Đấu giá 3 mỏ cát ở Hà Nội và giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản

Hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Trước những vi phạm về hoạt động khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép; thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường; lập Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ chưa đúng quy định; khai thác khoáng sản vượt ra ngoài phạm vi diện tích khu vực được phép khai thác khoáng sản...cơ quan chuyên trách của Bộ TN&MT đã nhìn nhận phát sinh từ "gốc vấn đề" và đưa ra một số giải pháp trọng tâm.

Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm về việc 3 mỏ cát tại Hà Nội được Trung tâm phát triển quỹ đất (Sở TN&MT Hà Nội) tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, có mỏ được đẩy giá lên 204 lần so với giá khởi điểm đưa ra, khiến dự luận đặt ra nhiều dấu hỏi, liệu 3 doanh nghiệp trúng đấu giá có bỏ cọc hay tiếp tục triển khai sẽ như thế nào, khi mà giá trúng đấu giá được đẩy lên quá cao. Hiện vẫn đợi UBND thành phố Hà Nội phê duyệt kết quả.

Phó Cục trưởng Cục khoáng sản Việt Nam Trần Phương đánh giá, kết quả trúng đấu giá đối với 03 mỏ cát trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa qua là "bất thường”. Với kết quả đó, chỉ riêng chi phí liên quan đến nghĩa vụ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã vượt xa giá bán sản phẩm cát trên thị trường. Do đó, việc triển khai dự án khai thác khoáng sản là rất khó khả thi.

Theo tài liệu, Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Việt Sơn đã trúng đấu giá với giá đã trả là gần 397 tỷ đồng, gấp 141 lần mức giá khởi điểm.

Đối với mỏ cát Liên Mạc được đánh giá có trữ lượng gần 500.000m3, với 53 vòng đấu mới tìm ra chủ nhân trúng đấu giá là Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ KSP với giá đã trả hơn 408 tỷ đồng, gấp 204 lần mức giá khởi điểm.

Đối với mỏ cát Tây Đằng - Minh Châu được đánh giá có trữ lượng 4,9 triệu m3, vòng đấu thứ 21 cũng đã tìm ra chủ nhân là Công ty TNHH thương mại Phúc Lộc Thịnh với giá đã trả hơn 883 tỷ đồng, gấp 46 lần giá khởi điểm.

Đối chiếu theo quy định, các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu; chương trình sơ bộ việc đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm; đáp ứng các quy định của tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản.

Thế nhưng, đáng chú ý, Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ KSP (có trụ sở ở phường Phú La, quận Hà Đông) là doanh nghiệp mới được thành lập trong tháng 9/2023. Vậy, liệu doanh nghiệp này có đủ năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn để triển khai nếu như được UBND TP Hà Nội phê duyệt kết quả.

"Giá trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản là tiền cấp quyền khai thác khoáng sản mà nhà đầu tư trúng đấu giá phải nộp cho nhà nước theo quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật, vẫn phải thực hiện việc đầu tư để khai thác, vận chuyển, chế biến, lưu trữ và tiêu thụ khoáng sản khai thác được", Phó Cục trưởng Cục khoáng sản Việt Nam Trần Phương phân tích.

Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; trong đó có nhiệm vụ áp dụng mô hình quản trị tài nguyên khoáng sản minh bạch, hiệu quả của thế giới; tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của địa phương, người dân nơi khai thác khoáng sản; lượng hóa và hạch toán đầy đủ giá trị tài nguyên khoáng sản vào nền kinh tế; cải tạo, mở rộng nâng cấp các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, thu hồi tối đa khoáng sản chính, các khoáng sản đi kèm, bảo vệ môi trường sinh thái theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất khoáng sản, công nghiệp khai khoáng; thu hồi giấy phép khai thác, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là lợi dụng để đầu cơ, tích trữ, nâng giá, thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân.

Phó Cục trưởng Cục khoáng sản Việt Nam Trần Phương trao đổi thông tin với PV Báo Pháp luật Việt Nam.Phó Cục trưởng Cục khoáng sản Việt Nam Trần Phương trao đổi thông tin với PV Báo Pháp luật Việt Nam.

Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục khoáng sản Việt Nam Trần Phương cho biết, để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, giảm nguy cơ thất thoát tài nguyên, thời gian tới cần quan tâm một số vấn đề như sau:

Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế; tập trung xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật Địa chất - Khoáng sản để hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để quản lý, sử dụng có hiệu quả, phát huy nguồn lực tài nguyên khoáng sản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;

Quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản; đẩy mạnh triển khai Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chú trọng việc nâng cấp các cơ sở khai thác, áp dụng khoa học công nghệ, chế biến khoáng sản, thu hồi tối đa khoáng sản chính, các khoáng sản đi kèm, bảo vệ môi trường theo mô hình kinh tế tuần hoàn;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; chuyển hoạt động thanh tra, kiểm tra từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhất là đối với công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế; kiên quyết xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật, thất thoát lãng phí tài nguyên khoáng sản.

Để tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản thiết nghĩ, chính quyền các cấp tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, liên tục của địa phương và các cơ quan ban, ngành chức năng liên quan. Quản lý chặt chẽ việc cấp phép khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo nhu cầu vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư công, nhất là các dự án, công trình trọng điểm quốc gia. Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và của người dân; kịp thời phản ánh các vi phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm vi phạm.

Đọc thêm

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú

Đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú. (Ảnh minh họa: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú được quy định tại Luật Cư trú 2020.

Có được xây 2 căn nhà trên cùng một thửa đất không?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Quang Huy (Ba vì, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có một mảnh đất rộng 500m2. Trước đó bố tôi đã xây nhà một phần trên mảnh đất đó. Nay tôi lấy vợ muốn xây thêm một căn nhà bên cạnh để ở riêng. Vậy cho tôi hỏi, có thể xây 2 căn nhà trên 1 thửa đất của bố tôi hay không? Nếu không được xây thì tôi phải làm gì để được xây thêm nhà trên thửa đất đó?

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Công ty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội cho dự án trung tâm thương mại: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho biết "không đủ cơ sở pháp lý"

Dự án của Cty CP Thương mại Hà Nội chậm đưa đất vào sử dụng. Ảnh: Bùi Thanh
(PLVN) -  Cty CP Thương mại Hà Nội được tỉnh Bắc Ninh cho thuê đất để triển khai dự án Trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) từ 2008 và sau nhiều năm chậm đưa đất vào sử dụng, mới đây nhà đầu tư lại đề nghị bổ sung chức năng nhà ở xã hội vào dự án.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.