Đầu tư phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thực hiện các nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ Y tế đã đưa ra nhiều giải pháp về nguồn lực và chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển đối với các tỉnh, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ưu tiên chính sách, nguồn lực cho vùng khó khăn

Về chính sách hỗ trợ đầu tư, Bộ Y tế đã tham mưu xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, có 9 chính sách dân tộc về y tế, dân số, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trong đó có 01 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Một số chính sách về y tế, dân số đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã được tích hợp vào Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Chính sách, nguồn lực về y tế luôn được ưu tiên cho vùng khó khăn (Ảnh: TL).

Chính sách, nguồn lực về y tế luôn được ưu tiên cho vùng khó khăn (Ảnh: TL).

Về nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Bộ Y tế tham mưu Chính phủ phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ xây dựng, nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, kể cả một số bệnh viện đa khoa, chuyên khoa. Các nguồn ODA để đầu tư xây dựng và trang thiết bị cho các trạm y tế xã, một số bệnh viện huyện, tỉnh; đào tạo nguồn bác sỹ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, tiến sỹ, thạc sỹ y khoa phục vụ cho vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. Tranh thủ nguồn viện trợ không hoàn lại của EU đầu tư cho 9 tỉnh miền núi phía Bắc tăng cường các trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc…

Đánh giá của Bộ Y tế, công tác y tế chăm sóc sức khỏe người dân tại các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hiện đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Minh chứng cụ thể, đến năm 2022, 100% đơn vị cấp huyện trong cả nước có trung tâm y tế (707 trung tâm); 99,6% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế (10.559 trạm); trên 80% trạm y tế xã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 97,3% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Các trạm y tế này được đầu tư hoàn chỉnh về nhà cửa, trang thiết bị, nhân lực để có thể làm đầy đủ các chức năng về dự phòng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu; có giường để sơ, cấp cứu, đỡ đẻ thường, thực hiện một số dịch vụ cơ bản về sản, phụ khoa, nhi khoa, cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, có vườn thuốc nam…

Địa phương vào cuộc

Cùng với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, Bộ Y tế, nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… cũng đã chủ động chú trọng đầu tư phát triển y tế cơ sở.

Tỉnh Ninh Bình, nơi có khoảng 30.000 người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 3% dân số, với trên 8.200 hộ, chiếm 2,61% tổng số hộ của tỉnh. Công tác triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được ưu tiên nguồn lực, trong đó có vấn đề về y tế.

Tỷ lệ xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia là 100%; tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ là 100%; tỷ lệ thôn, bản có cán bộ y tế là 100%. Đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; công tác phòng chống và kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số được duy trì, ngành y tế chuẩn bị đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

Trong thời gian tới, mạng lưới trạm y tế tiếp tục được đầu tư xây dựng tại các địa phương. Các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, điều trị bệnh, phòng chống dịch bệnh, chăm lo sức khỏe cho nhân dân tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Đọc thêm

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.