Doanh nghiệp nội “sợ” FTA?

“Quy tắc về xuất xứ” - một trở ngại lớn với ngành dệt may Việt Nam khi tham gia FTA
“Quy tắc về xuất xứ” - một trở ngại lớn với ngành dệt may Việt Nam khi tham gia FTA
(PLO) - Khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn bị động trước các thông tin liên quan đến cơ hội và thách thức từ FTA…
Thua trên “sân nhà”
Chẳng đợi đến các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết, những ngày qua, câu chuyện đùi gà Mỹ giá rẻ vào Việt Nam đã làm những người chăn nuôi nhỏ lao đao. Tại Hội thảo “Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) lên ngành chăn nuôi tại Việt Nam” mới đây, ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã phải thốt lên:  “Chăn nuôi gần như là vật hy sinh cho TPP”. 
Không “hy sinh” sao được khi tới đây gia nhập TPP, khoảng 10 triệu hộ nông dân Việt Nam đang sống nhờ chăn nuôi sẽ phải cạnh tranh với những nước lớn như Mỹ, Australia, New Zealand… ngay trên “sân nhà”. 
“Việt Nam sản xuất 1lít sữa tươi khoảng 65 cent, New Zealand với lợi thế đồng cỏ bạt ngàn, đàn bò lớn, giá thành sữa tươi chỉ khoảng 30 - 35 cent. Điều này cho thấy sức ép cạnh tranh lớn thế nào...” - ông Chinh dẫn chứng.
Không chỉ ngành chăn nuôi được nhận định sẽ khó khăn mà dệt may -  một ngành được nhận định là có lợi thế cũng gặp không ít thách thức. Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may (Vitas) cho biết, quy tắc về xuất xứ sẽ là trở ngại lớn với ngành bởi lâu nay Việt Nam mới chỉ phát triển được phần may, còn phần dệt và nhuộm còn rất yếu kém. Trong khi đó, các quốc gia yêu cầu phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ kép mới được hưởng thuế suất ưu đãi, tức là cả phần may và vải phải có nguồn gốc xuất xứ từ trong nước.
Không ít DN trong ngành lo ngại khi tự do hóa hoàn toàn, “miếng bánh lớn” thị phần sẽ thuộc về DN FDI chứ không phải trong nước. “Trong đơn giá một sản phẩm may mặc, chi phí gia công chiếm 25%. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 24 tỷ USD, lấy số đó nhân với 25%, chúng ta thấy ngoại tệ thực sự thu về cho đất nước không nhiều mà chủ yếu rơi vào doanh nghiệp FDI” - Chủ tịch HĐQT Cty May Garmex Lê Quang Hùng nêu ví dụ.
Số liệu từ Vitas cho thấy với ngành may, DN trong nước chỉ chiếm 40%, so với 60% của khối FDI. Ít ỏi như vậy nhưng DN Việt chủ yếu thực hiện khâu cấp thấp là gia công thuần túy, chỉ 15% hoạt động theo mô hình FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng).
“DN trong nước bình chân như vại, DN nước ngoài thì hồ hởi với FTA. Nước ngoài họ rất chuyên nghiệp và có lực mạnh về vốn, trong nước thì nhỏ lẻ, thói quen làm ăn cũng “được chăng hay chớ”, trước vấn đề lớn thường bối rối…”, ông Ngô Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may TP.HCM cảnh báo.
Vẫn vấn đề này, ông Nguyễn Diễn, VCCI Đà Nẵng trong một hội thảo mới đây cũng chia sẻ, sau khi kết thúc hội thảo “Kết nối chia sẻ DN ngành Gỗ về VPA-FLEGT” tổ chức tại Bình Định, khi đặt câu hỏi “Có nên tiếp tục đàm phán?” thì có đến 90% DN cho rằng không nên, trong khi theo lộ trình, Hiệp định này sẽ được ký kết vào cuối năm nay…
Theo Trung tâm WTO thuộc VCCI, các DN Việt Nam vẫn bị động trước các thông tin liên quan đến cơ hội và thách thức từ FTA. Thống kê cho biết, 70% DN xuất khẩu đang bỏ phí cơ hội tận dụng ưu đãi từ các thị trường sắp mở cửa. 
Biến “nguy” thành “cơ”
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu khi năm 2015, một loạt FTA đã được ký kết, song hành với những đàm phán đang đi vào giai đoạn cuối, như FTA với Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu, Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)...
Theo TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trong “nguy” có “cơ” bởi đây là thời điểm Việt Nam chơi với các đối tác lớn trên thế giới - một cơ hội chưa từng có.  Ông Thành lưu ý DN phải tự tìm cơ hội cho mình trong việc Việt Nam ký kết FTA, tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN+6, trong các ngành phân phối, bán lẻ, giải trí, logictis, kết nối hạ tầng…
“Thách thức lớn nhưng nếu chúng ta không chấp nhận rủi ro, sự bất định ít nhiều thì không có cơ hội phát triển. Tất nhiên, chúng ta sẽ làm thận trọng, giám sát chặt chẽ, nhưng đây là lựa chọn của Việt Nam, phải chấp nhận để phát triển. Việt Nam còn yếu nhưng dám chơi một hiệp định như TPP là có hàm ý. DN cũng nên chấp nhận với tinh thần đó, bởi đây là cơ hội có một không hai được chơi với những người tốt nhất…”- ông Thành chia sẻ.
Theo bà Bùi Kim Thúy, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, Việt Nam hiện đã tham gia 15 FTA, trong đó có 10 Hiệp định đã ký kết (8 Hiệp định đã ký và có hiệu lực, 2 Hiệp định đã ký nhưng chưa có hiệu lực), 5 Hiệp định đang hoặc đã kết thúc đàm phán.  
Một FTA toàn diện sẽ bao gồm các nội dung: Thương mại hàng hóa; Quy tắc ứng xử; Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại; Báo cáo kỹ thuật thương mại; Các biện pháp vệ sinh/kiểm dịch động thực vật; Thương mại dịch vụ; Thương mại điện tử; Đầu tư; Sở hữu trí tuệ; Lao động/di chuyển thể nhân; Môi trường/Mua sắm Chính phủ/ Chính sách về cạnh tranh/Cơ chế giải quyết tranh chấp; và một số lĩnh vực đặc thù khác.
Về phía DN, cần tập trung vào 3 giải pháp: Thứ nhất, đa dạng hóa thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro; thứ hai, xúc tiến thương mại (các sản phẩm mới có hàm lượng chế biến sâu, công nghệ cao vào các thị trường truyền thống; các sản phẩm truyền thống vào thị trường mới; các sản phẩm đặc thù vào các thị trường đặc thù); thứ ba, chú trọng công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức về FTA, từ đó nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ FTA.

Đọc thêm

Ông Hoàng Nam Tiến: 'Thế hệ làm chủ AI là thế hệ lãnh đạo tương lai'

Ông Hoàng Nam Tiến: 'Thế hệ làm chủ AI là thế hệ lãnh đạo tương lai'
(PLVN) - Tại chương trình FPT Leader Talk ngày 30/10, ông Hoàng Nam Tiến - Phó chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT nhấn mạnh trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường học tập và làm việc, người làm chủ được AI sẽ là những lãnh đạo tương lai.

Nhờ đâu Hoa sen Group đạt lợi nhuận sau thuế hơn 500 tỷ đồng?

Nhờ đâu Hoa sen Group đạt lợi nhuận sau thuế hơn 500 tỷ đồng?
(PLVN) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất niên độ tài chính (NĐTC) 2023-2024 (từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024). Theo đó, trong NĐTC 2023-2024, doanh thu hợp nhất đạt 39.272 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 510 tỷ đồng.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Binh đoàn 12 - 'Đội quân công tác' ở Làng Nủ

Ngôi nhà sàn bê tông đầu tiên ở Làng Nủ được Binh đoàn 12 cất nóc hôm 22/10 (Ảnh: Quốc Hồng).
(PLVN) -Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) cho hay, sau 1 tháng khởi công xây dựng, ngày 22/10, Bộ đội Trường Sơn đã cất nóc xong ngôi nhà đầu tiên tại khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Tổng công ty Khí Việt Nam nỗ lực chuyển đổi xanh

Tàu hỏa chở khí LNG từ Nam ra Bắc bằng đường sắt.
(PLVN) - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là doanh nghiệp dẫn dắt thị trường khí Việt Nam, đang nỗ lực chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh từ “đen” sang “xanh” nhằm phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, bảo vệ môi trường.

Để Việt Nam có nhiều doanh nghiệp 'sếu đầu đàn'

Để Việt Nam có nhiều doanh nghiệp 'sếu đầu đàn'
(PLVN) -  Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam đã có những đề xuất, “hiến kế” để cộng đồng doanh nghiệp nước ta ngày thêm lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển toàn diện nước Việt Nam.

Khơi thông ‘điểm nghẽn’ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phiên thảo luận
(PLVN) - Một trong những khó khăn lớn nhất các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải là vấn đề tiếp cận vốn và tiếp cận thị trường.  150 nhà quản lý, chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An vừa tham gia Hội thảo thảo luận về các giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn hiệu quả.

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường
(PLVN) -  Vào dịp ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, cộng đồng doanh nhân đón tin vui khi tiến sĩ, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng hai nữ doanh nhân khác được Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách “Những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2024".

Doanh nhân Tân cảng Sài Gòn “Vững vàng bứt phá - Vượt sóng vươn xa”

Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm và ông Nguyễn Hữu Nam tặng hoa chúc mừng Ban Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
(PLVN) - Tối 11/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024); tổng kết 10 năm “Quỹ phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ”. Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân dự chúc mừng.