Dòng chảy" chia rẽ châu Âu

“Dòng chảy phương Bắc 2” đi vào hoạt động sẽ tăng gấp đôi khối lượng khí đốt cung cấp cho Đức, lên 110 tỷ m³/năm.
“Dòng chảy phương Bắc 2” đi vào hoạt động sẽ tăng gấp đôi khối lượng khí đốt cung cấp cho Đức, lên 110 tỷ m³/năm.
(PLO) - Dự án “Dòng chảy phương Bắc” mở rộng, tức “Dòng chảy phương Bắc 2” giữa Nga và các nước châu Âu đang đứng trước nguy cơ phải chấm dứt khi mới đây, lãnh đạo 8 nước châu Âu đã gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nhằm phản đối việc mở rộng tuyến đường ống dẫn khí đốt này vì cho rằng việc thực hiện dự án có thể dẫn đến bất ổn địa chính trị. 

Như vậy, vấn đề năng lượng giữa Nga và các nước châu Âu vốn nhiều trắc trở lại thêm một lần nữa vấp phải những khó khăn.

Dự án đầy tham vọng

Nga từ lâu đã được biết đến là nước có tiềm năng kinh tế rất lớn, đặc biệt có nguồn năng lượng vào hàng lớn nhất thế giới, chiếm tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt đã được phát hiện của toàn thế giới. Xuất khẩu dầu lửa và khí đốt ngày càng trở nên quan trọng và đóng góp tới 50% ngân sách của Nga. Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những bạn hàng lớn tiêu thụ khí đốt hàng đầu của Nga, chiếm tới 25% lượng khí đốt của nước này. 

Trước đây, kể từ sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Liên bang Nga vấp phải khó khăn, đó là khí đốt xuất khẩu của Nga sang các thị trường châu Âu phải đi qua những nước trung chuyển thuộc Liên Xô (cũ) là Belarus và Ukraine. Trong lịch sử, hai quốc gia nghèo năng lượng này đã nhiều lần can thiệp vào việc xuất khẩu khí đốt của Nga, không ngần ngại khóa đường ống dẫn khi qua những nước này để gây sức ép mỗi khi có tranh chấp bùng lên với nước Nga láng giềng. 

Năm 2009, để trả đũa Công ty Gazprom của Nga nâng giá bán khí đốt, Ukraine đã từng chặn đường trung chuyển khí đốt Nga bán sang EU, làm cho 18 nước khách hàng Tây Âu của Nga lâm vào tình thế khó khăn đúng vào lúc cần khí đốt để sưởi vào mùa đông. 

Trong bối cảnh đó, xây dựng một đường ống vận chuyển khí đốt sang châu Âu mà không phải quá cảnh qua một nước nào luôn là mục tiêu lớn của Nga, nhất là sau các cuộc khủng hoảng khí đốt với Ukraine. Và giải pháp hiệu quả nhất mà Nga lựa chọn chính là Dự án đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Bắc” dài hơn 1.200km, trị giá 7,4 tỉ euro, đặt ngầm ở đáy biển Baltic, đi từ Babayevo thuộc tỉnh Vologde của Nga đến thẳng Đức và châu Âu. 

“Dòng chảy phương Bắc”

Đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc” được chính thức đưa vào vận hành ngày 8/11/2011 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2012. Khi đi vào hoạt động, “Dòng chảy phương Bắc” cung cấp cho thị trường Tây Âu khoảng 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Với công suất này, đường ống “Dòng chảy phương Bắc” không những cung cấp đủ khí đốt cho Ðức mà còn giúp Ðức có thêm nguồn thu từ phí trung chuyển khí đốt sang các nước châu Âu khác. 

Sự ra đời của “Dòng chảy phương Bắc” ngay lập tức đã giúp Nga và các khách hàng Tây Âu của Nga tránh được tình trạng nguồn năng lượng này bị tắc nghẽn do những tranh chấp lặp đi lặp lại giữa Nga và Ukraine trước đó. Vì lẽ đó, dự án “Dòng chảy phương Bắc” khi được đưa vào hoạt động đã đánh dấu tầm quan trọng chiến lược, giúp Nga bảo đảm cam kết về an ninh năng lượng cho châu Âu; đồng thời khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng của xứ sở Bạch Dương ở khu vực này. 

Sau khi dự án “Dòng chảy phương Bắc” đi vào vận hành,  tháng 9/2015, Nga, Đức và các đối tác châu Âu đã ký thỏa thuận bắt tay xây dựng tiếp dự án “Dòng chảy phương Bắc” mở rộng, tức “Dòng chảy phương Bắc 2” nhằm xây dựng một nhánh đường ống dẫn khí đốt khác cũng chạy từ Nga, đi ngầm dưới biển Baltic sang Đức và không qua lãnh thổ Ukraine. Nếu nhánh thứ 2 này đi vào hoạt động, dự kiến sẽ tăng gấp đôi khối lượng khí đốt cung cấp cho Đức, lên 110 tỷ mét khối/năm. Các đối tác ký kết hợp đồng này với Nga là một loạt tập đoàn năng lượng của Tây Âu như E.ON và Wintershall của Đức, Shell của Anh - Hà Lan, OMV của Áo và ENGIE của Pháp.

Đường đi của “Dòng chảy phương Bắc”.
Đường đi của “Dòng chảy phương Bắc”.

Nối lại “Dòng chảy phương Nam”

Trong một động thái liên quan, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 18/3 cho biết, cần “xem xét chi tiết” tuyên bố trước đó cùng ngày của Đại sứ EU tại Nga Vygaudas Usackas rằng Brussels sẵn sàng thảo luận đề xuất khôi phục dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Nam”. 

Ông Peskov nói rằng dự án “Dòng chảy phương Nam” đã bị đình hoãn do quan điểm của Ủy ban Châu Âu (EC) và hiện cơ quan này vẫn chưa thay đổi quan điểm. Trước đó, Đại sứ Usackas tuyên bố EU sẵn sàng thảo luận “các đề xuất cụ thể” nếu có, để khôi phục dự án “Dòng chảy phương Nam”. Ông Usackas cho rằng do EU không phải là bên ngừng thực hiện dự án nên họ không phải khôi phục dự án. Ông Usackas cũng nói trong trường hợp được nối lại, dự án phải tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp lý của EU. Ngày 16/3, đại diện thường trực của Nga tại EU Vladimir Chizhov thừa nhận khả năng khôi phục “Dòng chảy phương Nam”. Ông cho biết: “Theo quan điểm khách quan, theo quan điểm về nhu cầu của châu Âu đối với khí đốt Nga, triển vọng này là có”. 

Tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Nam” có công suất chuyển tải thiết kế 63 tỷ mét khối khí đốt, đi ngầm dưới biển Đen, từ trạm nén khí Beregovaya ở Nga đến bờ biển Bulgaria. Việc hủy bỏ dự án được Nga công bố ngày 1/12/2014. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, nguyên nhân của quyết định này là do quan điểm của EU dường như đã buộc Bulgaria đình chỉ dự án trên phần lãnh thổ nước này.

Bị phản đối

Sau khi các thông tin về dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” được công bố, Ba Lan, Slovakia và 7 nước Đông Âu khác đã kịch liệt lên tiếng phản đối dự án này.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU diễn ra hồi tháng 10/2015, dự án mở rộng “Dòng chảy phương Bắc 2” đã dẫn tới những tranh luận gay gắt khi Thủ tướng Italia Matteo Renzi cáo buộc Đức vì ủng hộ dự án này nên đã vi phạm các lệnh trừng phạt Nga mà EU đưa ra. Theo lập luận của các nước Đông Âu, dự án này của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cũng như đem đến “những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu”. Mặc dù là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong EU nhưng Đức lại phớt lờ lợi ích các nước thành viên ở Đông Âu, đặt lợi ích cá nhân mình lên cao hơn việc đảm bảo an ninh năng lượng cho các nước Đông Âu.

Tuy nhiên, Chủ tịch EC Jean-Claude Junker đã bác bỏ lập luận này của các nước Đông Âu và cho rằng dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” chỉ đơn thuần là dự án thương mại chứ không liên quan đến các vấn đề chính trị. Một quan chức ngoại giao Đức cũng khẳng định dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” là một dự án doanh nghiệp mà chính phủ Đức không tham gia vào.

Nhưng bất chấp những lời khẳng định đó, mới đây nhất ngày 17/3, lãnh đạo 8 nước châu Âu (Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Ba Lan, Slovakia, Romania và Litva) vẫn tiếp tục gửi thư cho Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker phản đối dự án mở rộng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc”. Những nước phản đối “Dòng chảy phương Bắc 2” cho rằng dự án này có thể gây ra “những hậu quả bất ổn địa chính trị tiềm tàng”, việc thực hiện dự án càng làm tăng sự phụ thuộc của EU vào nguồn năng lượng Nga, đồng thời “có thể tạo ra những rủi ro nhất định đối với an ninh năng lượng tại khu vực Trung và Đông Âu”.

Theo những nước này, việc mở rộng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc” sẽ tác động mạnh tới sự phát triển của thị trường khí đốt và lộ trình trung chuyển khí đốt trong khu vực, đặc biệt là qua Ukraine. Do đó, các nước này đã yêu cầu hủy dự án này. 

Hồi tháng 2, báo Đức Deutsche Welle cho biết, 14 dự án năng lượng dự kiến sẽ được EC thực thi nhằm giảm sự phụ thuộc của EU vào khí đốt Nga. Theo đó, cơ sở hạ tầng truyền dẫn khí đốt hiện có của EU sẽ được bổ sung thêm một số tuyến đường ống dẫn khí đốt mới, mà trước hết là khởi động 6 dự án ở các nước Baltic và khu vực Đông Nam Âu, vốn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung khí đốt của Nga. Ví dụ, các nước Estonia, Latvia, Litva và Phần Lan sẽ kết nối với mạng đường ống toàn châu Âu. Hungary có kế hoạch để xây dựng một tuyến đường ống dẫn từ Croatia, đồng thời Bulgaria và Romania sẽ nhận khí đốt từ Hy Lạp. Ngoài ra còn có hai dự án nhằm cải thiện nguồn cung khí đốt giữa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp.

EC đã xác định tất cả các phương án trong khuôn khổ chiến lược về tiếp nhận, vận chuyển và lưu trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng, là một phần của khái niệm an ninh năng lượng châu Âu. EU đề xuất 9 nước đóng vai trò như “các khu vực năng lượng”, trong trường hợp khủng hoảng, có thể cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các nước láng giềng EU.

Hiện 1/3 nhu cầu khí đốt của EU được đảm bảo bằng nguồn cung khí đốt từ Nga. Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích cho rằng, dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” trong thời gian tới sẽ tiếp tục là nguyên nhân gây chia rẽ các nước châu Âu.

Đọc thêm

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.

Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong - Nha Trang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đánh giá kỹ đề xuất thu hẹp phạm vi dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tác động việc bỏ áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất và việc thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải pháp nào để thu hút, 'giữ chân' nhân tài cho Thủ đô?

Nhiều đại biểu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài. (Ảnh minh họa: Q.Vinh)
(PLVN) - Rất nhiều ý kiến đồng thuận cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có việc bổ sung nội dung riêng Điều 16 trong dự thảo Luật về “Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, mà Luật Thủ đô năm 2012 chưa có. Đồng thời, các ý kiến đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thu hút, “giữ chân” nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).
(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc trong ký ức một Anh hùng xe tăng

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng cùng những người lính xe tăng Lữ đoàn 206 QK4. (Ảnh: BLL Lữ đoàn 273).
(PLVN) - Tôi hỏi ông, ngày cuối cùng của chiến tranh với ông thế nào? Ông nói: “Sau khi chiếm được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu địch, chúng tôi ôm chầm lấy nhau hò reo phấn khởi, nước mắt chảy quanh vì vui sướng. Sau đó, tôi ngồi một mình trên xe tăng nghĩ về đồng đội đã hy sinh, về bố mẹ, anh chị em. Và việc tôi nghĩ nhiều nhất là sau này mình sẽ làm gì”...

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.