Đồng bằng Sông Cửu Long: Phát triển điện từ bã mía, rơm rạ

Mỗi năm nhu cầu điện năng của Việt Nam tăng trên 11%
Mỗi năm nhu cầu điện năng của Việt Nam tăng trên 11%
(PLO) - Khó phát triển thủy điện, nhiệt điện trong khi nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao, đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tính đến sản xuất điện sinh khối từ bã mía, rơm rạ.

Nhiều tiềm năng

ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành; chiếm 13% diện tích và khoảng 20% dân số cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng này luôn cao hơn so với cả nước trong những năm gần đây (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Đi đôi với sự phát triển năng động và mạnh mẽ của kinh tế thì nhu cầu sử dụng điện năng của ĐBSCL cũng ngày càng cao.

Thế nhưng đây lại là vùng khó phát triển nguồn điện năng nhất so với cả nước: các dòng sông không có độ dốc để làm thủy điện; không có nguồn than tại chỗ để phát triển nhiệt điện; làm điện từ dầu, khí khiêm tốn; điện từ gió, năng lượng mặt trời tốn kém và công suất thấp. Trong bối cảnh đó, phát triển điện sinh khối từ bã mía, rơm rạ, trấu, gỗ được vùng này lưu ý phát triển.

ĐBSCL có nhiều lợi thế về tài nguyên để phát triển điện sinh khối. Cụ thể, đây là vùng đồng bằng trồng lúa lớn nhất cả nước, với diện tích chiếm 47% toàn quốc. Rơm rạ, trấu từ trồng lúa dồi dào để sản xuất điện. Ngoài ra, đây cũng được coi là vựa mía của cả nước, nơi có nhiều nhà máy mía đường công suất lớn hoạt động. Bã mía trở thành nguyên liệu sẵn có để sản xuất điện.

Từ thực tế trên, Bộ Công thương đã quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện sinh khối vùng đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2020, xét đến năm 2030. 

Theo Bộ Công thương, giai đoạn đến 2020 sẽ ưu tiên và hỗ trợ phát triển các nguồn điện sinh khối nhằm cung cấp bổ sung cho lưới điện khu vực ĐBSCL. Giai đoạn từ 2021 đến 2030 sẽ tập trung khai thác một lượng lớn các nguồn điện sinh khối trong vùng một cách có hiệu quả, theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, việc phát triển điện sinh khối sẽ gắn với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường.

Khi nguồn điện sinh khối được đưa vào hoạt động, công suất điện của vùng sẽ được nâng lên đáng kể, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch, đảm bảo an ninh năng lượng.

Khả năng cung cấp 304MW/năm

Bã mía, trấu, rơm rạ trở thành những nguồn nguyên liệu chủ đạo để phát triển điện sinh khối. Theo đó, công suất lắp đặt từ các nguồn này sẽ vào khoảng 214MW giai đoạn đến 2020 và nâng lên 304MW giai đoạn từ 2021 đến 2030. Cụ thể, đến 2020, điện từ bã mía là 50MW, trấu là 140MW, gỗ là 24MW. Đến 2030, điện từ bá mía là 30MW, trấu là 150MW, gỗ 44MW, rơm rạ là 80MW. 

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho điện sinh khối, Bộ Công thương định hướng phát triển vào việc tập trung khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn trấu cho sản xuất điện; trú trọng khai thác nguồn bã mía tại các nhà máy đường; trồng cây năng lượng tại các tỉnh có tiềm năng…

Cũng theo quy hoạch của Bộ Công thương, với các nhà máy quy mô công suất dưới 20MW trở xuống sẽ đấu nối vào lưới phân phối 22kV hoặc 35kV của khu vực. Với các nhà máy trên 20MW sẽ đấu nối vào lưới 110kV.

Nhu cầu vốn đầu tư để triển khai trong toàn bộ quy hoạch vào khoảng 11.400 tỷ đồng. Trong đó, vốn để đầu tư vào điện từ bã mía khoảng 667 tỷ đồng, từ trấu 5.744 tỷ đồng; từ gỗ năng lượng 1.716 tỷ đồng; từ rơm rạ là 3.336 tỷ đồng. Như vậy, việc đầu tư sản xuất điện từ trấu và rơm rạ tốn nhiều kinh phí hơn so với sản xuất từ bã mía, gỗ. Tuy nhiên, trấu là nguyên liệu có khả năng sinh ra điện cao nhất so với các nguyên liệu còn lại.

Theo những người am hiểu về điện, tổng số vốn hơn 11.000 tỷ đồng là rất lớn, nhưng so với đầu tư một dự án điện thì đây là mức đầu tư trung bình nếu so với công suất. Ví dụ đầu tư thủy điện Lai Châu khoảng 36.000 tỷ đồng, công suất 1.200MW. Do vậy, đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng để có khoảng 400MW là có thể chấp nhận.

Nguồn vốn để thực hiện điện sinh khối ĐBSCL được quy hoạch huy động từ các tổ chức, thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Trong đó Bộ Công thương lưu ý, ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA và các nguồn vay song phương khác của nước ngoài. 

Cần đẩy mạnh triển khai điện sinh khối

Hiện nay mỗi năm Việt Nam tăng hơn 11% nhu cầu sử dụng điện năng. Nhằm đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt thì bắt buộc công suất điện phải được tăng lên hàng năm. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, tiềm năng thủy điện gần như đã khai thác cạn kiệt; nhiệt điện than dù ảnh hưởng đến môi trường nhưng vẫn phải được ưu tiên phát triển nhưng than, dầu, khí là tài nguyên có hạn, khai thác ngày càng khó khăn; điện mặt trời, gió tốn nhiều kinh phí, hiệu quả thấp; điện hạt nhân vừa được Quốc hội 14 cho dừng phát triển. 

Trong bối cảnh đó, điện sinh khối được cho là giải pháp tốt để phát triển điện, đặc biệt là ở khu vực ĐBSCL. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng cần đẩy mạnh triển khai điện sinh khối để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội.

Đọc thêm

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.