiên, trả lời Báo PLVN sau khi nhận được thông tin trên, đại diện chủ đầu tư - ông Nguyễn Vũ Thành - Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực III (TCty ĐSVN) vẫn khẳng định: “Biên bản của Công an, Thanh tra giao thông lập sau khi xảy ra sự việc này không xác định được lỗi của đơn vị làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông thủy nói trên. Lỗi là do tài công điều khiển phương tiện. Gói thầu này trị giá chỉ vài tỷ đồng và trên thực tế, nhà thầu Công ty Chiến Thắng vẫn làm tốt công việc của mình”.

Cục trưởng Cục ĐTNĐ (Bộ GTVT) Hoàng Hồng Giang đã tỏ ý phản bác quan điểm của vị đại diện TCty ĐSVN rằng: “Tàu kéo đứt dây cách vị trí thi công tới 120m - một khoảng cách khá xa, nhưng đơn vị điều tiết đảm bảo giao thông không biết, chỉ đến khi xô va vào rồi mới hay. Trong tình huống này, lẽ ra “anh” phải biết và phải chủ động phát tín hiệu hoặc lao ra ngăn chặn ngay. Điều đó cho thấy nhà thầu đang làm nhiệm vụ ở đây không có kinh nghiệm, không thông thạo địa bàn” .

Theo đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giao thông đường thủy, không làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thi công cầu Ghềnh. Bộ GTVT yêu cầu TCty ĐSVN phải khẩn trương thay thế nhà thầu đang thực hiện công tác điều tiết đảm bảo giao thông đường thủy hiện nay; đồng thời lựa chọn và chỉ định một đơn vị khác có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm về điều tiết đảm bảo an toàn giao thông đường thủy tại khu vực sông Đồng Nai trong quá trình triển khai dự án.

“Công an nói không phối hợp với ông này...”

Trả lời câu hỏi vì sao đại diện chủ đầu tư đánh giá nhà thầu “vẫn làm tốt” mà Cục ĐTNĐ vẫn nằng nặc đề xuất thay, Cục trưởng Giang chứng minh: “Thông thường, một trạm điều tiết trên sông - đơn vị đảm bảo an toàn ngoài việc bố trí phương tiện, nhân lực điều tiết còn phải phối hợp với lực lượng Thanh tra, Cảnh sát giao thông đường thủy địa phương. Tuy nhiên, nhà thầu hiện tại thực hiện công tác chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng rất kém”.

“Thực tế, sà lan va vào không gây ảnh hưởng gì nhiều, đặc biệt không ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Còn trên sông, đơn vị đảm bảo giao thông hay chúng tôi thì làm sao mà kiểm tra được các phương tiện đi lại, bằng lái của người điều khiển phương tiện...? Nhưng việc như thế phải là Công an, Thanh tra giao thông mới có thẩm quyền chứ”, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực III thắc mắc.

Trong khi đó, sáng qua (6/5) trao đổi với PLVN, ông Hoàng Hồng Giang vẫn nhấn mạnh: “Tôi khẳng định trước hôm xảy ra sự cố xô va (24/4), công tác phối hợp giữa đơn vị làm công tác đảm bảo an toàn với lực lượng chức năng là rất kém. Theo anh em báo cáo về thì Công an thủy ở Đồng Nai nói họ không phối hợp với ông này (nhà thầu đang làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn đường thủy - PV)”.

Nguồn tin trên còn cho biết, cũng trong hôm qua, các cơ quan liên quan đã có cuộc họp bàn về dự án này và cùng thảo luận về quyết định có hay không việc “thay ngựa giữa dòng” sau sự cố hôm 24/4. “Bên tôi có anh Duy - Cục phó dự họp, và chúng tôi vẫn chỉ đạo bảo lưu quan điểm phải thay thế nhà thầu để đảm bảo mục tiêu an toàn tuyệt đối cho công trình “về đích” đúng tiến độ. Bởi đã xảy ra sự cố sập cầu một lần rồi, thiệt hại quá lớn rồi mà không khắt khe khâu an toàn thì cực kỳ nguy hiểm, tai nạn đường thủy nhiều khi chỉ xảy ra trong một tích tắc”, Cục trưởng Giang nói.

Đọc thêm

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.