Doanh nghiệp thua lỗ nhưng thương hiệu “vẫn được giá”

Doanh nghiệp thua lỗ nhưng thương hiệu “vẫn được giá”
(PLO) - Nhà nước sẽ không quy định phương pháp định giá thương hiệu, không khống chế chi phí trong việc xác định giá trị thương hiệu ở các doanh nghiệp có vốn của nhà nước trong quá trình định giá doanh nghiệp. 

Đó là những thông tin mới được ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính đưa ra trong Hội thảo Xây dựng, phát triển và định giá thương hiệu doanh nghiệp, được tổ chức hôm 4/7.

Khó định giá thương hiệu khi góp vốn

Hiện nay, cổ phần hóa các công ty nhà nước đang có nhiều vấn đề cần phải đề cập, đặc biệt là những hoạt động định giá cần phải cẩn thận, xem xét kỹ càng để các cổ đông có thể tiến hành mua bán minh bạch. Bản thân giá trị thương hiệu là một tài sản lớn, các doanh nghiệp nước ngoài luôn sẵn sàng trả giá xứng đáng để sở hữu và tham gia góp vốn vào các thương hiệu lớn. 

Ông Lại Tiến Mạnh - Giám đốc MIBrand, đại lý trong nước của Brand Finance, khẳng định, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không được định giá cẩn thận sẽ dẫn đến thiệt thòi rất lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn của nhà nước. Ông Mạnh nhấn mạnh rằng, trước mỗi bước tiến hành cổ phần hóa, chúng ta nên có những bước định giá giá trị tài sản vô hình để tăng nguồn thu cho nhà nước. 

Đây cũng là vấn đề được đề cập đến rất nhiều trong thời gian vừa qua. Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cho biết, có nhiều cơ sở pháp lý khác nhau để tiến hành định giá doanh nghiệp, bản thân Bộ Tài chính cũng trao đổi nhiều cùng các cơ quan liên quan nhưng thấy xác định như thế nào là rất khó. 

Hiện nay, đang xảy ra hiện tượng, nhiều doanh nghiệp góp vốn theo hướng sau khi có quyền sở hữu trí tuệ với tên thương mại hoặc nhãn hiệu, chủ sở hữu thương hiệu sẽ mang tên thương hiệu ra để góp vốn. Từ hiện tượng này sẽ dẫn đến chuyện, nếu một doanh nghiệp có sản phẩm mang đi góp thì tên thương mại gắn liền với pháp nhân đó sẽ lựa chọn giữa chuyện từ bỏ quyền đối với tên thương mại ấy hay chỉ cho thuê trong thời gian bao lâu, dưới hình thức hợp đồng góp vốn như trường hợp của FAFILM đã từng xảy ra. 

Tuy nhiên, một lưu ý cũng được đưa ra là tất cả các tên thương hiệu phải được pháp luật bảo hộ, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, sau đấy mới được tính đến như một giá trị để định giá và tiến hành mua bán.

Ông Tiến khẳng định: “Sẽ giao hết cho các công ty tư vấn có chức năng trong định giá tài sản để đảm bảo đúng thông lệ quốc tế trong định giá doanh nghiệp, thương hiệu”. Đồng thời, ông Tiến cũng khẳng định, nhà nước sẽ không khống chế chi phí bỏ ra để định giá doanh nghiệp trong quá trình định giá, cổ phẩn hóa doanh nghiệp. 

Như vậy, có thể hiểu rằng, luật pháp đang quy định rất mở cho chuyện định giá thương hiệu; nhà nước không ép buộc các doanh nghiệp phải tính theo phương pháp nào mà để cho các doanh nghiệp tự định đoạt phương thức chính xác nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình, nhất là phần chi phí định giá “bởi nếu các doanh nghiệp chi phí định giá cao có thể sẽ có giá trị thị trường lớn, do vậy, trừ đi thì giá trị thật sự doanh nghiệp vẫn được đảm bảo” – ông Tiến khẳng định. 

Tuy nhiên, ông Vũ An Khang - Giám đốc Công ty CP định giá và tài chính Việt Nam lại cho rằng, định giá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước mà giao hết cho đơn vị tư vấn định giá thương hiệu thì sẽ rất khó khăn. Có thể doanh nghiệp này sẽ tham khảo ở 2 đơn vị tư vấn, thẩm định và nhiều khả năng sẽ đưa lại những kết quả chênh lệch nhau.

Tài sản vô hình của doanh nghiệp chiếm 47%

Một thông tin bất ngờ được ông Simir Dixit - Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á đưa ra trong buổi hội thảo. Theo ông Simir Dixit, một khía cạnh quan trọng về giá trị thương hiệu, kể cả những doanh nghiệp làm ăn chưa có lãi, doanh số sụt giảm, thị trường chưa ổn định thì giá trị thương hiệu vẫn là con số dương. Bởi tất cả các tài sản công ty đều khấu hao, trừ thương hiệu. Trường hợp Công ty Le man là một ví dụ. 

Ông Simir Dixit cho biết, Leman là một công ty đã phá sản, không còn giá trị thương mại nhưng nếu ai muốn sở hữu tên công ty này vẫn phải trả một khoản tiền khá lớn. Đây cũng là một dẫn chứng cho việc tài sản vô hình có giá trị như thế nào trong định giá thương hiệu. Theo thống kê, trên thế giới, 47% các giá trị công ty trên thế giới là tài sản vô hình. 

Với những công ty chưa lên sàn chứng khoán, giá trị doanh nghiệp sẽ được tính bằng tổng số tài sản chưa có giá trị vốn hóa, tài sản hữu hình và phải cộng thêm 25% nữa mới chính xác. “Việc đầu tư vào tài sản vô hình mang lại giá trị cao hơn nhiều so với tài sản hữu hình”, ông Simir Dixit khẳng định.

Trong tài sản vô hình, ngoài các hạng mục được bảo hộ sở hữu trí tuệ, còn một nhân tố rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải để ý đến trong quá trình định giá doanh nghiệp, đó chính là chỉ số sức mạnh quản trị. Ông Simir Dixit thông tin, đa phần mọi người mới chỉ chú ý đến chỉ số sức mạnh thương hiệu và không có nhiều người quan tâm đến chỉ số sức mạnh quản trị. Trong khi đó, chỉ số sức mạnh quản trị quyết định 10-15% tổng số giá trị thương hiệu mà chúng ta có. 

Ví dụ như thương hiệu Vietel, trong tổng giá trị thương hiệu gần 2 tỷ USD, thì 300 triệu USD là đóng góp của việc họ quản trị như thế nào, bởi nếu không quản trị tốt sẽ gặp rất nhiều rủi ro về thị trường, pháp lý, vốn… Tất cả những chỉ số này sẽ nằm trong quá trình tính toán giá trị thương hiệu, do đó các doanh nghiệp cần phải lưu ý rất lớn đến chỉ số thường bị lãng quên này. 

Đọc thêm

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.