Doanh nghiệp nội vẫn đang bị 'lép vế'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về “Kết quả thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020” cho thấy, mặc dù số lượng DN sau 1 năm thực hiện Nghị quyết đã tăng lên song các DN Việt Nam (VN) vẫn đang bị “lép vế” ngay trên “sân nhà”…

Tăng nhưng không bền vững

Trong năm 2016, số DN đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110,1 nghìn DN với tổng vốn đăng ký là 891,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2% về số DN và tăng 48,1% về số vốn đăng ký so với năm 2015. Riêng 4 tháng đầu năm đã có thêm 39.580 DN mới thành lập, nâng tổng số DN đã đăng ký thành lập tính đến 30/4/2017 lên 1.090.731 DN. Đáng chú ý là số lượng DN ngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2016 đã giảm đáng kể so với năm 2015 với 73.145 DN (giảm 9,5% so với năm 2015), trong đó có 12.478 DN hoàn thành thủ tục giải thể và 60.667 DN gặp khó khăn phải ngừng hoạt động. 

Như vậy, từ con số 149.082 DN đang hoạt động năm 2007, số lượng DN đang hoạt động ở VN năm 2015 đạt 442.486 DN, gấp 3,0 lần so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng về số lượng DN bình quân trong giai đoạn 2007-2015 đạt 14,8%/năm. Nếu tính cả số DN đăng ký thành lập, ngừng hoạt động, giải thể và quay trở lại hoạt động trong năm 2016, thì đến 31/12/2016 ước có 546.281 DN đang hoạt động.

Tuy nhiên, điểm đáng quan ngại là trong các tháng đầu năm 2017, số lượng DN thành lập mới tuy có tăng nhưng số lượng DN ngừng hoạt động và giải thể bằng khoảng 1/2 so với số lượng DN mới thành lập. Về thực chất, quy mô DN không có nhiều cải thiện, số lao động trung bình trên một DN dao động khoảng 30 người- thấp hơn rất nhiều so với tiêu chí DN nhỏ (dưới 50 lao động).

Xét về năng lực của DN, hiệu quả sử dụng lao động trong giai đoạn 2007-2015 đã không được cải thiện nhiều mà còn giảm đi, từ 17,3 lần năm 2007 xuống còn 14,2 lần năm 2015. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN cũng ngày càng giảm. Tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ đã tăng cao trở lại trong giai đoạn 2011-2015 với mức trung bình khoảng 40,9%. Hiệu suất sinh lợi trên tài sản của các DN trong nền kinh tế giảm từ 6,6% năm 2012 xuống còn 3,2% năm 2015. 

Dự cảm của DN năm 2017 về mức cải thiện về “Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm” hiện đang ở mức thấp nhất so với các chỉ số khác (Năng suất lao động, tổng doanh số...)  cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của các DN VN vẫn đang là một vấn đề lớn khi các sản phẩm VN sản xuất chưa tạo ra được giá trị gia tăng cao. 

Chi phí vẫn là gánh nặng

Theo VCCI, chi phí về logistics vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí kinh doanh của các DN ở VN. Chẳng hạn: chi phí vận chuyển cho một container hàng từ cảng Hải Phòng về Hà Nội hay ở chiều ngược lại (khoảng 100km), đắt gấp ba lần so với chi phí vận chuyển một container hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc về VN. Ngoài ra còn có những chi phí phát sinh liên quan đến thủ tục hành chính, nộp phí, thời gian chậm trễ, giá xăng dầu tăng, phụ phí vận tải biển…

Cùng với đó, chi phí về thuế, vốn vay, đặc biệt là chi phí thuê mặt bằng kinh doanh trong nước quá cao đang gây khó khăn cho các DN. Hầu hết các DN có quy mô trung bình trở xuống tại VN không thể chi trả những khoản phí cao để thuê mặt bằng tốt, có vị trí thuận lợi, bị lép vế so với các đối thủ quốc tế, là những nhà bán lẻ danh tiếng, giàu kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính vững mạnh hơn. Giá thuê mặt bằng là nguyên nhân dẫn đến các chuỗi nhà hàng, dịch vụ ăn uống và bán lẻ nội địa bị lép vế hơn so với hầu hết các chuỗi bán lẻ của nước ngoài. 

Đáng ngại hơn cả là chi phí về lao động. Theo một khảo sát mới công bố của JETRO  cho thấy gần 60% DN lo ngại chi phí nhân công tăng cao tại VN. So với nhiều nước và ngay trong khối ASEAN, VN đang có mức đóng BHXH cao nhất (32,5% mức lương tháng trong đó DN đóng 22%, người lao động đóng 10,5%). Trong khi đó, Malaysia chỉ đóng BHXH 13%, Phillippines 10%, Indonesia 8%. Tỷ lệ đóng bảo hiểm giữa DN và người lao động ở VN cũng khác xa, trong khi nhiều nước quy định DN và người lao động đóng bằng nhau, mỗi bên 50%. Trong khi đó, theo Tổ chức Lao động thế giới, năng suất lao động của VN thấp hơn của Sing-ga-po tới gần 16 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần… 

Đặc biệt, chi phí không chính thức vẫn là gánh nặng của DN khi có đến 66% trong số 11.000 DN được hỏi xác nhận trả loại phí này (báo cáo PCI 2016). Điều đang nói, tình hình này không có mấy cải thiện qua các năm. Có từ 9-11% DN tham gia điều tra từ năm 2014- 2016 cho biết các khoản chi phí cho riêng mục này chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của họ, cao hơn hẳn mức 6-8% giai đoạn 5 năm trước. Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN vẫn phổ biến, chỉ tiêu này dù được cải thiện trong 2 năm qua (giảm từ 65% năm 2013-2014 xuống còn 58% năm 2016) nhưng vẫn cao so với kết quả điều tra các năm trước đó. Các DN thường phải trả các chi phí không chính thức khi làm thủ tục cấp mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp đón thanh tra, kiểm tra, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện.

Doanh nghiệp “chậm lớn”

Khảo sát của VCCI cho thấy, liên tục trong ba năm liền 2014, 2015 và 2016, khối các DN trong nước liên tục bị lép vế so với khối DN ngoại và xuống dốc trên cả 3 phuơng diện: Bất luận cán cân thương mại của cả nước thế nào thì DN trong nước triền miên nhập siêu; tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu teo tóp dần chỉ còn chiếm 28,4 % trong năm 2016; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối DN trong nước luôn thấp hơn so tốc độ tăng trưởng chung, năm 2016 là 4,8% (so với tốc độ chung là 8,6%). 

Do quy mô DN quá nhỏ và thiếu các DN “đầu tàu” nên ngành công nghiệp hỗ trợ của VN vẫn phát triển ì ạch. Các DN FDI chủ yếu nhập các linh kiện và mua nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nước ngoài hoặc từ mạng lưới sẵn có, “góp phần” đáng kể cho việc thâm hụt cán cân thương mại và chuyển giá. Nghịch lý là tỷ lệ DN FDI thua lỗ vẫn cao nhất so với khối DN nhà nước và ngoài nhà nước, nhưng các nhà đầu tư vẫn coi VN là địa điểm đầu tư hấp dẫn và các chỉ số về hiệu suất sinh lời trên tài sản của khu vực FDI vẫn là cao nhất so với các khu vực DN còn lại.   

Cùng với đó, năng lực quản trị DN, quản trị công ty của các DN VN còn rất hạn chế. Sự yếu kém về quản trị cũng làm cho DN VN “chậm lớn”, đông về số lượng nhưng yếu kém về chất lượng. Việc VN mới có khoảng 700 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán và với việc áp dung các thực tiễn tốt về quản trị công ty ở mức rất hạn chế so với ASEAN 4  đang là một thách thức lớn để các DN VN xây dựng được niềm tin đối với các nhà đầu tư, đối tác kinh doanh của mình và phát triển thương hiệu…

Đọc thêm

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.