Điều kiện sản xuất phân bón: Hàng loạt yêu cầu “vô lý”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Góp ý với Bộ Công Thương về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã phản ứng về hàng loạt yêu cầu vô lý trong điều kiện sản xuất phân bón quy định trong khoản 9 Điều 1 Dự thảo sửa đổi Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP.

Theo quy định tại Dự thảo nghị định sửa đổi thì để được cấp phép sản xuất phân bón, trong các điều kiện DN phải đáp ứng có 4 điều kiện sau: Có địa điểm sản xuất phân bón được cơ quan có thẩm quyền cho phép (khoản 1); Có danh mục máy thiết bị, có hóa đơn mua bán máy thiết bị để chứng minh nguồn gốc (khoản 3); Có bản kê khai loại nguyên liệu, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất, phù hợp với công nghệ sản xuất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về nguyên liệu và phụ gia (khoản 6)....

“Đẻ” thêm “giấy phép con”?

Về điều kiện có địa điểm sản xuất phân bón được cơ quan có thẩm quyền cho phép, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, yêu cầu chấp thuận/cho phép về địa điểm sản xuất về bản chất là một loại giấy phép (giấy phép con). Theo pháp luật về đầu tư thì quy định về giấy phép phải bao gồm các nội dung cụ thể về điều kiện cấp phép, trình tự, thủ tục cấp phép.

Trong khi đó, Nghị định lại không có bất kỳ quy định nào về vấn đề này, cụ thể như trình tự, thủ tục nào để được chấp thuận về địa điểm sản xuất? Hồ sơ bao gồm những gì? Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hay từ chối dựa trên tiêu chí nào? Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này cụ thể là cơ quan nào?....

“Việc thiếu vắng những quy định này không chỉ không bảo đảm yêu cầu của Luật Đầu tư mà còn có nguy cơ lớn tạo dư địa tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho DN” – văn bản của VCCI gửi Bộ Công Thương nêu rõ.

Hơn nữa, bản thân điều kiện phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa điểm sản xuất là chưa hợp lý. Nếu việc cho phép này liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất phân bón gây ra, thì chính sách nên đi theo hướng, quy hoạch về địa điểm sản xuất phân bón ở địa phương và DN chỉ cần xây dựng nhà máy sản xuất phân bón phù hợp với quy hoạch là có thể được cấp phép mà không cần phải trải qua một bước “xin phép” cơ quan có thẩm quyền về địa điểm sản xuất nữa.

Chính vì thế, VCCI đề nghị xem xét bỏ quy định điều kiện này để hạn chế tình trạng “xin – cho”, phát sinh những giấy phép con bất hợp lý, gây khó khăn cho DN.

Quy định thiếu rõ ràng

Đó là nhận định của các chuyên gia về điều kiện “có danh mục máy thiết bị, có hóa đơn mua bán máy thiết bị để chứng minh nguồn gốc”. “Không rõ mục tiêu quản lý nhà nước đối với quy định này là gì? Các máy thiết bị và quy trình công nghệ phải có nguồn gốc như thế nào thì mới đủ điều kiện để được cấp phép?” – các chuyên gia pháp luật của VCCI nói.

Nếu điều kiện này là để bảo đảm máy móc thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng (không sử dụng các loại máy móc cũ nát, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm…) thì đây là quy định không cần thiết, bởi vấn đề này đã được kiểm soát bằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đang có (trong các văn bản pháp luật liên quan tới tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật), và cả các quy định khác trong Dự thảo này (ví dụ quy định “máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định” tại khoản 3 Điều 8 được sửa đổi).

Hơn nữa, vấn đề về nguồn gốc của máy móc thiết bị hoàn toàn không liên quan gì tới vấn đề về chất lượng máy móc thiết bị nói trên. Cơ quan có thẩm quyền cũng không có căn cứ gì để từ chối máy móc thiết bị vì lý do nguồn gốc (đặc biệt, nếu nguồn gốc này là nước xuất xứ thì vấn đề này thậm chí có thể vi phạm các nguyên tắc chính sách trong thương mại như tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hội nhập).

Vì thế, đây là điều kiện bị yêu cầu hủy bỏ.

Quy định vừa thiếu, vừa thừa

Điều kiện khác cũng bị cộng đồng DN phản ứng, đề nghị hủy bỏ là để được cấp phép sản xuất phân bón, DN phải xuất trình “bản kê khai loại nguyên liệu, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất, phù hợp với công nghệ sản xuất. Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về nguyên liệu và phụ gia”. Theo các DN, điều kiện này chưa hợp lý, bởi đây là các vấn đề của sản xuất, tại thời điểm xin cấp phép (tức là chưa có giấy phép, chưa bắt đầu sản xuất) DN không thể kê khai chi tiết tất cả các yếu tố này (đặc biệt là nguồn gốc xuất xứ cụ thể).

Kể cả, nếu có kê khai dự kiến nguyên phụ liệu đầu vào thì trong quá trình sản xuất  những yếu tố này có thể sẽ thay đổi, biến động, vì vậy dù có buộc kê khai thì quy định này cũng sẽ không mang lại hiệu quả quản lý nào cho Nhà nước, nhất là cơ quan quản lý Nhà nước không thể buộc DN sau đó phải kinh doanh theo đúng các vấn đề kê khai, bởi như vậy sẽ là can thiệp vào quyết định kinh doanh của DN, vi phạm quy định về tôn trọng quyền tự quyết của chủ thể kinh doanh quy định trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Hơn nữa, nếu mục tiêu của quy định này là nhằm quản lý chất lượng của phân bón thì quy định hiện tại đã đủ để kiểm soát được sản phẩm phân bón. Bởi, phân bón được xếp vào sản phẩm nhóm 2, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường DN phải công bố hợp quy, đồng nghĩa với việc các sản phẩm được lưu thông trên thị trường đều phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng theo quy định.

Doanh nghiệp có cần phải có phòng thử nghiệm?

Một điều kiện khác được dự thảo đưa ra hai phương án để lựa chọn. Phương án 1, có phòng thử nghiệm, phân tích được công nhận hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa để quản lý chất lượng. Đến tháng 12/2017, các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có phòng thử nghiệm, phân tích được công nhận để đánh giá các chỉ tiêu phân bón do mình sản xuất. 

Phương án 2, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có chỉ tiêu dinh dưỡng đa lượng phải có phòng thử nghiệm phân tích được các chỉ tiêu dinh dưỡng đa lượng của phân bón do mình sản xuất, sử dụng phương pháp thử phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở. Đối với các chỉ tiêu chất lượng khác, tổ chức, cá nhân phải có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định có phạm vi phép thử được chỉ định phù hợp để quản lý chất lượng sản phẩm.

Như đã phản ánh ở trên, phân bón trước khi đưa ra thị trường DN sẽ bắt buộc phải công bố hợp quy, có nghĩa là các chỉ tiêu phân bón sẽ được phân tích đánh giá bởi phòng thử nghiệm, phân tích được công nhận. Hiện nay, pháp luật cho phép các tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy, do đó, DN không cần thiết phải có phòng thử nghiệm, phân tích riêng mà có thể sử dụng dịch vụ do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp cung cấp.

Thậm chí, do thị trường các dịch vụ này hiện nay là tương đối mở, cạnh tranh cao (nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ), không cần thiết phải có thỏa thuận trước giữa người sản xuất phân bón với các tổ chức chứng nhận sự phù hợp, phòng thử nghiệm…, và bất kỳ khi nào có nhu cầu người sản xuất đều có thể có được dịch vụ này. 

“Như vậy giải pháp tốt nhất là bỏ điều kiện này. Nếu có lý do giải trình thuyết phục về việc cần giữ điều kiện này thì phương án 1 là phù hợp hơn trong 02 phương án, tuy nhiên đề nghị Ban soạn thảo bỏ yêu cầu “đến tháng 12/2017, các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có phòng thử nghiệm, phân tích được công nhận để đánh giá các chỉ tiêu phân bón do mình sản xuất” – VCCI góp ý.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.