Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, là nghị quyết từng bước hiện thực hóa khâu đột phá về phát triển văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh, đồng thời, cụ thể hóa 3 Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.

Trong 3 năm (2021-2023), tỉnh đã huy động trên 118.000 tỷ đồng để triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU và các chương trình MTQG. Trong đó nguồn vốn tín dụng và huy động ngoài ngân sách chiếm trên 84%, nguồn vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 16% tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội có tính lan tỏa, động lực.

Trong đó, huyện Bình Liêu là huyện dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; huyện Đầm Hà và huyện Tiên Yên là 2 huyện đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Toàn tỉnh chuyển sang giai đoạn thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh cao hơn 1,4 lần so với chuẩn nghèo của Trung ương theo tiêu chí thu nhập.

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thay đổi từng ngày, tính đến hết năm 2023, riêng thu nhập bình quân đầu người tại 67 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đã đạt trên 73 triệu đồng/người/năm; tăng 1,7 lần so với năm 2020; cao hơn khoảng 1,23 lần so với thu nhập bình quân đầu người cả nước và cao hơn khoảng 2,8 lần so với mục tiêu chung đến năm 2025 của cả nước về nâng mức thu nhập bình quân của người DTTS. 100% số xã miền núi có đường ôtô đến tận thôn, bản; 100% xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo có điện lưới quốc gia; 100% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia; 100% hộ đã có nhà ở kiên cố; 100% hộ đồng bào được xem truyền hình, được nghe đài phát thanh.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr phát biểu tại hội nghị.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr phát biểu tại hội nghị.

Cũng trong 3 năm qua, đã có 1.291 nhà ở cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên toàn tỉnh được xây mới, sửa chữa, với tổng kinh phí huy động trên 78,3 tỷ đồng. Riêng năm 2023, xây dựng, sửa chữa 527 nhà theo chương trình xóa nhà ở tạm, nhà dột nát, vượt kế hoạch của tỉnh giao là 441 hộ.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr ghi nhận và chúc mừng những thành tích và kết quả nổi bật quan trọng mà tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong thực hiện Nghị quyết 06 gắn với 3 chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề nghị tỉnh Quảng Ninh tiếp tục quan tâm ưu tiên, bố trí nguồn lực cho giai đoạn 2024-2025, nhân rộng các điển hình tiêu biểu trong thực hiện các phong trào thi đua, thực hiện các chính sách dân tộc, đảm bảo sự tiếp nối liên tục, hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi trong thời gian tới.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, phát biểu kết luận hội nghị.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, phát biểu kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, cho biết: Kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 06 là thành quả tổng hợp của nhiều nhân tố, song quan trọng nhất là các quyết sách cùng nhiều chủ trương về cơ chế, chính sách cụ thể hoá phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh và quy định của Trung ương.

Bí thư Quảng Ninh nhấn mạnh: Mục tiêu từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, toàn tỉnh kiên trì nỗ lực, quyết tâm, củng cố thành quả xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, đi sâu triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững gắn với đô thị hóa, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống và hạnh phúc của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt trên 100 triệu đồng/người/năm; hết năm 2024 không còn hộ nghèo, giảm 50% số hộ cận nghèo theo tiêu chí của tỉnh; hết 2025 không còn hộ cận nghèo, để tiếp tục xây dựng chuẩn nghèo mới phù hợp với trình độ phát triển của tỉnh.

Để thực hiện mục tiêu trên, Bí thư Quảng Ninh yêu cầu, các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh cần kiên trì phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn; kiên trì thực hiện phương châm “lấy công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị dẫn dắt nông thôn”.

Tổ chức tốt các phong trào thi đua, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống văn hóa, cách mạng, tinh thần yêu nước, chủ động, sáng tạo và ý chí tự lực, tự cường, vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tập trung xây dựng nông dân văn minh từ sản xuất kinh tế, quản trị xã hội, tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng; xây dựng thế hệ nhà nông mới tiêu biểu về trình độ, năng lực làm chủ nông thôn. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 27 tập thể, 25 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU.

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.

Hòa Bình: Phát huy vai trò người có uy tín trong đảm bảo an ninh trật tự

Những người có uy tín như ông Sùng A Dếnh góp phần giúp các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Công an xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở cơ sở.
(PLVN) - Với kinh nghiệm, hiểu biết về thực tế tại địa phương, trong những năm qua, những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đóng góp hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.