Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
Tam quan chùa Côn Sơn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Quá Khứ - Hiện Tại - Vị Lai

Chùa Côn Sơn tên chữ là “Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự”, tục gọi là chùa Hun, khởi dựng vào thế kỷ XIII, là một trong ba trung tâm nổi tiếng của dòng Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam. Trải qua thăng trầm của lịch sử, ngày nay chùa Côn Sơn vẫn lưu dấu ấn kiến trúc của nhiều thời đại cùng nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú như hệ thống văn bia, các bộ sách kinh Phật, bộ cúng đàn Mông Sơn thí thực, bùa chú của Đệ tam tổ Huyền Quang, hệ thống phả hệ của dòng họ Nguyễn Trãi… Trong đó, nổi bật là bộ Tam Thế Phật là một trong những cổ vật quý hiếm, chứa đựng những giá trị đặc sắc.

Theo Ban Quản lý Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, bộ tượng Tam Thế bao gồm 3 vị Phật: Phật Quá Khứ, Phật Hiện Tại và Phật Vị Lai, tên gọi đầy đủ là: “Tam Thế thường trụ diệu Pháp thân” có nghĩa là: thời quá khứ, hiện tại, vị lai tồn tại vĩnh hằng không bị lệ thuộc vào hình, danh, sắc, tướng của thế giới hữu hình, không lệ thuộc vào không gian và thời gian.

Bộ tượng được tạo tác bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng, trong tư thế ngồi thiền định trên tòa sen theo kiểu kiết già hàng ma, niên đại thời Lê Trung Hưng. Trong đó, hai vị tượng Phật Quá Khứ và Phật Vị Lai có kích thước, hình dáng tương tự nhau. Đỉnh cao nhất, trên đầu tượng là biểu tướng Sahasrâra, được kết lại thành một “tinh cầu” màu vàng, sáng rực biểu tượng cho trí tuệ viên mãn. Tóc tượng xoắn ốc, khuôn mặt trái xoan mang nét chân dung chuẩn mực, gần gũi với khuôn mặt của người Ấn. Chuỗi vòng đeo cổ “Anh lạc” được thể hiện bằng hình thức chạm nổi trên ngực tượng, vẫn còn theo phong cách thời Mạc, như hoa văn vân xoắn ở trung tâm kết hình chiếc khánh, điểm xuyết hai bên là vài hạt tròn nổi…

Tòa sen tượng Phật Quá Khứ và Phật Vị Lai ngồi có 6 lớp cánh, các cánh sen mang phong cách thời Mạc. Trung tâm của mỗi cánh sen chính thường có một hoa cách điệu được kết bởi các hạt to nhỏ khác nhau trong một trật tự quy định, nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật truyền thống tạm gọi là “hoa mặt nhẫn”.

Trong khi đó, tượng Phật Hiện Tại cũng có hình dáng tương tự như hai pho tượng Phật Quá Khứ và Vị Lai, tuy nhiên kích thước nhỏ hơn. Mặt tượng bầu bĩnh hơn, mũi không cao, trên mặt đã có nếp hằn nhưng không làm nổi cao khối gò má và cằm như tượng có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ XVII. Ngực tượng không nổi khối căng phồng như hai pho tượng kia, bụng tượng ít thon hơn, áo của tượng nhiều nếp hơn.

Tòa sen tượng Phật Hiện Tại ngồi cũng có nhiều điểm khác biệt, gồm 6 lớp cánh nhưng các cánh sen mập, dày hơn cánh sen của hai pho tượng Quá Khứ và Vị Lai. Các lớp cánh chính phía trên, mặt trước, trên mỗi cánh sen có hai đường sòi gấm chạy lên rồi cuộn lại ở giữa, ôm lấy nửa bông hoa nở mãn khai. Lớp cánh chính mặt sau chỉ tạo đường viền bao quanh cánh.

Mang phong cách riêng, độc đáo

Bộ tượng Tam Thế Phật được lưu giữ gắn liền với quá trình trùng tu, xây dựng chùa Côn Sơn. Đây là bộ tượng không những kế thừa được những nét tinh túy của nghệ thuật thời trước mà còn tôn vinh được vẻ đẹp lý tưởng của Phật pháp.

Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn. (Ảnh: Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc)

Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn. (Ảnh: Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc)

Với hình thức độc đáo, đặc biệt là chiếc áo cà sa kiểu quấn mảnh vải từ vai trái vắt chéo xuống sườn phải để hở hẳn bờ vai, cánh tay và nửa ngực phải. Hiện tượng trật vai phải của những pho tượng này như để biểu thị sự tôn kính bề trên mà ở đây là Phật kính Pháp. Theo Ban Quản lý Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thì trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam, tượng Tam Thế chùa nào cũng có, hầu hết tượng Phật khoác áo cà sa che kín người hai nửa cân nhau, nhưng kiểu khoác áo cà sa như thế này thì rất hiếm, trên cả nước chỉ có ở bộ Tam Thế Phật chùa Côn Sơn và bộ Tam Thế Phật chùa Hiệp Thuận (Phúc Thọ, Hà Nội).

Trong đó, tượng được tạc với biểu tướng Sahasrâra (tướng trên đỉnh đầu) là khối cầu đứng độc lập, hiện nay còn lại rất ít (dưới 10 pho, như ở chùa Côn Sơn - Hải Dương, chùa Thái Lai - Mê Linh, Hà Nội, chùa Bà Tề - Phúc Thọ, Hà Nội…). Tóc tượng xoắn ốc, phủ đầy ở đầu và cả tóc mai xuống tới tận giữa tai và kín cả nhục kháo (unisa). Những vân ốc này được thể hiện khá đều, cân đối to nhỏ hợp lý, góp phần chưa phân biệt rạch ròi giữa sọ với nhục kháo (tương đồng với nhiều tượng Phật thời Mạc bằng đá ở chùa Hòa Liễu - Hải Phòng và một vài chùa khác…). Tượng có một bộ mặt mang nét chân dung chuẩn mực, gần gũi với khuôn mặt của người Ấn, với sống mũi cao, thẳng, nguyệt mi cong, mắt nổi khối vồng, khóe miệng cong lên trên, khuôn mặt có nhiều chi tiết thuộc về đạo mà vẫn hết sức đôn hậu, thanh tú. Thân tượng rất dày, ngực nở căng, bụng thon vừa phải, thế ngồi mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng.

Đặc biệt, áo cà sa như chỉ có một lớp và còn bó sát người như kế thừa từ phong cách nhà Lý (có ảnh hưởng từ dòng nghệ thuật Gandhâra miền Bắc Ấn Độ), với các chi tiết nổi bật như tạo thành hõm rõ rệt ở giữa cánh tay và thân, đồng thời các nếp áo còn ít, không quá nhiều như ở tượng thời kỳ sau. Tòa sen mang phong cách thời Mạc, với khối căng, cánh sen phồng, đầy đặn.

Bộ tượng Tam Thế Phật mang ý nghĩa về các lực lượng tự nhiên, phản ánh tục cầu mưa, cầu mùa, là khát vọng hằng xuyên của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ. Yếu tố dung dị, phóng khoáng của tâm thức bản địa đã Việt hóa những khuôn mẫu tôn giáo, tạo nên sự dung hội văn hóa trong ngôi chùa của người Việt. Mặt khác, xuất hiện trong lòng Di tích quốc gia đặc biệt, bộ tượng cũng góp phần minh chứng một giai đoạn phát triển và khẳng định giá trị lịch sử của chùa Côn Sơn.

Đầu năm 2024, tỉnh Hải Dương vừa có thêm 3 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia, gồm: Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần, niên đại thế kỷ XIII - XIV, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh; Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, niên đại thời Lê trung hưng, hiện thờ tại chùa Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh; Mộc bản chùa Trăm Gian, niên đại thế kỷ XVII - XX, hiện lưu giữ tại chùa Trăm Gian, xã An Bình, huyện Nam Sách

Ngoài 3 hiện vật trên, trước đó tỉnh đã có 8 hiện vật, nhóm hiện vật là Bảo vật quốc gia gồm: Trống đồng Hữu Chung, niên đại Văn hóa Đông Sơn, lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh; Bia “Thanh Hư Động”, niên đại Long Khánh (1372 - 1377) thời Trần Duệ Tông, lưu giữ tại chùa Côn Sơn, thành phố Chí Linh; Cửa phẩm Liên Hoa chùa Giám, niên đại thế kỷ XVII, lưu giữ tại chùa Giám, huyện Cẩm Giàng; Bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi”, niên đại năm 1362 đời Vua Trần Dụ Tông, lưu giữ tại chùa Thanh Mai, thành phố Chí Linh; Cửu phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọ, niên đại 1692 đời Vua Lê Hy Tông, lưu giữ tại chùa Động Ngọ, thành phố Hải Dương; Hệ thống bia ma nhai động Kính Chủ, niên đại thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lưu giữ tại động Kính Chủ, thị xã Kinh Môn; Bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi”, niên đại năm 1607 niên hiệu Hoằng Định thứ 8, lưu giữ tại chùa Côn Sơn, thành phố Chí Linh; Bia “Sùng Thiên tự bi”, niên hiệu Khai Hựu thứ 3 đời Trần năm 1331, lưu giữ tại chùa Dâu, huyện Gia Lộc.

Tin cùng chuyên mục

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…