Năm 2017, ĐHQG tuyển sinh ĐH chính quy với 7.345 chỉ tiêu của 99 ngành/chương trình đào tạo (CTĐT) bậc đại học thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Luật học, Y – Dược.
Trường ĐH Công nghệ, nhiều nhóm ngành có điểm sàn cao nhất là 20 và thấp nhất là 16. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ngành Công nghệ sinh học có điểm sàn cao nhất 19,5 và vài ngành có mức điểm 15,5. Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn 6 ngành có mức điểm đảm bảo chất lượng đầu vào là 20, các ngành còn lại đều 17 điểm. Trường ĐH Ngoại ngữ, tất cả các ngành đều có ngưỡng đầu vào 15,5. Trường ĐH Kinh tế, ngưỡng điểm sàn cao nhất 17 áp dụng cho ngành Kế toán và nhiều ngành có mức điểm 15,5. Trường ĐH Giáo dục, điểm sàn từ 16 đến 16,5. Khoa Luật, Y dược và Quốc tế có mức điểm sàn từ 15,5 đến 21 điểm.
Năm 2017, 9 đơn vị thuộc ĐHQG Hà Nội tuyển sinh đại học chính quy gồm: Trường Đại học Công nghệ tuyển sinh 1.120 chỉ tiêu, 13 ngành/CTĐT. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên 1.420 chỉ tiêu, 25 ngành/CTĐT. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn 1.610 chỉ tiêu, 23 ngành/CTĐT. Trường Đại học Ngoại Ngữ 1.225 chỉ tiêu, 14 ngành/CTĐT. Trường Đại học Kinh tế 680 chỉ tiêu, 9 ngành/CTĐT. Trường Đại học Giáo dục 300 chỉ tiêu, 6 ngành đào tạo. Khoa Luật 400 chỉ tiêu, 2 ngành đào tạo. Khoa Y Dược 190 chỉ tiêu, 3 ngành đào tạo. Khoa Quốc tế 400 chỉ tiêu, 3 ngành đào tạo.
Đại học Quốc gia Hà Nội: Nhiều ngành điểm sàn từ 17-20 |
Sinh viên theo học một số ngành đào tạo chuẩn ở các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQG Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội theo học chương trình đào tạo thứ hai thuộc các ngành khoa học xã hội, kinh tế, ngoại ngữ, luật học. Để tận dụng được cơ hội này, người học phải quyết tâm ngay từ ngày lựa chọn đăng ký xét tuyển vào trường. Sau khi trúng tuyển và hoàn thành khối lượng kiến thức đào tạo của năm thứ nhất đạt kết quả điểm trung bình chung tích lũy ≥ 2.0 (thang điểm 4.0) hay 5,0 (thang điểm 10), các em có thể đăng ký theo học chương trình đào tạo thứ hai.