Na Hang (Tuyên Quang) Chính sách tín dụng góp phần giúp đồng bào dân tộc vươn lên trong cuộc sống

Na Hang (Tuyên Quang) Chính sách tín dụng góp phần giúp đồng bào dân tộc vươn lên trong cuộc sống
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Na Hang là một trong những huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, đời sống một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, nhiều chính sách hướng vào mục tiêu giảm nghèo được tỉnh Tuyên Quang triển khai và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong đó, nguồn tín dụng chính sách xã hội là một trong “đòn bẩy” giúp người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, vươn lên giảm nghèo bền vững. 

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi phỏng vấn ông Tô Viết Hiệp, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Lãnh đạo UBND huyện Na Hang trao quà cho một hộ dân đồng bào DTTS trên địa bàn huyện ( ảnh Lê Hanh )

Lãnh đạo UBND huyện Na Hang trao quà cho một hộ dân đồng bào DTTS trên địa bàn huyện ( ảnh Lê Hanh )

- Nhằm hướng đến mục tiêu giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua huyện Na Hang đã triển khai những giải pháp gì thưa ông?

Ông Tô Viết Hiệp: Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 938/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Đồng thời, huyện cũng ban hành Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 16/8/2022 về triển khai Đề án thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, hàng năm huyện đã xây dựng kế hoạch, thành lập Tổ công tác, Đoàn kiểm tra, giám sát tình hình tiến độ thực hiện thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư xây dựng các công trình dự án các chương trình mục tiêu trên địa bàn UBND các xã, thị trấn. Qua đó đã kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, chấn chỉnh một số chủ đầu tư, nhà thầu buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong quản lý, điều hành làm chậm tiến độ thực hiện và kế hoạch giải ngân vốn của huyện.

Ông Tô Viết Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Na Hang dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Bản Tàm, xã Sơn Phú (Ảnh Lê Hanh)

Ông Tô Viết Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Na Hang dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Bản Tàm, xã Sơn Phú (Ảnh Lê Hanh)

Ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tư và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình và giải ngân vốn năm 2023, giao nhiệm vụ cụ thể cho các chủ đầu tư về giải ngân vốn theo mốc thời gian cụ thể, đồng thời gắn trách nhiệm của người đứng đầu về kết quả giải ngân các nguồn vốn được giao cho cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn. Tổ chức Hội nghị chuyên đề về nhiệm vụ và giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện cũng chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành của Tỉnh đề xuất những giải pháp trong tổ chức thực hiện, cũng như đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời giải quyết, chỉ đạo Cơ quan thường trực các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện chủ động phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, tổ chức lập trình tự hồ sơ, các Dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần theo quy định và nhu cầu vốn theo thực tế, thẩm định trình phê duyệt kế hoạch vốn.

- Được biết huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là địa phương có nhiều đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống, vậy chính sách đầu tư cho Y tế cấp xã đạt chuẩn, để giảm thiểu công tác khám chữa bệnh cho người dân ở những bệnh viện tuyến trên đến nay huyện đã triển khai như thế nào? Vấn đề mua BHXH – BHYT cho người nghèo, hộ dân tộc thiểu số huyện đã thực hiện ra sao?

Ông Tô Viết Hiệp : Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch số 164/KH- UBND ngày 29/8/2022 về Kế hoạch triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực ngành y tế trong thời gian tới khi triển khai đề án đưa bác sỹ tất cả các trạm y tế cách trung tâm y tế huyện và bệnh viện khu vực trên 5km sẽ giảm thiểu cho tuyến trên.

Đối với mua BHYT cho người nghèo, hộ dân tộc thiểu số: đối với người nghèo 100% người nghèo trên địa bàn huyện được cấp thẻ BHYT miễn phí, còn với người dân tộc thiểu số ở các vùng đắc biệt khó khăn đã được cấp thẻ BHYT miễn phí còn ở các vùng khác hiện huyện Na Hang đã có Văn bản số 2024/UBND-VX ngày 09/12/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Na Hang về tập trung tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ. Trong thời gian tới các đối tượng trên sẽ được hỗ trợ tối thiểu 70% khi tham gia BHYT.

Đời sống của nhân dân các dân tộc huyện Na Hang ngày càng nâng lên. ( Ảnh Lê Hanh )

Đời sống của nhân dân các dân tộc huyện Na Hang ngày càng nâng lên. ( Ảnh Lê Hanh )

- Chính sách đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là chính sách hỗ trợ học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú tại huyện Na Hang đến nay đã đạt những thành tựu gì? Chính sách cử tuyển tại địa phương thực hiện ra sao?

Ông Tô Viết Hiệp : Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 trường PTDTNT THCS và THPT Na Hang hiện có 16 lớp = 539 học sinh (THCS: 10 lớp = 343 học sinh; THPT: 6 lớp = 196 học sinh. Số trường PTDTBT: 09/16 trường chiếm 56% số trường phổ thông trong toàn huyện (THCS:03 trường, TH&THCS: 06 trường) Số trường có học sinh ở bán trú: 03 trường (TH&THCS: 01 trường, Tiểu học: 02 trường). Tổng số 4.357 học sinh (Tiểu học: 1.881; THCS: 2.476). Số học sinh bán trú năm học 2023- 2024: 2.408 học sinh.

Nhờ có chính sách đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là chính sách hỗ trợ học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú tại huyện Na Hang đến nay đã đạt những thành tựu đó là: Học sinh đã tăng được tỷ lệ chuyên cần, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học khối THCS, Giảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đối với cấp tiểu học, Thực hiện được học 2 buổi/ngày đạt 100%, đáp ứng được chương trình phổ thông 2018, Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, chất lượng học sinh giỏi các cấp Trường phổ thông Dân tộc nội trú Na Hang luôn vào tốp đầu của tỉnh, Góp phần duy trì vững chắc Phổ cập giáo dục các cấp học. Đặc biệt là đã tạo ra nguồn nhân lực cho huyện.

- Được biết, bằng nguồn tín dụng chính sách xã hội đã tạo cơ hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Na Hang phát triển nhiều loại hình kinh tế, tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân. Vậy đến nay, huyện đã đạt được những kết quả cụ thể nào thưa ông?

Ông Tô Viết Hiệp: Thực hiện Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 đến 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025. Về cho vay Hỗ trợ đất ở, Hỗ trợ nhà ở. Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề, Cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quỹ, Cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Theo đó, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo các ban, ngành, cơ quan liên quan, Uỷ ban nhân dân các xã thị trấn, Ngân hàng chính sách xã hội để phối hợp tổ chức triển khai thực hiện, Tổ chức hội nghị phổ biến quán triệt, triển khai nghị định 28 của Chính phủ đến các ban ngành, cơ quan, thành phần liên quan và tuyên truyền Nghị định 28 của chính phủ trên truyền hình, họp thông báo thông tin công khai đến các đối tượng thụ hưởng chính sách nắm bắt biết về các chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước.

Trẻ em là học sinh trên địa bàn huyện được thăm khám sức khoẻ định kỳ ( ảnh Lê Hanh )

Trẻ em là học sinh trên địa bàn huyện được thăm khám sức khoẻ định kỳ ( ảnh Lê Hanh )

Đồng thời, chỉ đạo uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, Ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức chính trị xã hội cấp xã, phối hợp với các thôn bản để rà soát các đối tượng thụ hưởng, đủ điều kiện được vay vốn tín dụng chính sách theo nghị định 28 của Chính phủ, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân huyện để phê duyệt cho vay vốn.

Kết quả gần 02 năm thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022, Uỷ ban nhân dân huyện đã phê duyệt và chi đạo Ngân hàng chính sách xã hội huyện triển khai cho vay vốn đến các đối tượng thụ hưởng, Với tổng dư nợ cho vay đạt 9 tỷ 160 triệu đồng/ 206 hộ nghèo được vay vốn. Trong đó: Cho vay hỗ trợ nhà ở: 6 tỷ 235 triệu đồng/157 hộ vay, Cho vay hỗ trợ đất ở: 440 triệu đồng/9 hộ vay, Cho vay hỗ trợ đất sản xuất: 215 triệu đồng/ 3 hộ vay, Cho vay chuyển đổi nghề: 2 tỷ 270 triệu đồng/37 hộ vay. Chương trình cho vay đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý, huyện đang tổ chức triển khai thực hiện.

Nguồn vốn chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đã tạo điều kiện cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống xoá đói giảm nghèo, các hộ được vay vốn hỗ trợ làm nhà ở đã có ngôi nhà khang trang ổn định đời sống.

Trong thời gian tới Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan ban ngành của huyện và uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách tín dụng theo nghị định số 28 của chính phủ.

Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ
(PLVN) - Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG, với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao đổi với phóng viên về những nỗ lực và định hướng của Hội LHPN trong việc thực hiện các công việc của dự án này.

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8
(PLVN) - Bình đẳng giới và chăm sóc phụ nữ, trẻ em tại vùng khó khăn không chỉ là một mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ cấp bách trong hành trình phát triển bền vững của đất nước. Tại Nghệ An, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG đã từng bước mang lại những chuyển biến tích cực, giúp xóa bỏ định kiến, thay đổi nếp nghĩ, và nâng cao quyền năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số. 

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.