Dệt may Việt: Xuất tỷ USD nhưng thị trường nội địa vẫn chông chênh

Sản phẩm dệt may "Made in Vietnam" đang phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Sản phẩm dệt may "Made in Vietnam" đang phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
(PLO) - Trong khi áp lực cạnh tranh trên thế giới diễn ra hết sức gay gắt dẫn đến đơn hàng sụt giảm thì bản thân thị trường nội địa cũng chưa là điểm tựa vững chắc cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Đơn hàng liên tục sụt giảm

Nhìn lại 2016, có thể thấy đây là một năm khó khăn nhất của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 28,2 tỷ USD thấp hơn 1,7 tỷ USD so với mục tiêu đề ra từ đầu năm.

Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty đầu tư và thương mại TNG (Thái Nguyên) cho biết, bản thân ngành dệt may Việt Nam đang bị cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế dẫn đến lượng đơn hàng cũng sụt giảm theo. 

Nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) được ký kết trong thời gian qua nhưng thực tế doanh nghiệp trong nước vẫn chưa tận dụng được lợi thế của các hiệp định này để đẩy mạnh xuất khẩu.

Đáng chú ý, từ cuối năm 2016, nhiều đơn hàng của Việt Nam đã bị dịch chuyển sang một số nước cùng sản xuất hàng dệt may như Myanmar, Bangladesh, Campuchia, điều này kéo theo những áp lực lên việc tìm kiếm khách hàng của các doanh nghiệp nội.

Và để tồn tại, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận những yêu cầu khắt khe nhất của đối tác đưa ra để ký được đơn hàng xuất khẩu cũng như vượt qua giai đoạn khó khăn.

Nêu thực tế này, ông Nguyễn Đình Lập, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Phúc (Bắc Giang) cho biết, doanh nghiệp của ông đã chấp nhận ký đơn giá thấp hơn và phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng rất khắt khe của khách hàng.

Bên cạnh đó, công ty phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đóng gói nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất đáp ứng các yêu cầu của đối tác nhập khẩu.

Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, việc tăng trưởng xuất khẩu ở mức 2 con số đã bị "trễ hẹn", trong năm 2016 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 28,2 tỷ USD thấp hơn 1,7 tỷ USD so với mục tiêu đề ra từ đầu năm. 

Nhìn nhận việc này, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, với tốc độ tăng trưởng 5,2% trong năm 2016 cũng là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2008 của ngành dệt may Việt Nam.

Ông cũng tỏ ra không mấy lạc quan khi năm 2017 áp lực cạnh tranh của ngành dệt may trong nước sẽ còn lớn hơn bởi cả 5 nước còn lại trong khối xuất khẩu dệt may lớn đều tập trung "tấn công" Việt Nam.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Khó giữ vị thế trên sân nhà

Hiện thị trường nội địa có quy mô 4,5 tỷ USD cho ngành dệt may, dù vậy theo lãnh đạo Vinatex đây không phải là điều kiện lý tưởng, bởi theo phân tích của ông Lê Tiến Trường, trong khi năng lực sản xuất của ngành đã lên tới 35 tỷ USD thì quy mô trên còn quá nhỏ và không có vị trí để có thể điều hòa được sản xuất khi xuất khẩu suy giảm.

Điều này khác với Trung Quốc khi năng lực xuất khẩu lên tới 260 tỷ USD thì thị trường nội địa cũng đạt con số 270 tỷ USD, Ấn Độ có thị trường nội địa lớn gấp 3 lần xuất khẩu trong khi với Indonesia thị trường nội địa lớn gấp 2 lần xuất khẩu. Do vậy, khi thị trường xuất khẩu chung khó khăn, các nước này vẫn có cơ sở để rút lui và phát triển thị trường nội địa.

"Toàn bộ thị trường nội địa chỉ đáp ứng xấp xỉ 2 tháng sản xuất của ngành, nên không tạo ra thế cân bằng cho hoạt động xuất khẩu và sẽ tạo ra khó khăn nhiều hơn so với các quốc gia có thị trường nội địa lớn," ông Trường nói.

Một thực tế nữa khiến thị trường nội địa vẫn chưa là điểm tựa vững chắc cho ngành dệt may Việt Nam. Thống kê của Vinatex cho thấy, tại khu vực nông thôn, các sản phẩm dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nhập khẩu không rõ nguồn gốc, trong khi ở đô thị, sản phẩm của doanh nghiệp nội cũng phải chạy đua về thị phần với hàng hóa nhập khẩu từ khu vực ASEAN.

Ông Trường cho biết, đến thời điểm này, tại khu vực nông thôn, thị phần của ngành dệt may Việt Nam chỉ chiếm 20% trong khi các vùng đô thị tỷ lệ này chiếm 55-60%.

"Nếu tất cả các doanh nghiệp đều đi theo phong trào phát triển nội địa thì sẽ khó cho việc duy trì hiệu quả của phát triển thị trường này và cũng cần có những mũi nhọn nhất định duy trì thị trường," ông Trường nói.

Từ phân tích kể trên, lãnh đạo Vinatex đặt niềm tin lớn vào các doanh nghiệp mạnh, có thương hiệu để làm thị trường nội địa. Bên cạnh đó, lãnh đạo Tập đoàn sẽ tập trung các giải pháp để nâng cao năng suất lao động bằng cách thay thế dần các thiết bị kém hiệu quả, áp dụng công nghệ để giảm chi phí lao động trên từng đơn vị sản phẩm.

"Trong điều kiện thị trường chưa có nhiều điểm sáng thì việc củng cố khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước không dựa vào đầu tư mở rộng là con đường phù hợp nhất, trong đó tập đoàn đã tính đến phương án nhà máy may có thể hoạt động hai ca để nâng cao vị trí việc làm và sản lượng nhưng không tập trung cho đầu tư," lãnh đạo Vinatex nói về giải pháp trong năm 2017./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.