Dịch Covid-19 sáng ngày 26/10: Số người mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt 43 triệu ca

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 1 ngày qua, thế giới ghi nhận trên 397.000 ca bệnh Covid-19 và trên 4.300 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 43 triệu ca, trong đó trên 1,15 triệu ca tử vong.

Thủ tướng Bulgaria dương tính với virus SARS-CoV-2

Ngày 25/10, Thủ tướng Bulgaria Boiko Borisov đã trở thành lãnh đạo chính trị mới nhất có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Trên tài khoản Facebook cá nhân, Thủ tướng Borisov xác nhận: "Sau 2 lần xét nghiệm PCR, tôi có kết quả dương tính với Covid-19". Bên cạnh đó, ông còn cho hay ông có những triệu chứng nhẹ và sẽ tự cách ly tại nhà.

Thủ tướng Bulgaria Boiko Borisov.
Thủ tướng Bulgaria Boiko Borisov. 

Như vậy, chỉ trong 2 ngày, đã có 2 nhà lãnh đạo ở châu Âu được xác định mắc Covid-19. Trước đó, ngày 24/10, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Châu Âu đang đối phó với làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai, với số ca mắc mới mỗi ngày ở nhiều quốc gia tăng mạnh. Riêng Bulgaria, số ca tử vong do Covid-19 ở nước này đã vượt 1.000 và số ca mắc là trên 37.000.

Hà Lan và Slovakia ghi nhận số ca mắc mới tăng cao chưa từng thấy

Số liệu do Viện Y tế công cộng (RIVM) công bố cùng ngày 25/10 cho thấy số ca mắc mới Covid-19 tại Hà Lan tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, với hơn 10.202 ca trong 24 giờ qua. Như vậy, quốc gia Tây Bắc châu Âu này đã ghi nhận tổng cộng 291.254 ca mắc, trong đó có 7.046 tử vong.

Từ ngày 14/10 vừa qua, Chính phủ Hà Lan đã áp đặt các biện pháp phong tỏa một phần để khống chế dịch bệnh, trong đó có lệnh đóng cửa tất cả các quán bar và nhà hàng tại nước này.

Bộ Y tế Slovakia công bố thêm 3.042 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Đây là ngày thứ ba liên tiếp số ca mắc mới tại nước này tăng lên mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Đến nay, Slovakia có tổng cộng 43.843 ca mắc, trong đó có 159 ca tử vong.

Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp chống Covid-19

Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp và áp lệnh giới nghiêm khắp cả nước, ngoại trừ quần đảo Canary, nhằm ngăn chặn sóng Covid-19 thứ hai.

Tình trạng khẩn cấp mới sẽ kéo dài tới đầu tháng 5/2021, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm nay thông báo. "Tình hình chúng ta đang phải trải qua là rất nguy cấp", ông cho biết trong bài phát biểu trên truyền hình sau khi tham dự một cuộc họp nội các bàn về cuộc khủng hoảng Covid-19.

Các biện pháp khẩn cấp được đưa ra nhằm đáp lại lời kêu gọi từ các khu vực của Tây Ban Nha yêu cầu quyền áp đặt lệnh giới nghiêm nhằm chống lại tình trạng số ca nhiễm Covid-19 đang tăng nhanh trở lại.

Italy hạn chế nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ

Ngày 25/10, Italy đã áp đặt các hạn chế mới trên toàn quốc ít nhất trong 1 tháng trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tại quốc gia này đang tăng cao.

Các hạn chế mới nhằm phòng chống dịch Covid-19 tại Italy gồm đóng cửa các phòng tập thể dục, hồ bơi và rạp chiếu phim, áp đặt lệnh đóng cửa sớm đối với quán cà phê và nhà hàng, yêu cầu tất cả người dân phải đeo khẩu trang ở ngoài trời. Quy định mới có hiệu lực từ ngày 26/10 và kéo dài đến ngày 24/11.

Lo ngại về khả năng lệnh phong tỏa sẽ làm tê liệt nền kinh tế vốn đang trì trệ, đặc biệt là sau 10 tuần đóng cửa nghiêm ngặt do đại dịch trước đó, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã lựa chọn áp đặt các biện pháp hạn chế mới nhằm tránh việc đóng cửa trên toàn quốc.

Ông Conte nói: "Mục đích của chúng tôi là bảo vệ sức khỏe của người dân và nền kinh tế".

Các chủ nhà hàng và quán bar đã phản đối mạnh mẽ những biện pháp hạn chế mới, trong đó yêu cầu họ đóng cửa lúc 18h hàng ngày, tối đa 4 khách mỗi bàn. Hầu hết các nhà hàng ở Italy thường không bắt đầu phục vụ bữa tối trước 20h. Trong những tháng gần đây, các quán cà phê và nhà hàng đã được phép mở cửa trở lại để phục vụ ăn uống ngoài trời hoặc hạn chế chỗ ngồi trong nhà.

Thủ tướng Conte cam kết, từ tháng 11, Chính phủ Italy sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và lưu ý rằng, các quán cà phê và nhà hàng có thể thực hiện dịch vụ giao đồ ăn tại nhà đến 24h.

Theo các quy định mới, khán giả bị cấm đến sân vận động trong các trận đấu thể thao chuyên nghiệp, bao gồm cả bóng đá. Việc tổ chức tiệc chiêu đãi sau các nghi lễ tôn giáo hoặc dân sự như đám cưới đều bị cấm. Quy định mới tiếp tục miễn đeo khẩu trang cho trẻ em dưới 6 tuổi và những người đi tập thể dục ngoài trời.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.