Độc đáo ngôi làng có 3 di sản thế giới được vinh danh

Nhà thờ Nguyễn Huy Tự (Ảnh: Dòng họ Nguyễn Huy cung cấp).
Nhà thờ Nguyễn Huy Tự (Ảnh: Dòng họ Nguyễn Huy cung cấp).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) là ngôi làng cổ duy nhất ở Việt Nam có 3 di sản được ghi danh là Di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng hoa sứ trình đồ, làng Trường Lưu lại tự hào khi có thêm di sản tư liệu thế giới thứ 3 là Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu.

Dòng họ khoa bảng

Nói đến làng Trường Lưu phải nói đến dòng họ Nguyễn Huy, nơi có những đóng góp to lớn của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, danh nhân Nguyễn Huy Tự, danh nhân Nguyễn Huy Hổ trên các lĩnh vực.

Nguyễn Huy Oánh tên húy là Xuân, hiệu là Lựu Trai, tự Kính Hoa, sinh ngày 17 tháng Chín năm Quý Tỵ (1713). Năm Nhâm Tý (1732), Nguyễn Huy Oánh đỗ đầu thi Hương. Năm 1744, ông nhận chức Tri huyện huyện Cảnh Thuần. Năm 1747, được thăng chức Tri phủ phủ Trường Khánh. Năm 1748, Nguyễn Huy Oánh đỗ Đình nguyên Thám hoa.

Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Huy Oánh được giao giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình. Năm 1749, ông làm Tham mưu đạo Thanh Hoa, năm 1750 làm Hiệp đồng đạo Nghệ An. Năm 1753, ông được cử làm Đề điệu Khâm sai các trường thi Hương ở hai xứ Hải Dương và Yên Quảng. Năm Ất Dậu 1765, ông được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh, trong chuyến đi này, ông soạn bộ Hoàng Hoa sứ trình đồ, đã được ghi danh là Di sản tư liệu Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2018.

Năm 1768, Nguyễn Huy Oánh được thăng chức Hữu Thị lang bộ Lại. Đầu năm 1778, Nguyễn Huy Oánh chuyển sang giữ chức Tả thị lang bộ Lại. Năm Kỷ Hợi 1779, ông được thăng chức Đô Ngự sử.

Ngày 26 tháng Bảy năm 1783, triều đình phong Nguyễn Huy Oánh là Uyên Phổ Hoằng Dụ Đại Vương, được thờ sống tại quê nhà. Cũng trong năm này, ngày 29 tháng Mười, triều đình sắc phong ông giữ chức Thượng thư bộ Binh và bộ Lễ, bậc Thượng trụ quốc hạng nhất, Quốc Tử Giám Tế tửu, mà không phải ra triều đình làm việc. Ngày mồng Chín tháng Năm năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Huy Oánh mất ở quê nhà, thọ 77 tuổi.

Ngoài sự nghiệp chính trị, Nguyễn Huy Oánh để lại một khối lượng trước tác đồ sộ với các tác phẩm tiêu biểu như Hoàng Hoa sứ trình đồ, Huấn nữ tử ca, Phụng sứ Yên đài tổng ca, Bắc dư tập lãm… Nguyễn Huy Oánh cũng chính là một trong những người có công đầu trong việc tạo lập nên Phúc Giang thư viện, sáng tạo nên di sản Mộc bản Trường học Phúc Giang...

Nguyễn Huy Tự là con trai trưởng của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, ông có tên tự là Hữu Chi, hiệu Uẩn Trai, sinh ngày 3 tháng 9 năm Quý Hợi (1743). Năm 1759, lúc mới 17 tuổi, Nguyễn Huy Tự đỗ thứ năm khoa thi Hương trường Nghệ An, lúc này thân sinh là Thám hoa Nguyễn Huy Oánh đang giữ chức Nhập nội thị giảng triều Cảnh Hưng. Sau khi thi đỗ, Nguyễn Huy Tự được giao giữ chức Thị nội văn chức.

Năm Đinh Hợi (1767), Nguyễn Huy Tự nhận chức Hồng lô tự thừa rồi làm Tri phủ Quốc Oai - Sơn Tây. Năm Canh Dần (1770) ông dự thi Hội, đỗ Tam trường và được bổ làm Hiến sát phó sứ xứ Sơn Nam. Năm 1778, ông giữ chức Trấn thủ xứ Hưng Hóa, năm 1782 làm Thanh hình Hiến sát sứ Sơn Tây, năm sau được phong tước Uẩn Đình hầu, Hàn lâm viện Hiệu lý, Đốc đồng Sơn Tây. Năm 1783, ông xin về quê chịu tang mẹ vợ, rồi ở lại quê nhà, cùng tham gia công việc giảng dạy ở Phúc Giang thư viện.

Giữa năm 1788, ông vào Phú Xuân làm quan với triều Tây Sơn, giữ chức Hữu tham tri bộ Binh. Mùa Xuân năm 1789, lúc vua Quang Trung kéo quân ra Bắc, Nguyễn Huy Tự được giao ở lại giữ kinh thành Phú Xuân. Ông bị bệnh và mất ngày 27 tháng bảy năm 1790, thọ 47 tuổi.

Nguyễn Huy Tự để lại tác phẩm Truyện Hoa tiên - một tác phẩm quan trọng đánh dấu quá trình phát triển của nền văn học Việt Nam trung đại. Tác phẩm này là câu chuyện tình yêu tự do đầu tiên được ghi lại trong kho tàng văn học thành văn ở nước ta, là “truyện thơ Nôm bác học đầu tiên có tên tác giả của văn học Việt Nam thế kỷ 18”. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đã từng nhận xét: “Truyện Kiều đứng ở vị trí số một, Hoa tiên đứng ở vị trí thứ 101, ở giữa không có một tác phẩm nào cả”.

ủa Nguyễn Huy Tự, húy là Nhậm, tên chữ là Liêm Pha, hiệu là Hy Thiệu, sinh ngày 21 tháng 8 năm Quý Mão 1783. Tuy sinh ra trong thời kỳ đất nước có nhiều biến động, giáo dục và khoa cử Nho học bị gián đoạn nhưng Nguyễn Huy Hổ sớm nổi lên là một thanh niên thông tuệ hơn người. Được thừa hưởng truyền thống giáo dục, học hành của gia đình, ông hiểu biết sâu rộng cả nho, y, lý, số và đặc biệt là bốc thuốc trị bệnh cứu người. Sau năm 1820, khi hết chịu tang mẹ, lúc này đã gần 40 tuổi ông mới vào làm quan với triều Nguyễn, giữ chức Linh đài lang ở Khâm Thiên giám hơn một năm, đến ngày 20 tháng 8 năm 1841 thì mất, ông thọ 59 tuổi.

Nguyễn Huy Hổ để lại tác phẩm Mai đình mộng ký - một tác phẩm thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo đầy nỗ lực của Nguyễn Huy Hổ trong việc kế thừa, cách tân thể loại truyện Nôm, đưa truyện thơ Nôm gần gũi hơn với cuộc sống, phả vào tác phẩm hơi thở của thời đại.

Từ thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, danh nhân Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ, có thể thấy dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng môi trường văn hóa, kiến tạo các giá trị văn hóa cho quê hương và lan tỏa các giá trị văn hóa ấy ra khắp vùng Hồng Lam.

Giá trị của văn bản Hán Nôm Trường Lưu

Bộ sưu tập Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943) là danh hiệu UNESCO thứ 4 của Hà Tĩnh với nội dung và giá trị nổi bật (sau đây gọi là bộ sưu tập). Bộ sưu tập gồm có 26 sắc lệnh của Hoàng đế triều đình nhà Lê và nhà Nguyễn tôn vinh, tặng, phong chức tước cho một số người Trường Lưu; 19 văn bản giữa các cơ quan nhà Nguyễn với người Trường Lưu; 3 bức trướng của 3 dòng họ Nguyễn Huy, Trần Văn và Hoàng Văn, viết bằng chữ Hán và Nôm trên giấy dó đặc biệt và lụa, khắc trên bảng gỗ, trong quãng thời gian từ năm 1689- 1943 (254 năm).

Văn bản Trường Hán Lưu, ảnh tư liệu.

Văn bản Trường Hán Lưu, ảnh tư liệu.

Đây là khối tài liệu quý hiếm, độc đáo về việc tôn vinh, phong tặng, giao dịch của triều đình và cộng đồng với người làng Trường Lưu do công lao của họ trong quá trình hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục và là dạng tư liệu phổ biến ở các nước Đông Bắc Á thời quân chủ. Các tư liệu này cung cấp bằng chứng xác thực trong việc tìm hiểu các lĩnh vực: lịch sử, giáo dục, chính trị, văn hóa, danh nhân, đặc biệt là bình đẳng giới và sự vinh danh phụ nữ, đề cao truyền thống học hành và tôn trọng người cao tuổi. Bản thân mỗi tư liệu là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Bộ sưu tập đáp ứng hoàn toàn đầy đủ các tiêu chí của Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như: quý hiếm, độc đáo, có ý nghĩa lịch sử, bình đẳng giới…

Văn bản Trường Hán Lưu, ảnh tư liệu.

Văn bản Trường Hán Lưu, ảnh tư liệu.

Bộ sưu tập là tư liệu quý hiếm về văn hóa và giáo dục của một làng quê ở miền Trung Việt Nam, trải qua nhiều biến cố vẫn được lưu giữ. Đây là các tư liệu gốc giúp nghiên cứu quan hệ xã hội, lịch sử phát triển của làng thời xưa, đặc biệt trong giai đoạn lịch sử đầy biến động từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX. Ngoài giá trị về nội dung thông tin, bản thân tư liệu đã trải qua thời gian gần 300 năm với bao biến cố của thời gian, chiến tranh, thiên tai..., trở thành những cổ vật quý giá. Bộ sưu tập là độc bản được khắc, viết bằng tay, không có bản đúp nên nếu chẳng may bị mất hoặc hư hỏng thì sẽ rất khó khôi phục.

Trong bộ sưu tập có 6/48 tư liệu liên quan đến bình đẳng giới: sắc phong Thần cho Đức bà Nguyễn Thị Hộ; sắc phong chính phu nhân cho bà Phan Thị Trừu và bà Nguyễn Thị Khoát; sắc phong cho bà Phan Thị Tráng và bà Trần Thị Ba. Các tư liệu là những minh chứng cho đóng góp của phụ nữ làng Trường Lưu trong việc bảo vệ truyền thống gia đình, chăm sóc con cái từ thời xưa được cộng đồng tôn trọng và phát huy. 5 sắc phong và 1 trướng liên quan đến vai trò của phụ nữ đã được Cơ quan Thông tin và Truyền thông của UNESCO tại Bangkok tuyển chọn đưa vào giới thiệu ở Triển lãm “Women in History - Telling HERstory through memory of the world” (tạm dịch: Vai trò của phụ nữ trong lịch sử thế giới) từ ngày 8/3/2021.

Di sản đề cử vượt ra ngoài ranh giới của một quốc gia, đặc trưng cho các hoạt động tôn vinh người có đóng góp cho sự phát triển của quốc gia, vinh danh người có học và phụ nữ của nhà nước thời quân chủ của các nước Đông Bắc Á, là di sản tư liệu quan trọng đối với ký ức thế giới.

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943) do Giáo sư - Viện sỹ Nguyễn Huy Mỹ chủ trì sưu tầm và cùng tỉnh Hà Tĩnh xây dựng hồ sơ trình Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.

Đây là bộ sưu tập viết bằng chữ Hán và chữ Nôm gồm 48 tư liệu của 3 dòng họ (Nguyễn Huy, Trần Văn và họ Hoàng) tại làng Trường Lưu. Trong đó, 26 tư liệu là các sắc phong thời kỳ Nhà Lê và Nhà Nguyễn (1689-1943), trong tôn vinh - ban thần, ban mỹ tự - trong ban tước, phong chức; 19 văn bản hành chính do chính quyền địa phương gửi cho người dân thuộc xã Trường Lưu dưới thời Nguyễn (1803-1943) và 3 bức trướng có kích thước: 97x197cm, 121x177cm và 70x127cm tặng cho các cá nhân nhân dịp mừng thọ, đỗ đạt. Mỗi tư liệu là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo...

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…