Vi diệu nụ cười bừng sáng cửa thiền của Bồ Tát Di Lặc

Phật Di Lặc "bụng to chứa thiên hạ, nụ cười độ nhân gian"
Phật Di Lặc "bụng to chứa thiên hạ, nụ cười độ nhân gian"
(PLVN) - Bước chân vào chùa, ta có cảm giác ngạc nhiên thú vị khi chốn tôn nghiêm nơi cửa Phật bỗng như sáng bừng bởi một nụ cười. Nụ cười biểu trưng cho lòng từ bi, hỷ xả để quên đi những sân si, sầu não trong cuộc sống. Chủ nhân của nụ cười bất tử ấy là Bồ Tát Di Lặc. Vậy Ngài là ai và vì sao Ngài luôn cười vui đến vậy?

Bồ Tát Di Lạc là ai? 

Theo kinh sách, Di Lặc là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng xuất hiện trên thế gian. Có thể Ngài là một trong những trường hợp hiếm hoi trong Phật giáo được cả hai truyền thống Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền công nhận.

Di Lặc là vị Bồ Tát duy nhất được các tông phái Phật giáo, từ Tiểu thừa, Đại thừa và Mật tông tôn kính. 

Theo truyền thuyết, Ngài xuất thân trong dòng Bà la môn Ấn Độ, xuất gia theo Phật, sau đó nhập diệt, trở về cõi giáo hóa của Bồ Tát là cung trời Đâu Suất. Ở đây, Ngài tiếp tục tu tập, thuyết giảng giáo pháp rồi sẽ hạ sinh trở lại nhân gian thành Phật để kế tục sự nghiệp truyền bá chánh pháp của Phật Thích Ca ở cõi Ta bà này trong khoảng 30.000 năm nữa, theo trong kinh điển.

Nhưng nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng Di Lặc cũng chưa hẳn là một nhân vật hoàn toàn mang tính truyền thuyết mà là nhân vật lịch sử và là vị sáng tổ của trường phái Yoga (Yogacara), một trong những trường phái nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa.

Nhân vật truyền thuyết hay lịch sử chỉ có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu, còn đối với số đông người tu hành và dân chúng điều đó có hề chi. Thế nên trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, Bồ tát Di Lặc có một vị trí khá quan trọng. Người Việt đã tôn thờ Ngài hơn nghìn năm kể từ thời Lý cho đến ngày nay, dù mỗi vùng mỗi khác.

Tượng Bồ Tát Di Lặc khổng lồ trên núi Cấm (An Giang)
 Tượng Bồ Tát Di Lặc khổng lồ trên núi Cấm (An Giang) 

Các chùa ở miền Bắc, tượng Bồ Tát Di Lặc thờ ở đại điện, có chùa tôn trí Ngài ở giữa, hai bên là Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền làm thị giả, có chùa tôn trí Ngài ngồi giữa và có Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng hai bên. Các chùa ở miền Trung và Nam thì thờ riêng.

Chùa Thiên Mụ ở Huế thờ Ngài bên ngoài phía trước điện Phật. Các chùa ở thành phố Hồ Chí Minh và miền Nam có khuynh hướng thờ Ngài ở mặt tiền của chánh điện, thờ ở một bên, hoặc tôn trí lộ thiên.

Nói chung, tượng Bồ tát Di Lặc trong hệ thống tượng pháp ở các chùa Việt Nam, về mặt an vị, không theo hệ thống sắp xếp cố định, mà tùy từng không gian của chùa và sự tôn trí của các vị trụ trì đương nhiệm.

Vì sao ông Di Lặc luôn cười?

Đối với Phật tử Việt Nam, Bồ Tát Di Lặc được tạo tác trong hình tướng của bậc thoát trần luôn luôn hoan hỷ tươi cười.

Về mặt ngoại tướng, Ngài có thân hình mập lùn, bụng bự như chứa cả thế gian, và một tư thế ngồi vô tư thoải mái, là biểu tượng cho sự an nhiên an lạc, tự tại, hoan hỷ. Về mặt nội tâm, Ngài mập mạp béo tốt bụng bự tượng trưng cho sự sung túc, giàu có, ăn nên làm ra.

Bên cạnh đó, một số tượng tạc Ngài đeo theo một cái đãy thật lớn như chứa cả càn khôn vũ trụ, đầy một trời công đức, tượng trưng cho phúc đức đầy nhà, lộc trời sung mãn.

Nụ cười Di Lặc biểu trưng cho sung túc, tài lộc, phúc đức
Nụ cười Di Lặc biểu trưng cho sung túc, tài lộc, phúc đức  

Thêm vào đó là nhiều trẻ em kháu khỉnh, nghịch ngợm vui tươi vây quanh Ngài về mặt nhân gian mà nói là đây là biểu tướng cho phúc lộc lắm con nhiều cháu, hạnh phúc sung mãn. Nhìn về mặt tôn giáo, Ngài không bị hệ lụy của trần gian khổ đau, của “lục căn, lục trần” làm phiền não.

Di Lặc tiếng Sanksrit là Maitreya, có nghĩa là Từ, là tình thương không giới hạn, là tâm rộng lượng bao dung, là kẻ không làm tổn hại một loài nào, một chúng sinh nào, là người đem lại niềm vui và sự không sợ hãi đau thương cho một ai. Do vậy, chúng sinh có lòng cảm mến, và dễ gần gũi Ngài. Trong Tứ vô lượng tâm “từ, bi, hỷ, xả”, thì “từ” đứng đầu trong bốn tâm cao thượng nhiệm mầu của đạo Phật.

Phật tử Việt Nam thường cho rằng Bồ tát Quán Thế Âm mới thật là biểu trưng cho từ bi, còn Di Lặc là hình ảnh của sự hỷ xả. Nhưng theo nguyên nghĩa của chữ Phạn, Maitreya - Hán dịch nghĩa là “Từ Thị” hay “Từ bi” là bản chất của Bồ Tát Di Lặc.

Nguyên nghĩa này cũng bắt nguồn từ hạnh Bồ Tát của Ngài là không giết hại một loài nào, mà lại thương yêu hết thảy mọi loài. Đệ tử và những người tu theo hạnh của Ngài phải phát nguyện ăn chay, phóng sinh, là luôn luôn đem lại niềm vui, điều hoan hỷ cho nhiều người. Nụ cười cả Di Lặc cũng bắt nguồn từ đây.

Bồ Tát Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc, thế nên thời gian gần đât rất nhiều người đã và đang nhầm lẫn Bồ Tát Di Lặc với Thần Tài, bởi hình tượng ông Thần Tài cũng có nụ cười nở rộ gần như vậy. 

Biết buông bỏ để cười - Tại sao không?

Trong nền văn hóa Phật giáo Việt Nam, đối với Phật tử và quần chúng, Ngài Di Lặc biểu trưng cho niềm vui, cho sự hoan hỷ và hỷ xả, cho may mắn, và cho phúc lộc và thịnh vượng no đủ. Có lẽ vậy mà trong truyền thống Phật giáo Việt, các chùa và tự viện thường gọi ngày mồng Một Tết Nguyên đán là ngày lễ vía Di Lặc, là ngày Phật Di Lặc hạ sinh. Nói một cách nôm na là lễ sinh nhật của Ngài.

Phải chăng vì hiểu sâu những hình ảnh và ý nghĩa thâm thúy này, đạo Phật Việt Nam đã Việt hóa ngày Tết Nguyên đán thành ngày lễ vía Di Lặc? Để trong ngày mồng Một đầu năm, người Phật tử Việt Nam đi chùa lễ Phật, tụng kinh cầu phước, sám hối cầu an, cầu phúc lộc đầy nhà, con cháu sum họp hạnh phúc, thị phi dừng lại ngoài ngõ, tự tại an nhiên trong cuộc sống. Tất cả sự cầu nguyện này có thể hiển ứng qua hình ảnh nụ cười hoan hỷ của Di Lặc.

Tượng Phật Di Lặc bằng đồng cao 10m nặng 80 tấn được an vị trên đỉnh ngọn đồi chùa Bái Đính
Tượng Phật Di Lặc bằng đồng cao 10m nặng 80 tấn được an vị trên đỉnh ngọn đồi chùa Bái Đính 

Nụ cười của Bồ tát Di Lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt xuất phát từ tâm hồn bao dung không bờ bến. Vì thế không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng. Thật ra không phải ngẫu nhiên mà tượng Phật Di Lặc được tạc theo hình thức như vậy, mà đây chính là thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào trong cuộc đời.

Cười chẳng có gì là khó, vì nó chẳng hao công sức cũng chẳng tốn bạc tiền. Nhưng, để có được nụ cười với những hiệu quả của nó đôi lúc lại là một việc không dễ dàng chút nào. Vì thực tế cho thấy, có người suốt ngày chẳng tìm ra được nụ cười dù đó chỉ là nụ cười gượng gạo.

Lý do thật dễ hiểu. Cười sao được khi cuộc sống có quá nhiều lo âu phiền muộn, cười sao được khi biết bao đau khổ, sân si đang đè nặng trong tâm hồn. Nói một cách khác, con người ta chỉ cười khi trong lòng không có phiền muộn lo âu, ít có ai cười trong hoàn cảnh trái ý nghịch lòng.

Nụ cười từ bi, hỷ xả của Bồ Tát Di Lặc
 Nụ cười từ bi, hỷ xả của Bồ Tát Di Lặc 

Thế nhưng, cuộc đời càng nhiều đau khổ thì càng cần đến những nụ cười. Bởi vì nụ cười là cửa ngõ của con tim, nó mở lối cho tình người xích lại gần nhau. Nụ cười làm ấm lại một tâm hồn đang bơ vơ lạc lõng, nụ cười làm cho mọi người thông cảm lẫn nhau.

Lại nữa, cười có thể làm giảm bớt sự căng thẳng của cuộc sống, cười có thể làm vơi đi nỗi bực dọc, đau khổ trong tâm hồn. Đành rằng những nghịch cảnh trong cuộc sống đôi khi khiến cho con người ta muốn cười cũng không thể nào cười được. Nhưng nếu có thể cười được thì hãy cứ cười.

Nhưng làm thế nào để luôn có được nụ cười? Giáo lý nhà Phật dạy rằng, đó chính là khi ta biết buông bỏ tất cả những ưu tư, hờn giận trong tâm hồn; khi ta biết cười tán dương cho hạnh phúc của người khác; và khi ta biết cười được những việc khó cười trong thế gian. Bồ Tát Di Lặc là người có nụ cười như vậy. Ngài là biểu hiện cho tâm hồn hoan hỷ, bao dung của con người.

Vậy nên mỗi khi có cơ duyên bước vào cửa Phật, hãy ngẩng đầu lên và nhìn thật sâu vào nụ cười của Bồ Tát Di Lặc để thấy rằng: Đời người chẳng có bao nhiêu, vì vậy hãy sống cho có ý nghĩa. Để sống có ý nghĩa trước hết là phải biết cười và biết cho người nụ cười, bởi lẽ nụ cười là chất liệu của yêu thương, là mùa xuân bất diệt của nhân loại.

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.