Điêu đứng vì sông Ba bị "bức tử"

Đời sống của hàng vạn cư dân thị xã An Khê, huyện Kon Chro (Gia Lai) đang bị đảo lộn do sông Ba, con sông dài nhất miền Trung- Tây nguyên, đoạn chảy ra qua địa phương này đã trở thành dòng sông “chết” vì khô cạn, ô nhiễm trầm trọng.

Đời sống của hàng vạn cư dân thị xã An Khê, huyện Kon Chro (Gia Lai) đang bị đảo lộn do sông Ba, con sông dài nhất miền Trung- Tây nguyên, đoạn chảy ra qua địa phương này đã trở thành dòng sông “chết” vì khô cạn, ô nhiễm trầm trọng.

Kỳ 1: Dòng sông trở thành… vũng bùn

Trong hàng loạt nhà máy xả thải ra sông Ba, nước thải chưa qua xử lý an toàn của Nhà máy Đường An Khê (thuộc Cty CP Đường Quảng Ngãi) là nguyên nhân chính khiến nước sông đặc quánh, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Hiện nay, hàng vạn người dân lâm vào khốn đốn vì phải sống trong ô nhiễm nhưng chính quyền không thể đóng cửa nhà máy.

Sông “chết”, người điêu đứng

Nhiều người dân thị xã An Khê nói rằng ngay cả những người đã sống ở đây lâu năm cũng không còn nhận ra dòng sông Ba một thời thơ mộng chảy qua đô thị Tây nguyên này. Dòng sông rộng lớn giờ đã trơ đáy, khắp nơi là những bãi đá, cây cỏ, rác rưởi bên cạnh những vũng bùn khổng lồ, đặc quánh; mùi hôi thối nồng nặc lan rộng ra khắp vùng.

reagva
Sông Ba đoạn qua thị xã An Khê trơ đáy với những vũng bùn hôi thối do nước thải từ nhà máy đọng lại.

Khu vực cầu sông Ba giữa lòng thị xã vốn là nơi tập trung vui chơi của người dân địa phương giờ mỗi khi đi qua ai cũng bịt mũi đi thật nhanh để tránh mùi hôi tanh xộc lên lòng sông. Đoạn sông  “chết” kéo dài hàng chục cây số, từ thị xã An Khê xuống huyện Kon Chro.

Khốn khổ nhất là người dân sống gần sông Ba thuộc hai phường An Bình, Tây Sơn (thị xã An Khê). Ông Nguyễn Văn Tân (ở phường An Bình), bức xúc: “Mùi hôi thối xộc thẳng vào nhà, không ai chịu nổi. Nhiều nhà phải đóng cửa suốt ngày đêm. Nhà nào ở gần sông mà có trẻ em, người già thì phải đưa đi lánh tạm nơi khác vì bị dị ứng, viêm phổi. Ban đêm, muỗi bay dày đặc khắp nơi”.

Bà Trần Thị Lan (ngụ tổ 8, phường An Bình), than thở: “Phần lớn nước giếng nước bị đen ngòm, có mùi hôi tanh không thể sử dụng. Hàng quán bán ở đây không ai dám đến mua.

sthrs
Cống xả nước thải từ Nhà máy Đường An Khê ra sông Ba luôn bốc hơi nóng và mùi hôi nồng nặc.

Nhiều người muốn đi nơi khác sinh sống nhưng bán nhà không ai mua”. Nằm gần bờ sông, quán cà phê vườn Sông Ba của Đặng Đức Nam đầu tư gần 2 tỉ đồng nay phải đóng cửa vì không còn khách nào bước đến.

Tương tự, cả một dãy phố dài hầu như không còn hàng quán. Ở Trường THPT Quang Trung nằm trên địa bàn phường Tây Sơn, một cảnh tượng lạ là nhiều học sinh mang khẩu trang ngay cả trong giờ học. Một giáo viên của trường cho biết gần đây nhiều học sinh có biểu hiện đau đầu, dị ứng do phải hít thở bầu không khí ô nhiễm nặng nề. 

Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch UBND thị xã An Khê - cho biết, tình trạng sông Ba bị ô nhiễm đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hơn 20.000 người dân địa phương này. “Tình trạng sông Ba cứ tái diễn liên tục, chính quyền, các cơ quan chức năng đã nhiều lần kiểm tra, xử lý nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả”- ông Thắng nói.

Nhà máy tống nước thải ra sông

Một số người dân thị xã An Khê trực tiếp đưa chúng tôi đến cống xả thải của Nhà máy Đường An Khê ra sông Ba chôn khuất trong các bụi rậm. Len lỏi qua con đường mòn nhỏ, ngoằn ngoèo giữa các bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một miệng cống có đường kính gần một mét, nước đổ ra ầm ầm như thác, có màu đen ngòm, hơi nóng bốc lên mù mịt, mùi hôi nặng gắt xông ra đến buồn nôn, khó thở.

Lại gần miệng cống, mùi khó chịu xộc lên đến nhức óc, ai cũng bị đau đầu, hoa mắt. Ông Phó Khải Nghĩa, ở phường An Bình, một trong những người đầu tiên phát hiện ra miệng cống, nói: “Khi đổ ra sông Ba, nước thải hôi thối và nóng như thế này khiến không sinh vật gì có thể sống nổi”. Lòng sông Ba từ bên dưới miệng cống xả thải trở xuống, nước đen thui, cô đặc thành những vũng bùn giữa các khe đá, cây cối hai bên mép sông đều bị héo úa. Cả một đoạn sông dài hầu như không còn sự sống.

Ông Nguyễn Văn Thắng khẳng định: “Qua kiểm tra đã xác định nguyên nhân chính gây ô nhiễm sông Ba hiện nay là do Nhà máy Đường An Khê xả trực tiếp nước thải chưa xử lý triệt để ra sông”. Theo bà Đặng Thị Yến, Trưởng phòng Tài nguyên- Môi trường thị xã An Khê, kết quả kiểm nghiệm đối với các mẫu nước thải từ Nhà máy Đường An Khê xả ra sông Ba cho thấy có ba thành phần vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 10 lần.

Còn nước ở các khu vực khác bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, ô nhiễm dinh dưỡng, vi sinh, dầu mỡ... khiến hàm lượng ô xy hòa tan trong nước giảm. Do đó, hiện nay nguồn nước sông này không thể sử dụng để cấp nước sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh, thậm chí không thể dùng để tưới cây cối, hoa màu. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Nhà máy Đường An Khê 180 triệu đồng do có nhiều vi phạm về bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê - thừa nhận: “Trong những nguyên nhân gây ô nhiễm sông Ba có nguyên nhân từ nước thải của nhà máy chúng tôi. Hiện nay, chúng tôi đang nâng công suất của nhà máy từ 4.500 tấn mía/ngày lên 10.000 tấn mía/ngày. Tuy nhiên, do thời gian lắp đặt gấp nên hệ thống xử lý nước thải chưa hoàn chỉnh”.

Ông Mai Văn Phường, Trưởng phòng Kỹ thuật Nhà máy Đường An Khê, xác nhận do thiết bị mới lắp đặt, chưa hoàn chỉnh nên bị rò rỉ đường ra nước thải. Trong khi đó, hệ thống gom nước thải chưa đấu nối xong nên nước thải nhiễm đường chưa xử lý chảy ra môi trường.

Chính vì thế, hiện nay phần lớn nước thải từ nhà máy đường An Khê xả ra môi trường chưa được xử lý triệt để nên không đảm bảo an toàn. Tại cống xả của nhà máy ra sông Ba với lưu lượng 160-170 m3/giờ có nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C. Do đó, theo phản ánh của người dân địa phương, nhà máy đường An Khê càng hoạt động thì sông Ba càng bị ô nhiễm nặng hơn.

Khi chúng tôi hỏi “Nếu là người dân, ông có bức xúc không?”, ông Hòa thừa nhận phản ánh của người dân là chính xác. “Nếu là người dân, tôi cũng bức xúc. Tuy nhiên, do áp lực tiêu thụ mía nên nhà máy vừa sản xuất vừa khắc phục. Hiện nay nhà máy đang đầu tư 40 tỉ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải khép kín, có lẽ khoảng một tháng nữa sẽ cơ bản hoàn chỉnh”.

Ông Nguyễn Văn Thắng nói: “Hiện nay đang thời kỳ sản xuất cao điểm nên Nhà máy Đường An Khê xin được tiếp tục hoạt động và cam kết sẽ xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải vào cuối tháng 2-2012. Mỗi ngày có đến hàng trăm xe tải chở mía nằm chờ kéo dài cả mấy cây số để vào nhà máy tiêu thụ nên tỉnh cũng không thể yêu cầu đóng cửa nhà máy”.

Tháng 4/2011, kết quả kiểm nghiệm, phân tích của Trung tâm Kỹ thuật quan trắc môi trường thuộc khu kinh tế Dung Quất (Quãng Ngãi) cho thấy các mẫu nước thải của Nhà máy Đường An Khê xả ra sông Ba đoạn qua thị xã An Khê có nhiều chỉ tiêu vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nước thải công nghiệp từ 1,7 đến 10 lần.

Gần một năm sau, kết quả kiểm nghiệm các mẫu nước thải của nhà máy này xả ra sông Ba tiếp tục có đến ba thành phần vượt tiêu chuẩn cho phép đến hơn 10 lần. Thế nhưng, lãnh đạo nhà máy này lại giải thích là do đang lắp đặt thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chưa hoàn chỉnh và tiếp tục hứa hẹn thêm thời gian nữa để khắc phục

Uyên Thu

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?