Độc đáo làng nghề vẽ tranh trên kính

Một số mẫu tranh kính tại các cửa hàng tranh tại Long Điền B.
Một số mẫu tranh kính tại các cửa hàng tranh tại Long Điền B.
(PLO) - Mảnh đất Chợ Mới (An Giang) được coi là cái nôi của các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: nghề mộc Chợ Thủ, nghề đan đát Kiến Thành, nghề đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp... Trong đó, nghề vẽ tranh trên kính ở xã Long Điền B từ bao đời nay đã truyền lửa đam mê và mang lại đời sống ấm no cho bà con trong vùng.
“Nghề này xuất hiện khoảng đầu năm 1950 và phát triển mạnh ở các xã Long Điền, Long Kiến, Long Giang... Trong những năm gần đây, tại xã Long Điền B thế mạnh truyền thống của nghề tiểu thủ công nghiệp khá độc đáo này đã được phát huy...” -  ông Trần Bá Thuận (tự Tư Thuận), một thợ vẽ tranh kính bậc thầy lâu năm vui vẻ mở đầu câu chuyện trong lúc ánh mắt và đôi tay vẫn cặm cụi với bức tranh đang vẽ dở. Ông Tư Thuận cho biết, ở xã Long Điền B, mỗi xóm có hàng trăm hộ vẽ tranh, bà con thường gọi các điểm vẽ tranh là “xóm tranh”, “làng tranh”… 
Theo ông Tư Thuận, tranh kính có nhiều đề tài: tranh truyện, tranh phong cảnh, tranh hoa quả, tranh thờ… nhưng khách hàng chuộng nhất là tranh thờ. Theo ông Tư Thuận lý giải thì nguyên nhân là do việc thờ phụng tổ tiên và các vị Phật luôn được người dân coi trọng nhất. Tranh thờ rất cần thiết cho mọi gia đình, vừa thể hiện lòng tín ngưỡng, vừa tạo mỹ quan cho từng căn hộ. 
Bên cạnh tranh thờ, nhiều gia đình cũng treo tranh truyện - tức là các bức tranh dựa trên nội dung các truyện cổ tích như: sự tích Thích Ca Mâu Ni; các truyện Tấm Cám, Lâm Sanh - Xuân Nương, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Nhị Thập Tứ Hiếu, Phạm Công - Cúc Hoa; Lục Vân Tiên; Lưu Bình - Dương Lễ. Tranh truyện được vẽ trên kính vô cùng kỳ ảo, sống động; còn tranh phong cảnh, tranh hoa quả, tranh thờ, tranh câu đối lại thể hiện sự đẹp đẽ, tôn nghiêm...
Thợ vẽ và bức tranh vẽ trên kính thành phẩm.
Thợ vẽ và bức tranh vẽ trên kính thành phẩm. 
Một bộ tranh gồm 4 khung: một khung hoành phi, một khung giữa và hai khung liễn đối hai bên. Sản phẩm tranh vẽ được chia thành 4 khâu: Trước tiên là cắt kính theo quy cách định hình bức tranh; kế tiếp là in lụa trên kính bằng mực tàu những đường nét, hoa văn, vành viền... Sau đó, thợ vẽ tô màu, gắn sao nháy, phơi bản... để cuối cùng vô khuôn gỗ và xuất xưởng... 
Anh Lê Thanh Hùng, một thợ vẽ tranh có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề ở ấp Long Thuận, xã Long Điền B tâm sự: “Trước kia việc vẽ các mẫu tranh đều do các nghệ nhân làm, nhưng từ ngày có kỹ thuật in lụa, các nghệ nhân dần dần thất nghiệp do kỹ thuật in lụa màu rõ, đẹp hơn, nhanh hơn, lại có thể sản xuất hàng loạt. 
Nói vậy không có nghĩa thợ thủ công bị thất sủng. Trái lại, những khách hàng tinh tế vẫn trung thành với mặt hàng nghệ thuật thủ công truyền thống, do đó tranh kính vẫn còn đất sống. Thậm chí với những người thợ có tay nghề thì xã hội càng hiện đại, họ càng được trọng dụng” - anh Hùng không giấu được niềm tự hào. 
Được biết, mỗi người thợ làm tranh kính có thể đảm trách thực hiện nhiều khâu. Trung bình từ 3 - 4 ngày, một lao động làm hoàn thành 10 bộ tranh, mỗi tháng thu nhập hơn 3 triệu đồng. Bình quân mỗi hộ xuất xưởng từng đợt từ 500 - 700 bộ tranh, mỗi xưởng có gần chục lao động. Các xưởng tranh thủ công tạo công ăn việc làm cho phần đông con em trong làng. 
Anh Sáu Đức ở xã Long Điền B có 3 đứa con đi sơn tranh mướn cho một cơ sở bộc bạch: “Trung bình, cứ sơn màu xong một bộ 4 tấm tranh được hưởng công 50.000đồng. Hàng tháng, trừ tiền ăn uống, chi phí sinh hoạt thì mỗi cháu còn “bỏ heo” được khoảng 1,5 triệu đồng. Thu nhập của mỗi cháu đi vẽ tranh mướn khá hơn so với đi làm ruộng mà lại không phải vất vả dãi dầu mưa, nắng...”.
Theo anh Sáu Đức, sơn tranh là công đoạn đơn giản nhất nên tiền công có thấp hơn so với thợ vẽ. Tuy nhiên, trong thời gian sơn tranh, các con anh có cơ hội học nghề, nếu chịu khó sau vài năm các cháu có thể tự mình vẽ và hoàn thiện một bức tranh.  
Tại một cơ sở vẽ tranh ở ấp Long Tân, chúng tôi thấy có 4 - 5 thợ vẽ tranh từ 15 - 17 tuổi, đang cầm cây cọ trên tay miệt mài sơn phết thật uyển chuyển, điệu nghệ trên những tấm kính đủ mọi kích cỡ đã được định hình sẵn các loại hoa văn, vành viền và hoạ hình bên trong theo một chủ đề có sẵn bằng kỹ thuật in lụa với đường nét rõ ràng, sắc đẹp... Sơn phết màu là khâu hoàn chỉnh bức tranh, công việc không khó, nhưng đòi hỏi người thợ phài thuần thục, khéo léo và chính xác... 
Nhiều thanh niên sau khi xuất ngũ trở về địa phương cũng học và làm nghề vẽ tranh trên kính.
Nhiều thanh niên sau khi xuất ngũ trở về địa phương cũng học và làm nghề vẽ tranh trên kính.
Nhiều thanh niên sau khi xuất ngũ trở về địa phương cũng học và làm nghề vẽ tranh trên kính. Người có lưng vốn thì mở cơ sở làm chủ, người ít vốn thì đi vẽ tranh mướn, tuy thu nhập chưa thể nói là cao nhưng cũng ổn định. Nhờ chịu khó, tiết kiệm mà với nghề tranh kính, cuộc sống của bà con địa phương ngày càng sung túc, ấm no. 
Hiện nay, các xóm tranh vẽ trên kính có hơn 1.000 hộ làm nghề này, thu hút khá đông lao động nhàn rỗi ở địa phương và các vùng lân cận. Tranh kính được đông đảo người dân nông thôn ưa chuộng, từ miệt Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Mỹ Tho đến Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hoà, Phú Yên... Nhờ nghề vẽ tranh trên kính mà nhiều gia đình nơi đây thoát khỏi cảnh nghèo, vươn lên khá - giàu. “Xóm tranh” ngày càng sung túc. 
Tuy nhiên, hiện nay, các “xóm tranh” Long Điền, Long Giang, Long Kiến vẫn còn một bộ phận gia đình nghèo, thiếu vốn mua gỗ, kính, nước sơn... phải vay tiền bên ngoài với lãi suất cao. Thêm vào đó, đầu ra của sản phẩm tranh kính ngày càng giảm do người mua tranh thờ hầu hết ở nông thôn, cả đời người chỉ mua một đến hai lần; còn dân thành thị rất ít xài. Vả lại, nghề này tuy đã có lâu đời, nhưng khâu tổ chức quảng cáo - tiếp thị ít được  chú ý nên chưa thu hút nhiều người chơi tranh kính. Đây là những điều bức xúc, trăn trở của làng nghề vẽ tranh trên kính ở huyện Cù lao Chợ Mới. 
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống độc đáo này ở địa phương, đừng để nghề vẽ tranh trên kính bị mai một và lụi tàn theo thời gian. 
Trước đó, tại Chùa Phật học Xá Lợi, quận 3, TP Hồ Chí Minh đã từng diễn ra triển lãm tranh kính Nam bộ do Trung tâm Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức. Đây là điều kiện thuận lợi để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống vẽ tranh trên kính ở các làng nghề Nam bộ. Người dân ở “thủ phủ” tranh kính Long Điền B rất mong có được nhiều cuộc triển lãm tranh kính tương tự để kích cầu nghề truyền thống của mình./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.