Đề nghị công an khởi tố bác sĩ vụ bệnh nhân bị cưa chân

(PLO) - Cho rằng, bác sĩ Khôi chẩn đoán sai khiến mình bị cưa cụt 1/3 chân phải, thương tật khoảng 65%, anh Lâm đã đề nghị công an khởi tố hình sự.

Ngày 6/4, anh Lê Hoàng Lâm (28 tuổi, ở Long An) cùng luật sư Lê Quang Vũ (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết đã gửi đơn tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 5 TP.HCM đề nghị khởi tố hình sự bác sĩ Trần Chí Khôi công tác tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. Nguyên đơn cho rằng bác sĩ Khôi đã vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh gây ra hậu quả nghiêm trọng theo Điều 242 Bộ Luật Hình sự.

Nạn nhân tố bác sĩ, bệnh viện thất hứa

Theo anh Lâm, lý do anh đề nghị công an khởi tố bác sĩ Khôi vì sau nhiều cuộc họp nhưng bệnh viện không thừa nhận lỗi bác sĩ chẩn đoán sai khiến anh bị cưa chân. Bệnh viện không làm chân giả theo nguyện vọng của nạn nhân cũng như không đền bù thiệt hại thỏa đáng để anh này chuyển đổi nghề nghiệp như đã hứa.

Đối chiếu với lời bác sĩ Thoại thì bác sĩ Khôi đã không thực hiện đúng quy trình trên nên đã dẫn đến hậu quả chân anh Lâm bị hoại tử, phải cắt bỏ 1/3 dưới đùi phải, tỷ lệ thương tật khoảng 65%.

Trong đơn yêu cầu khởi tố hình sự bác sĩ Khôi, anh Lâm dẫn lời TS.BS Trần Bá Thoại, Ủy viên BCH Hội Nội Tiết Việt Nam, nói để tránh sai sót khi khám, điều trị một ca chấn thương cẳng chân, thầy thuốc cần tuân thủ quy trình kiểm tra tổn thương xương, phần mềm, mạch, thần kinh, biến chứng cấp, nhiễm khuẩn, hoại tử sớm.

 
 

Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn luật sư TP.HCM, việc nạn nhân tố cáo bác sĩ Trần Chí Khôi là có trên cơ sở nhận định của Hội đồng chuyên môn Sở Y tế kết luận “…có sai sót chuyên môn trong quá trình chăm sóc, xử trí và điều trị, kinh nghiệm còn hạn chế trong trường hợp khó”.

Trường hợp này, sau khi tiếp nhận đơn tố cáo cơ quan điều tra sẽ tiến hành xem xét, điều tra xem bác sĩ Khôi đã thực hiện đúng quy trình khám bệnh, chữa bệnh hay chưa. Bên cạnh đó, việc anh Lâm bị cắt cụt 1/3 dưới đùi phải là thiệt hại nghiêm trọng sức khỏe cho nạn nhân.

Tuy nhiên, việc có đủ yếu tố cấu thành tội danh này hay không còn phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo của ông Lâm.

Anh Lâm bị cắt cụt 1/3 chân do sự chủ quan của bác sĩ. Ảnh: Nạn nhân cung cấp.
Anh Lâm bị cắt cụt 1/3 chân do sự chủ quan của bác sĩ. Ảnh: Nạn nhân cung cấp.

Gần một năm không giải quyết

Khoảng 18h ngày 21/6/2016, anh Lê Hoàng Lâm chạy xe máy lên xã Bình Hiệp (Mộc Hóa, Long An) để giữ rẫy dưa thì bị té, chân phải đập mạnh vào gốc cây ven đường.

Sau đó, anh được người dân chở đến Bệnh viện Mộc Hóa cấp cứu. Xác định đây là ca nặng nên sau khi sơ cứu, bệnh viện đã chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Long An. Lúc này chân anh Lâm ngày càng sưng to và đau hơn nên gia đình quyết định chuyển lên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM.

Bác sĩ Trần Chí Khôi khám và chỉ định chụp X-quang kiểm tra. Xem qua kết quả chụp phim rồi cho biết chỉ bị bong gân, bác sĩ Khôi kê toa thuốc cho xuất viện, hẹn tuần sau lên tái khám.

Về nhà được 3 ngày thì tình hình càng trở nặng, nên gia đình đưa lên lại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình kiểm tra lại. Sau đó, bệnh viện đã họp và chuyển anh Lâm sang Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ngày 25/6/2016, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chẩn đoán anh Lâm bị hoại tử bàn chân phải, tắc động mạch kheo phải, chấn thương gối phải. Phương pháp điều trị: phẫu thuật cắt cụt 1/3 dưới đùi phải.

Gần một tháng sau, lãnh đạo Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM đã có buổi trao đổi thông tin với báo chí. Tại buổi làm việc phía bệnh viện này đã thừa nhận sai sót và hứa sẽ có trách nhiệm với bệnh nhân.

Tại buổi hòa giải, ngày 25/7/2016, gia đình anh Lâm phản bác kết luận của Sở Y tế TP.HCM.

Một ngày sau đó, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh có văn bản gửi Sở Y tế TP.HCM, yêu cầu khẩn trương xác minh làm rõ việc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình chẩn đoán sai, làm bệnh nhân Lâm buộc phải cưa chân.

Tuy nhiên, gần một năm trôi qua nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết.

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.