Đấu giá biển số đẹp, đề xuất gặp bế tắc suốt 3 thập kỷ

Đấu giá biển số đẹp, đề xuất gặp bế tắc suốt 3 thập kỷ
(PLO) - Đề xuất đấu giá biển số xe đẹp đã được Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đề xuất nhiều năm qua, tuy nhiên gặp bế tắc vì Luật Đấu giá tài sản không đưa biển số xe vào danh mục tài sản đấu giá, khiến các bộ liên quan không có căn cứ pháp lý để triển khai.

Lãnh đạo Cục CSGT cho biết đơn vị đã đề xuất ý tưởng trên từ năm 1993, thời điểm này Hải Phòng là địa phương đầu tiên tự tổ chức đấu giá biển số xe, tuy nhiên bị các cơ quan chức năng “tuýt còi”.

Hơn 10 năm sau, Bình Thuận, Nghệ An là hai địa phương vượt rào tổ chức đấu giá biển số xe, số tiền thu được hàng tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo. Nhiều biển số có giá trị đến 900 triệu đồng, tuy nhiên sau đó Bộ Tài chính, Bộ Công an tiếp tục “tuýt còi” việc đấu giá này vì vướng mắc thủ tục pháp lý.

Đến năm 2008, Cục CSGT tiếp tục đề xuất đấu giá biển số xe, Thủ tướng đã chấp thuận chủ trương và giao cho các Bộ nghiên cứu triển khai. Hai Bộ Công an và Tài chính đã xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn việc đấu giá quyền sử dụng số đăng ký biển xe cơ giới đường bộ, chế độ thu, quản lý, sử dụng tiền đấu giá, nhưng sau đó thông tư không được thông qua vì vướng Luật Đấu giá tài sản như nêu trên.

Theo lãnh đạo Cục CSGT, vừa qua đã có ý kiến đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật Đấu giá tài sản để hiện thực hóa ý tưởng đấu giá biển số xe đẹp. Nếu được thông qua, kế hoạch đấu giá biển số xe đẹp sẽ dựa trên những nguyên tắc: Chỉ bán đấu giá biển số xe của tổ chức, cá nhân trong nước (loại biển số nền màu trắng, có chữ số màu đen).

Giá khởi điểm với ôtô tối thiểu gấp 10 lần, với môtô gấp 5 lần lệ phí đăng ký. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh quyết định mức giá khởi điểm.

Cụ thể, những biển số xe được nhiều người ưa chuộng gồm biển có dãy số tự nhiên bằng nhau, dãy số liên tiếp theo chiều tăng lên, có tổng số ở hàng đơn vị là 7-8-9; có 2 số đầu, 2 số cuối bằng nhau... sẽ được lựa chọn để đấu giá, các số còn lại để người dân tự lựa chọn, hoặc ấn số ngẫu nhiên.

Việc đấu giá sẽ diễn ra trực tiếp, công khai ở các địa phương. Mỗi người tham gia phải đặt cọc trước một số tiền nhất định (do UBND tỉnh phê duyệt).

Số tiền đấu giá biển số xe thuộc ngân sách nhà nước. Hội đồng đấu giá sẽ tạm thời được để lại 20% sử dụng cho việc mua sắm phương tiện, in ấn biểu mẫu, sổ sách..., còn lại 80% nộp vào kho bạc. UBND cấp tỉnh có quyền quyết định chi số tiền này cho mục đích từ thiện; hàng quý, hàng năm phải báo cáo Bộ Tài chính để theo dõi.

Theo Cục CSGT, hiện nay nguồn kho 5 số còn rất dồi dào, nếu việc đấu giá được diễn ra sẽ tránh lãng phí và thu được số tiền lớn, bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Báo VnExpress dẫn lời đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh cũng cho rằng, nếu việc đấu giá biển số được thông qua thì con số thu về trong 3 năm tới có thể lên tới ít nhất hàng chục nghìn tỷ đồng. Ông Cảnh lấy ví dụ một biển số tứ quý được tỉnh Nghệ An thí điểm đấu giá cách đây 7 năm thu được 700 triệu, trong khi hiện nay kho số ôtô có tới 14.000 số ngũ linh (5 số giống nhau), nếu tính mỗi biển số đẹp một tỉ đồng thì phần thu về đã là 14.000 tỉ đồng.

Ông Cảnh đề nghị “nên phân 3 loại, thứ nhất là số đẹp như ngũ linh, tứ quý, phát lộc, số tiến để tổ chức đấu giá. Các số như ngày sinh theo yêu cầu của người dân cũng có thể thu thêm lệ phí. Còn số bấm ngẫu nhiên thì không thu”.

Đồng ý với quan điểm trên, thiếu tướng Trần Thế Quân (Cục phó Pháp chế, cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an) cho rằng, việc đấu giá nên đi liền với quy định một người gắn với biển số xe mình đã đăng ký suốt đời, khi thay xe khác vẫn giữ biển số đó, điều này giúp tiết kiệm kho số, hạn chế tốn kém và những tiêu cực không đáng có.

Ngoài ra, theo tướng Quân, “việc gắn mỗi cá nhân một biển số sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản lý của cơ quan chức năng, nhất là xử phạt nguội”.

Đọc thêm

Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dạy thêm

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng.
(PLVN) - Bạn Hồng Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi là giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại một trường trung học cơ sở. Sắp tới tôi muốn mở lớp dạy thêm tại nhà riêng với sĩ số khoảng hơn 10 học sinh một lớp. Xin hỏi, theo quy định mới, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với ai? Báo cáo nội dung gì? Điều kiện, thủ tục đăng ký dạy thêm, học thêm như thế nào?

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?