Đẩy lùi tảo hôn để nâng cao chất lượng giáo dục

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là đẩy lùi vấn nạn tảo hôn. Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Rô Krik - Chủ tịch UBND xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai - nơi có không ít em gái mới chỉ 14, 15 tuổi đã nghỉ học để lấy chồng và sinh con.

Theo Phòng Dân tộc huyện Krông Pa, thời gian qua, nạn tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Năm 2023, toàn huyện có 61 cặp tảo hôn (giảm 10 cặp tảo hôn so với năm 2022) và 1 cặp hôn nhân cận huyết thống.

Tỉnh Gia Lai đang thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết giai đoạn 2017 - 2025” và mới sơ kết 3 năm thực hiện đề án. Với địa bàn xã Đất Bằng, thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong những năm gần đây diễn ra như thế nào, thưa ông?

- Đất Bằng là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Krông Pa, Gia Lai có 4 buôn gồm: Ia Rnho, Ia Rpua, Ia Prong, Ma Giai, với gần 2.000 hộ và gần 5.000 khẩu, chủ yếu là đồng bào DTTS. Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết giai đoạn 2017 - 2025” được 3 cấp chính quyền từ tỉnh đến xã thực hiện đồng bộ, quyết liệt tập trung vào tuyên truyền, vận động trên nhiều kênh, như: tuyên truyền khi tổ chức họp dân, tuyên truyền trực tiếp tới từng đối tượng, tuyên truyền ở các trường học… Kết quả tình trạng tảo hôn mấy năm gần đây có giảm nhưng chưa đáng kể.

Giai đoạn 2010 - 2015, xã cũng đã ra nghị quyết, tham mưu để xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu như thách cưới 3 - 4 con bò, tiền 5 - 10 triệu đồng, chưa kể tiền góp làm đường cho buôn làng, phía Nam thị trấn thách cưới cao. Đồng bào DTTS ở đây theo chế độ mẫu hệ nên nhà gái phải nộp tiền cho nhà trai - điều này gây rất nhiều khó khăn cho nhà gái khi có con đến tuổi lập gia đình…

Ông Rô Krik - Chủ tịch UBND xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: PV)

Ông Rô Krik - Chủ tịch UBND xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: PV)

Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở địa phương và có người dân nào bị xử lý khi vi phạm tảo hôn, hôn nhân cận huyết chưa?

- Nhận thức của thế hệ trẻ về tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết còn thấp. Bên cạnh đó, còn do ảnh hưởng của phong tục tập quán, phụ nữ quá tuổi chưa lập gia đình lo bị “ế chồng” và do mong muốn của cha mẹ, anh em, họ hàng mong con gái có chồng sớm, đỡ được mối lo trong nhà. Tình trạng tảo hôn trong vùng DTTS còn phổ biến bởi công tác tuyên truyền ở đây gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của những quan niệm lạc hậu, chế độ mẫu hệ, tục nối dây, tục hứa hôn, nội hôn tộc người, ngoại hôn dòng họ tính theo họ mẹ. Đối với họ, việc bỏ tiền ra cưới vợ, gả chồng sớm cho con cái cũng đồng nghĩa với việc trong nhà sẽ có thêm người, thêm lao động để làm nương, làm rẫy. Do vậy, những chính sách tuyên truyền của địa phương chưa đạt được hiệu quả.

Như tôi đã nói, phong tục lạc hậu ăn sâu vào cộng đồng DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Nhiều dân tộc quan niệm, cùng họ thì không được lấy nhau nhưng khác họ có thể lấy nhau, kết hôn như vậy họ hàng càng thêm thân thiết, giữ được tài sản, không lo mất tài sản cho người ngoài… Đây là điều khiến cho tình trạng hôn nhân cận huyết vẫn còn, tuy nhiên không nhiều như trước. Từ trước đến giờ, ở xã chưa xử lý trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết nào.

Xin ông cho biết những khó khăn của chính quyền xã trong việc đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở vùng đồng bào DTTS. Theo ông, cần có những biện pháp nào để giảm số người tảo hôn, hôn nhân cận huyết?

- Khó khăn của chính quyền trong việc đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết phần lớn do phong tục tập quán. Thời gian qua, xã đã tăng cường tuyên truyền, vận động bà con qua nhiều kênh: giáo dục, răn đe để người dân nhận thức được tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Chúng tôi đã và đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền rộng rãi đến từng hộ gia đình về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, áp dụng các biện pháp tránh thai trong độ tuổi sinh sản, vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…

Để triển khai có hiệu quả, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh, thiếu niên qua nhiều kênh. Và cũng cần có biện pháp xử lý hành chính thì mới có thể giảm được. Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong việc tuyên truyền vận động và có biện pháp, mô hình cụ thể. Nhà trường sát sao tuyên truyền để học sinh biết, tảo hôn là vi phạm pháp luật, đồng thời có biện pháp quản lý để các em không bỏ học giữa chừng…

Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Đọc thêm

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.

Hòa Bình: Phát huy vai trò người có uy tín trong đảm bảo an ninh trật tự

Những người có uy tín như ông Sùng A Dếnh góp phần giúp các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Công an xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở cơ sở.
(PLVN) - Với kinh nghiệm, hiểu biết về thực tế tại địa phương, trong những năm qua, những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đóng góp hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.