Dự án BOT thua lỗ, giờ xử lý thế nào?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thay mặt Chính phủ báo cáo việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa 14 về giám sát chuyên đề trong lĩnh vực GTVT. Một vấn đề tất cả cùng quan tâm, là với một số dự án BOT ngành Giao thông mà DN thua lỗ, giờ xử lý ra sao?

Theo báo cáo, những năm qua, hầu hết dự án BOT giao thông có doanh thu thấp, không đủ bù đắp chi phí, trả lãi vay tín dụng. Nhà đầu tư phải dùng vốn tự có để bù đắp dòng tiền thiếu hụt. Sau đại dịch COVID-19, DN BOT không còn vốn tự có để trả lãi vay, gây nợ xấu cho tổ chức tín dụng.

Trong 54 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý, đến 2022 chỉ có 7 dự án đạt doanh thu cao hơn so với hợp đồng, 43 dự án đạt 30 - 100% và 4 dự án đạt dưới 30%. Riêng năm 2022 có 41 dự án đạt 30 - 100% và 7 dự án doanh thu dưới 30%. Trong đó có 8 dự án bị thua lỗ do không được thu phí hoặc sụt giảm mạnh doanh thu.

Bộ đã đàm phán với nhà đầu tư, ngân hàng bố trí vốn nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư, chấm dứt hợp đồng trước hạn với 5 dự án; sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn nhà nước đối với 3 dự án. Dự kiến, nguồn vốn nhà nước để xử lý 8 dự án BOT thua lỗ khoảng 10.340 tỷ đồng.

Sẽ có 5 dự án dự kiến chấm dứt hợp đồng BOT trước hạn; 3 dự án dự kiến sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn nhà nước. Theo Bộ GTVT, việc đàm phán vẫn gặp vướng mắc. Có nhà đầu tư ban đầu thống nhất giải pháp bổ sung vốn nhà nước không quá 49% tổng mức đầu tư để tiếp tục hợp đồng, nhưng sau đó lại thay đổi quan điểm và đề nghị chấm dứt hợp đồng BOT trước thời hạn. Có nhà đầu tư sẵn sàng chia sẻ 50% tỷ suất lợi nhuận nhưng một số chỉ chấp thuận chia sẻ nếu ngân hàng chấp thuận chia sẻ tối đa, giảm thiểu lãi suất vốn vay. Trong khi đó, các ngân hàng chỉ cam kết theo hướng sẻ chia sẻ với Nhà nước, nhà đầu tư, không đưa ra mức cụ thể.

Còn nhớ, BOT từng một thời khiến dư luận “sốt xình xịch”. Giai đoạn 2005 - 2020, khi một số tuyến QL hư hỏng, Bộ GTVT đã huy động khoảng 247.570 tỷ đồng đầu tư 72 dự án hạ tầng theo hình thức BOT, trong bối cảnh ngân sách nhà nước khó khăn. Các dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Nhưng cũng cần nhớ, một số dự án có một số điểm bất hợp lý, bị người dân phản đối quyết liệt, buộc phải có một số thay đổi.

Theo hợp đồng ký kết, Nhà nước sẽ hỗ trợ, chia sẻ rủi ro khi dự án đạt doanh thu thấp, song vướng mắc của một số dự án chưa được giải quyết. Trả lời chất vấn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng GTVT nói một số dự án BOT thua lỗ do thực tế phát sinh, không phải lỗi nhà đầu tư. Ví dụ, khi một cao tốc khánh thành, dự án BOT trên QL đi song song bị giảm tới 83% doanh thu do phương tiện chọn đi cao tốc.

Trước tình hình đó, Bộ GTVT cho biết sẽ tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng để xác định mức chia sẻ của các bên, bảo đảm nguyên tắc “hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro”. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nhà đầu tư dự án BOT cũng là DN, làm ăn kinh doanh còn dựa trên nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu”; không nên khi kinh doanh tươi tốt lợi nhuận nhiều thì im lặng, khi thua lỗ thì đổ lỗi. Các bên cần đàm phán thương lượng bám chặt nguyên tắc “hài hòa, chia sẻ” như vậy thì mới ra lối thoát cho các dự án BOT thua lỗ.

Tin cùng chuyên mục

TS. Khuất Việt Hùng cho rằng tỷ lệ TNGT liên quan xe máy chiếm khoảng 60% tổng số vụ TNGT đường bộ. (Ảnh: Văn Sơn)

Hội thảo bàn giải pháp an toàn giao thông với xe máy

(PLVN) - Hôm qua (4/11), tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (CL&PTGTVT, Bộ GTVT) phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số cơ quan tổ chức hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm".

Đọc thêm

Kỳ vọng taxi bay

Ảnh minh họa
(PLVN) -  UBND một tỉnh tại miền Trung vừa có một đề xuất gây chú ý dư luận, khi có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương để UBND tỉnh này xây dựng đề án thí điểm taxi bay hoạt động trên địa bàn.

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt
(PLVN) - Sau nhiều năm giữ nguyên giá, UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 01/11/2024. Với những tuyến có cự ly từ 40km trở lên, giá vé sẽ tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

Nâng cao văn hóa giao thông bằng chế tài và giám sát

Tài xế xe bồn chạy ngược chiều trong đường dân sinh ở Củ Chi. (Ảnh: A.X)
(PLVN) - Thực trạng tài xế chạy ẩu, phạm luật là vấn đề “nhức nhối” của toàn xã hội. Hệ lụy đằng sau nó là những vụ tai nạn nghiêm trọng, là sự tang thương, mất mát cho biết bao gia đình. Để ngăn chặn tình trạng này, cần có sự giám sát hiệu quả và xử lý nghiêm bằng chế tài.

Chuẩn bị xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024

Chuẩn bị xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024
(PLVN) - Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông vận tải) vừa ban hành quyết định về việc ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ, theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp.

Cục Đăng kiểm yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống tiêu cực tại các Trung tâm Đăng kiểm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) cho biết, thời gian qua nhận được một số phản ánh về việc một số đăng kiểm viên (ĐKV), nhân viên nghiệp vụ một số TTĐK gợi ý, xin tiền bồi dưỡng của chủ xe khi đưa phương tiện đến kiểm định; gợi ý chủ xe phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trong khi phương tiện vẫn có bảo hiểm, hoặc gợi ý mua nối tiếp thời gian không đúng quy định. Nếu chủ xe không mua thì gây khó dễ bằng cách kéo dài thời gian trả kết quả kiểm định.