Điếu Ngư lại "nóng" trong quan hệ Nhật - Trung

Bất chấp những cảnh báo từ phía Trung Quốc, ngày 11/9, Nhật ký hợp đồng mua một số đảo thuộc quần đảo mà cả hai cùng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh cũng đã cử 2 tàu hải giám đến quần đảo tranh chấp để “khẳng định chủ quyền".

Bất chấp những cảnh báo từ phía Trung Quốc, ngày 11/9, Nhật ký hợp đồng mua một số đảo thuộc quần đảo mà cả hai cùng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh cũng đã cử 2 tàu hải giám đến quần đảo tranh chấp để “khẳng định chủ quyền".

Ký hợp đồng mua đảo

Chính phủ Nhật hôm qua -11/9 chính thức quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư bằng cách ký hợp đồng với các chủ sở hữu tư nhân nhằm mua 3 đảo trong 5 đảo thuộc quần đảo này.

Số tiền 2,05 tỷ yen (26 triệu USD) mua đảo được trích từ ngân quỹ dự phòng của chính phủ. Chính phủ Nhật khẳng định rằng việc mua đảo là nhằm đảm bảo an ninh hàng hải tại các vùng biển lân cận cũng như duy trì và quản lý quần đảo một cách ổn định. Sau khi hoàn tất việc mua bán, nhóm đảo này sẽ do lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật quản lý.

Quần đảo Điếu Ngư
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: AP

Theo Chánh văn phòng Nội các Osamu Fujimura, thương vụ mua đảo sẽ không gây xáo trộn trong quan hệ giữa Nhật với các nước khác cũng như sự ổn định của khu vực. “Sự việc không nên là vấn đề cho mối quan hệ giữa Nhật với các nước khác và khu vực.

Chúng tôi chắc chắn không mong muốn bất kỳ ảnh hưởng nào đến mối quan hệ Trung-Nhật. Điều quan trọng là chúng ta phải tránh gây hiểu lầm và những vấn đề bất ngờ” – ông Fujimura nói. Ngoại trưởng Nhật  Koichiro Gemba cũng lên tiếng khẳng định việc mua đảo chỉ nhằm “duy trì hòa bình và ổn định của quần đảo”.

“Chúng ta không thể phá vỡ sự phát triển ổn định trong mối quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc vì vấn đề này. Cả 2 nước cần phải hành động một cách bình tĩnh, dựa trên tầm nhìn bao quát”, ông Gemba nói với các phóng viên sau cuộc họp nội các phê chuẩn thương vụ mua bán đảo. 

Bộ Ngoại giao Nhật cho biết, Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á và châu Đại Dương Shinsuke Sugiyama ngày hôm qua cũng đã được cử đến Trung Quốc để tìm cách kiềm chế phản ứng của Bắc Kinh, giải thích mục đích mua các đảo của Nhật. Cũng trong ngày 11/9, Nội các đã bổ nhiệm ông Shinichi Nishimiya làm đại sứ mới của Nhật tại Trung Quốc, thay thế ông Uichiro Niwa. 
Tàu hải giám đến Senkaku/Điếu Ngư
Ngay sau khi chính phủ Nhật tuyên bố sẽ quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp, Trung Quốc đã cử 2 tàu tuần tra đến khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để “khẳng định chủ quyền” của nước này tại đây. Tân Hoa xã cho biết, sáng qua - 11/9, 2 tàu của Hải giám Trung Quốc (CMS) đã đến vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hãng tin này cũng nói rằng CMS đã lên một kế hoạch hành động để bảo vệ chủ quyền và sẽ những phản ứng tùy theo diễn biến tình hình tại Senkaku/Điếu Ngư.
Trước đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/9 đều có những hành động để phản đối kế hoạch mua đảo của Nhật Bản. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố Bắc Kinh sẽ “không nhượng bộ” trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong khi đó tỏ ra cứng rắn hơn khi cảnh báo về những “hậu quả nghiêm trọng”.
“Chính phủ Trung Quốc sẽ không ngồi yên để nhìn lãnh thổ của mình bị xâm phạm. Nếu phía Nhật  vẫn khăng khăng làm theo cách của mình, họ sẽ phải gánh chịu tất cả những hậu quả nghiêm trọng phát sinh”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong một tuyên bố được Tân Hoa xã dẫn lại nói. 
Cùng ngày, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng đã triệu tập Đại sứ Nhật tại Trung Quốc Uichiro Niwa đến trụ sở Bộ Ngoại giao Trung Quốc để chuyển thông điệp phản đối hành động mua đảo của Tokyo mà Bắc Kinh cho là “bất hợp pháp”.
Truyền thông Nhật đưa tin, tại cuộc gặp với ông Dương, đại sứ Niwa đã đáp lại rằng Nhật không chấp nhận cách đánh giá một chiều của Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Cheng Yonghua cũng đã trình công hàm phản đối lên Bộ Ngoại giao Nhật.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật và Trung Quốc đã được "thổi bùng" lên hồi tháng trước sau khi Nhật bắt giữ một nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo. Những tranh cãi giữa 2 nước đã có dấu hiệu tác động đến lĩnh vực kinh tế, với việc một quan chức Trung Quốc nói rằng doanh số bán xe hơi của Nhật tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới sẽ bị tác động mạnh.
Minh Ngọc (theo Kyodonews, BBC, Reuters)  

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.