TP HCM muốn làm dự án BOT trên đường hiện hữu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong công văn vừa gửi Sở KH&ĐT liên quan hoàn thiện cơ chế đặc thù ở dự thảo thay thế Nghị quyết 54, Sở GTVT TP HCM đề xuất được áp dụng trở lại hợp đồng BOT với dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu, thay vì chỉ những công trình mới.

Nếu được chấp thuận, ngành giao thông TP sẽ tập trung làm trước một số dự án mở rộng QL, đường kết nối liên vùng để khơi thông các cửa ngõ.

Trong đó, QL13 đoạn qua địa phận Thủ Đức dự kiến mở từ 19m lên 40-60m, kinh phí ước tính gần 12.200 tỷ. QL1 đoạn từ An Lạc đến ranh tỉnh Long An, cũng được mở rộng từ 19m lên 52m, tổng vốn gần 12.900 tỷ đồng. Tại cửa ngõ phía Tây Bắc, QL22 từ ngã tư An Sương đến Vành đai 3 sẽ mở lên gần 40m, xây hai cầu vượt, kinh phí khoảng 1.200 tỷ đồng.

Ngoài ba tuyến QL trên, Sở GTVT đề xuất xem xét áp dụng hình thức BOT tại các dự án khác như: xây hoàn chỉnh và kéo dài trục Đông - Tây về phía Nam, nối ra Vành đai 3 (dài 9,7km, tổng vốn 13.837 tỷ đồng); trục Bắc - Nam (đường Âu Cơ - Khu công nghiệp Hiệp Phước) dài gần 27km, mở rộng lên 40-60m, tổng vốn 54.200 tỷ; đường song song QL50, dài 5,8km, rộng 40m, kinh phí dự kiến hơn 3.800 tỷ đồng.

Báo Vnexpres dẫn lời ông Trần Chí Trung, Trưởng phòng KH&ĐT (Sở GTVT), nói đề xuất trên đưa ra trong bối cảnh nhiều trục đường chính, khu vực cửa ngõ và các tuyến QL qua địa bàn chậm mở rộng theo quy hoạch vì thiếu vốn. Điều này khiến ùn tắc thường xuyên xảy ra, kìm hãm nhu cầu kết nối giao thông, kinh tế giữa TP và khu vực lân cận.

"Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, lĩnh vực giao thông ở TP được bố trí hơn 52.700 tỷ đồng. Mức này dù được ưu tiên, song đáp ứng chưa đến 20% nhu cầu vốn, dẫn đến rất khó triển khai các dự án trên", ông Trung nói và cho rằng việc áp dụng hình thức BOT tại các công trình mở rộng, nâng cấp đường hiện hữu sẽ góp phần tăng khả năng huy động vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư, giảm gánh nặng cho ngân sách.

Đại diện Sở GTVT cũng cho biết cơ chế trên được đề xuất thí điểm trước ở TP HCM. Nếu triển khai hiệu quả sẽ là mô hình để tính toán nhân rộng, cũng như làm cơ sở cho việc cập nhật, điều chỉnh ở Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Thực tế, các hình thức BOT hoặc BT (xây dựng - chuyển giao) trước đây áp dụng đầu tiên ở TP HCM, sau đó nhân rộng ra cả nước khi nhiều công trình đem lại hiệu quả.

Dưới góc nhìn chuyên gia, một TS thuộc ĐH Bách khoa TP HCM, nói hệ thống giao thông ở TP được quy hoạch đủ các loại hình, song việc triển khai quá chậm. Yêu cầu phát triển ngày càng lớn nhưng ngân sách hạn hẹp, địa phương lại thiếu cơ chế thu hút thêm nguồn lực, ảnh hưởng lớn tiến độ các dự án. Vì vậy hình thức BOT khi được áp dụng ở các dự án nâng cấp, mở rộng đường giúp TP thêm cơ hội phát triển.

Chuyên gia cũng cho rằng BOT là hình thức quan trọng thu hút vốn tư nhân đầu tư hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, quá trình triển khai ở một số dự án phát sinh các bất cập, tiêu cực, nên các quy định thời gian qua được siết lại để tránh gây hệ luỵ. "Việc áp dụng loại hợp đồng này ở các công trình hiện hữu cần có giải pháp quản lý chặt từ pháp lý đến lúc thực hiện, kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả đầu tư cũng như hài hoà lợi ích của người dân, doanh nghiệp làm dự án và ngân sách Nhà nước", ông nói.

TP HCM đã triển khai 7 dự án BOT, gồm cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn một) đã kết thúc thu phí hoàn vốn. Ba dự án khác đang thu phí, gồm BOT An Sương - An Lạc, cầu Phú Mỹ, mở rộng xa lộ Hà Nội và QL1. Một dự án sắp thu phí là đường nối tuyến Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu. Hai dự án đang làm thủ tục dừng hợp đồng, gồm: đường nối Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP HCM - Trung Lương và cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn hai).

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.