Những người phụ nữ truyền cảm hứng chống lại nạn tảo hôn

 Hoa Hậu H’Hen Nie là một trong những người hoạt động tích cực xóa bỏ lại nạn tảo hôn. (nguồn: H’Hen Niê).
Hoa Hậu H’Hen Nie là một trong những người hoạt động tích cực xóa bỏ lại nạn tảo hôn. (nguồn: H’Hen Niê).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tảo hôn, hôn nhân cận huyết luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Tảo hôn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người phụ nữ mà còn trở thành rào cản khiến họ không thể nâng cao đời sống của mình. Vì vậy, hiện nay, đã có những người phụ nữ thoát khỏi “vòng luẩn quẩn” ấy, trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều cô gái dân tộc thiểu số chống lại nạn tảo hôn.

Không cam chịu số phận

Hoa hậu H’Hen Niê đã đứng trên sân khấu cuộc thi Miss Universe 2018 (Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới), nói về câu chuyện của chính bản thân: “Tôi đến từ một dân tộc thiểu số, thay vì tảo hôn, tôi đã lựa chọn đi học. Nếu tôi làm được, các bạn cũng làm được”. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Đắk Lắk, nơi có số lượng lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Gia đình H’Hen Niê có ba trai, ba gái, cô là người con thứ ba trong gia đình. Cũng như bao người Ê Đê khác, cô được cha mẹ khuyên kết hôn sớm.

Nhưng H’Hen Niê đã từ chối, với khao khát được đi học, đến trường. Cô chọn con đường khác so với bạn bè, dù vất vả, gian nan hơn. Cô phải tự đi làm thêm để trang trải cuộc sống trên thành phố. Nhờ vậy, mà sau này, câu chuyện của H’Hen Niê đã tác động mạnh mẽ tới truyền thông trong nước và quốc tế. Nhiều người tự đặt ra câu hỏi, nếu cô làm theo đúng hủ tộc của dân tộc mình, kết hôn năm mười ba, mười bốn tuổi. Liệu bây giờ, số phận của H’Hen Niê ra sao? Phải chăng, cô sẽ có một gia đình nhỏ, rồi ngày ngày lên nương rẫy, với những món nợ của gia đình đè nặng lên bản thân?

Hay đó là câu chuyện của Vàng Thị Dế, cô gái người Mông sinh năm 2002, nổi tiếng với dự án Hemp Hmong Vietnam nhằm quảng bá, cung cấp những tấm vải lanh cho các nhà thiết kế, các thương hiệu. Đằng sau sự thành công của Dế, là câu chuyện về nỗ lực không ngừng nghỉ để chống lại hủ tục tảo hôn.

Vàng Thị Dế không chỉ thành công trong việc kinh doanh, mà còn truyền động lực để người Mông xóa bỏ triệt để vấn nạn tảo hôn. (nguồn: Hemp Hmong Vietnam)

Vàng Thị Dế không chỉ thành công trong việc kinh doanh, mà còn truyền động lực để người Mông xóa bỏ triệt để vấn nạn tảo hôn. (nguồn: Hemp Hmong Vietnam)

Vàng Thị Dế từng chia sẻ, đồng bào Mông kết hôn rất sớm, khoảng mười ba, mười bốn là các em đã lấy chồng. Bạn bè của Dế cũng như vậy, thường nghỉ học lấy chồng ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Bản thân Dế thấy bạn bè kết hôn sớm đều khổ, vì cuộc sống khó khăn, nghèo túng, vợ chồng “trẻ con” lại quá non nớt để ở với nhau. Chính vì vậy, cô nhất quyết không nghe lời mẹ lấy chồng, Dế cho rằng chỉ có con chữ mới có thể giúp gia đình cô thoát nghèo.

Sau rất nhiều lần bắt ép Dế lấy chồng không thành công, mẹ cô đành để con gái đi học. Đây có lẽ là quyết định đúng đắn nhất, bởi nhờ vậy, Dế có thêm kiến thức và vốn ngoại ngữ. Cũng từ đây, cô nảy ra những sáng kiến kinh doanh khi nhìn thấy của hồi môn là những xúc vải lanh được mẹ cất giữ cẩn thận. Ban đầu, bố mẹ không cho Dế bán vải, vì sợ con gái sau này không có của cải về nhà chồng. Nhưng cô hứa với cha mẹ, những tấm vải này sẽ không mất đi một cách vô ích, mà sau này sẽ mua lại cho họ nhiều vải hơn nữa.

Dế bắt đầu chụp ảnh những tấm vải lanh, rồi đưa lên facebook và giới thiệu chi tiết, tỉ mỉ về từng sản phẩm. Không lâu sau, Vàng Thị Dế bắt đầu nhận được những đơn hàng đầu tiên. Đến hiện nay, công việc buôn bán của cô gái Mông sinh năm 2002, không chỉ ở trong nước, mà còn phát triển ra nước ngoài.

Đó còn là câu chuyện của Thạch Thị Chal Thi (sinh năm 1989), một người phụ nữ thuộc dân tộc Khmer. Ngày còn nhỏ, cô là một trong những đứa trẻ ít ỏi tại bản được đi học. Lớn lên, Chal Thi nhận được nhiều lời khuyên cô nên nghỉ học ở nhà để lấy chồng, ổn định cuộc sống. Với suy nghĩ của nhiều bà con dân tộc Khmer: “Học nhiều để làm gì? Đến tuổi thì phải lấy chồng, sinh con”. Tuy nhiên, Thạch Thị Chal Thi cho biết, cô vẫn tiếp tục đi học, thậm chí không chỉ đại học, cô còn học lên Thạc sĩ, hiện nay, cô đang là Giám đốc Công ty TNHH Trà Vinh FARM (Sokfarm).

Nhờ tài năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Thạch Thị Chal Thi đã sử dụng chính sản vật của quê hương để vươn tầm quốc tế. Chal Thi quyết định đầu tư vào việc lấy mật từ hoa dừa. Đây là loại mật đặc biệt, đã được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) công nhận là chất tạo ngọt bền vững nhất thế giới. Thương hiệu mật ong Sokfarm cứ như vậy đã ra đời và phát triển mạnh mẽ đến tận ngày nay.

Câu chuyện của Hoa hậu H’Hen Niê, Vàng Thị Dế và Thạch Thị Chal Thi chỉ là một trong những số phận có thể đổi khác, nếu như người phụ nữ không phải tảo hôn. Chỉ cần có trí thức, nỗ lực, sự kiên trì và bền bỉ, thì dù người phụ nữ thuộc cộng đồng dân tộc nào cũng sẽ đạt được cuộc sống độc lập, tự do.

Quay trở lại giúp đỡ quê hương

Sau khi đăng quang Hoa hậu và lọt top năm Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới, H’Hen Niê đã trở thành một cái tên được “săn đón” trong showbiz Việt Nam. Cô ghi dấu bằng nhiều vai trò như người mẫu, MC, huấn luyện viên,… đặc biệt cô là một người truyền cảm hứng tích cực cho cộng đồng. H’Hen Niê thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, cũng như đem văn hóa, nét đẹp của đồng bào dân tộc Ê Đê đến với công chúng.

Năm 2020, để góp phần xóa bỏ hủ tục tảo hôn, Hoa hậu H’Hen Niê đã tích cực tham gia chiến dịch “Trẻ em không phải cô dâu”. Ngay tại chính quê hương của mình, cô đã có những lời phát biểu mạnh mẽ, nhằm nâng cao ý thức cho bà con dân tộc Ê Đê: “Tôi tự tin, tôn trọng bản thân và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình. Tôi làm được, các bạn cũng làm được!”. Câu nói truyền cảm hứng của cô đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người, đặc biệt là bà con dân tộc Ê Đê.

Còn Thạch Thị Chal Thi không chỉ trở thành một nữ Giám đốc nổi tiếng, cô cũng tham gia rất nhiều chương trình như “Tiếng nói người phụ nữ” vào năm 2022, do Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức, để truyền động lực giúp những người phụ khẳng định giá trị bản thân, thể hiện khát vọng phát triển và cống hiến.

Vẫn còn nhiều người phụ nữ cần được giúp đỡ để vượt qua rào cản từ hủ tục tảo hôn. (nguồn: NH)

Vẫn còn nhiều người phụ nữ cần được giúp đỡ để vượt qua rào cản từ hủ tục tảo hôn. (nguồn: NH)

Ngoài ra, nhờ vào nỗ lực của cô với thương hiệu Sokfarm, mà giờ đây, hàng trăm hộ dân ở miền Tây đã có được thu nhập cao hơn so với trước đây. Thạch Thị Chal Thi chia sẻ, ngày xưa, đã có thời, dù bán 1.200 trái dừa, nhưng bà con ở miền Tây Nam Bộ chỉ thu về hơn 2 triệu đồng. Bao công sức chăm sóc, vun bón, đổi lại bằng những đồng tiền quá ít ỏi, khiến cô thấy vô cùng đau lòng. Nhưng giờ đây, nhờ thương hiệu Sokfarm, bà con không chỉ bán được những trái dừa với giá cao. Mà công ty thu mua cả mật hoa của cây dừa. Cũng nhờ đời sống được nâng cao, mà tỷ lệ trẻ con đi học trong làng quê ngày càng nhiều hơn. Đối với Thạch Thị Chal Thi, đây là một niềm hạnh phúc, khi những đứa trẻ sẽ không phải bỏ học lấy vợ, lấy chồng do đói nghèo nữa.

Với cô gái Vàng Thị Dế, việc phát triển thương hiệu vải lanh của dân tộc Mông đã giúp cô thay đổi cuộc sống. Hiện nay, những tấm vải của Dế bán rất chạy ở trên mạng. Không chỉ khách hàng trong nước mà ngay cả những người nước ngoài cũng tìm đến thu mua vải của cô. Dù mới buôn bán chưa lâu, nhưng Vàng Thị Dế đã có những đơn hàng lên đến bốn mươi - năm mươi triệu cho các tấm vải lanh của dân tộc Mông. Nhiều lúc, cô không chỉ huy động gia đình, mà còn cả người hàng xóm, bà con sống lân cận sao cho đủ số vải để giao khách.

Nhờ những tấm vải lanh mẹ cất giữ mà Dế đã tìm ra được hướng đi cho cuộc đời của cô. Và cũng nhờ vải lanh mà Dế đã giúp nhiều gia đình người Mông vốn chỉ quanh năm cặm cụi trên nương rẫy. Vì vậy, dù mới có hai mươi mốt tuổi, nhưng Vàng Thị Dế đã được rất nhiều người trong cộng đồng người Mông nơi cô sinh sống biết đến. Dế không chỉ trở thành một bà chủ nhỏ, mà còn là tấm gương để nhiều gia đình người Mông khác tin tưởng vào việc xóa bỏ hủ tục tảo hôn.

Đọc thêm

Cần tiến tới việc luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là hình thức sàng lọc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh: BV Phụ sản Hà Nội)
(PLVN) - “Khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp của Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024. Đây cũng là thông điệp phù hợp với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc” của năm nay.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

Bài học từ sự việc ồn ào liên quan Thảo Cầm Viên

Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Ảnh: Thanhnien.vn)
(PLVN) - Sự việc Cty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn (còn gọi là Sở thú) có doanh thu 104 tỷ/năm mà riêng tiền thuê đất đã phải trả 163 tỷ/năm khiến dư luận chú ý, không chỉ vì đây là câu chuyện hi hữu, mà còn quan tâm động thái giải quyết "gỡ vướng" của UBND TP HCM.