Đào Nhật Tân - nồng nàn theo năm tháng

Hiện giờ cây đào đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về. (Nguồn: Du lịch - Reatimes)
Hiện giờ cây đào đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về. (Nguồn: Du lịch - Reatimes)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhật Tân là tên một phường ở quận Tây Hồ, đồng thời gắn liền với làng Nhật Tân có nghề truyền thống trồng đào nức tiếng Hà thành suốt nhiều thế kỷ. Cứ Tết đến, xuân về, người Hà Nội lại nô nức kéo đến vườn đào khoe sắc thắm chọn cho được một cây đào bích, đào phai ưng ý.

Thăng trầm theo dòng thời gian

Làng Nhật Tân có lịch sử tồn tại hàng trăm năm nay ở Hà Nội, thực hư xác định nguồn gốc bây giờ rất khó để bàn đến. Chỉ biết rằng, làng Nhật Tân chảy trôi theo dòng lịch sử của đất nước Việt Nam ta. Bắt đầu từ câu chuyện Cao Biền lên núi ngắt một nhành hoa đào về làm dấu ấn giao mùa cho đến thú chơi của người Thăng Long xưa kia gắn liền với những cành đào phai, màu hoa đỏ hồng nhẹ nhàng giống như một biểu tượng may mắn, sung túc, đầy đủ trong năm mới.

“Tiếng thơm” về hoa đào ở Nhật Tân cứ như vậy vang vọng gần xa. Quả thực, khắp miền Bắc này, không nơi nào có hoa đào đẹp như Nhật Tân. Hoa nơi đây cánh dày dặn, mập mạp, xinh xắn, màu sắc rõ nét như in bằng mực. Cũng được biết rằng, trước đây, làng đào Nhật Tân chỉ trồng hoa đào phai (lấy giống từ trên rừng). Mãi đến sau này mới du nhập thêm đào bích.

Có những lúc, người trồng đào ở Nhật Tân đã gặp khó khăn như vào khoảng năm 1954, những vườn đào bị phá bỏ, người dân chuyển sang trồng rau, trồng cây ăn quả. Hay có thời điểm, cây đào gặp “khốn khó” phải đối diện với sự phát triển của xã hội, ruộng đất bị bê tông hóa, trở thành nơi xây những ngôi nhà cao tầng.

Không những chịu ảnh hưởng của cuộc sống, “nghiệp” trồng đào cũng phải “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời”. Người cao tuổi ở vùng Nhật Tân xưa kia vẫn lưu truyền câu chuyện đi bán đào Tết. Ngày xưa, từ Nhật Tân xuống chợ hoa Hàng Lược không xa nhưng đường vắng lặng và heo hút, chỉ nhà nào có vườn lớn mới dám thuê xe tay còn lại vác vài cành chạy bộ. Vì phải bán hết hoa nên người bán đào thường về nhà muộn. Phòng bị cướp, người bán đào phải kẹp tiền vào bắp chân rồi quấn vải xung quanh, lại có người còn quấn vải trắng lên đầu như nhà có tang. Chỉ có dân trồng hoa Ngọc Hà và Hữu Tiệp là không lo lắng vì làng gần chợ hoa và có nhiều lính canh.

Chị Nguyễn Thanh Thủy (chủ một vườn đào ở Nhật Tân) cho biết, nghề trồng đào thời xưa của các cụ rất vất vả, khi hệ thống tưới tiêu còn thô sơ, nhiều thứ không có máy móc thay thế đều dùng sức người mà làm. Người nông dân trồng đào dãi nắng, dầm mưa, chịu giá rét nhọc nhằn để có được những cây đào đẹp phục vụ vào tháng chạp cuối năm, tháng giêng đầu năm.

Ấy vậy mà người dân vẫn trụ lại được với nghề, gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại. Sau bao nhiêu lần tưởng như “thất truyền”, những vườn đào Nhật Tân hồng thắm lại nở rộ bên bãi sông Hồng vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Nghề trồng đào ở làng Nhật Tân vượt qua nhiều thăng trầm. (Hình ảnh cây đào non vào tháng 6 - Nguồn: PV)

Nghề trồng đào ở làng Nhật Tân vượt qua nhiều thăng trầm. (Hình ảnh cây đào non vào tháng 6 - Nguồn: PV)

Ông Nguyễn Văn Bích (65 tuổi, Hàng Bài, Hà Nội), đã sống ở Hà Nội từ thuở nhỏ cho biết, chơi đào là một thú vui của người dân Thủ đô từ nhiều đời nay. Những người sành chơi cây chỉ chọn Nhật Tân làm điểm đến mua hoa. Thậm chí, có những năm, hoa đào của Nhật Tân được đặt trước từ đầu tháng giêng.

Ông Bích tâm sự, người Tràng An mua đào không chạy theo thị hiếu của số đông hiện nay. Sở dĩ chọn hoa phải cầu kỳ, kỹ càng do thông qua việc chọn đào, người ta gửi gắm mong muốn về một năm mới an khang, thịnh vượng. Với người Hà Nội xưa, chọn đào còn chọn theo phong thủy. Đào là khí dương, sắc hồng của đào bích ngoài tô điểm cho căn nhà thì màu hồng đỏ của đào sẽ tăng sự ấm áp, xua tan lạnh giá của khí hậu miền Bắc. Các bậc trưởng lão trong gia đình còn quan niệm chơi đào để trừ ma quỷ.

Tương tự với việc chơi dáng thế của cây đào, các thế dân gian được nhiều khách lựa chọn là thế quần tụ, một tán lên cao biểu tượng cho cha mẹ và các cành thấp, nhỏ xung quanh biểu tượng cho con cháu sum vầy; thế bạt phong là các cành được tạo dáng như bị gió thổi bạt nhưng các cành vẫn ngóc vươn lên…

Biểu tượng văn hóa

Trải qua bao năm tháng, hiện nay, cây đào đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của làng Nhật Tân. Từ tháng ba, tháng tư, người dân làng đã tất bật chăm cây, trồng cây để chuẩn bị cho dịp cuối năm. Ông Nam (chủ một vườn đào ở Nhật Tân) chia sẻ, đào có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào chiết cành từ những cây đào quý hiếm, đào trồng từ hạt đào,... Tùy vào từng mức độ khác nhau mà cây đào sẽ có giá thành cao hoặc thấp.

Để có được một cây đào đẹp, những người trồng giống như một nghệ nhân, từ việc chọn cây, ông Nam cho biết, cây đào non, trẻ thì rất khỏe, dễ ra hoa và cho nhiều hoa. Còn đối với những cây đào già có gốc to, đẹp được nhiều người yêu thích, phải tốn công sức chăm sóc mới nở hoa đẹp, dày.

Hay việc uốn nắn cho cây vào thế cũng rất phức tạp, đòi hỏi người trồng cây không chỉ có kinh nghiệm, kĩ thuật tốt mà còn phải thêm khiếu thẩm mỹ. Muốn cây ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán thì từ giữa tháng 11 âm lịch, người trồng đã phải tiến hành tuốt lá cho cây đào nhằm tập trung dinh dưỡng làm nụ, bảo đảm nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Dựa theo tình hình thời tiết, mà người trồng hoa đào sẽ điều chỉnh cho phù hợp.

Lấy ví dụ, nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày. Đặc biệt, sau khi tuốt thì người trồng đào lại càng phải chú ý đến chế độ phân bón, nước cho cây.

Đi qua bao nhiêu thăng trầm, vất vả của người dân, giờ đây làng Nhật Tân đang gặt “quả ngọt” khi cây đào Nhật Tân đã trở thành một biểu tượng văn hóa. Cứ nhắc đến Tết ở Hà Nội, phần lớn mọi người lại nhớ về những vườn đào bích, đào phai nép mình khoe sắc, tỏa hương giữa lòng Thủ đô.

Nhờ cây đào, Nhật Tân đã đóng góp cho Hà Nội những sản phẩm OCOP 4 sao. (Nguồn: Reatimes)

Nhờ cây đào, Nhật Tân đã đóng góp cho Hà Nội những sản phẩm OCOP 4 sao. (Nguồn: Reatimes)

Nhờ có nghề truyền thống trồng đào của ông cha để lại mà làng đào Nhật Tân đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân được nâng cao hơn, thu nhập tăng lên so với ngày xưa. Còn vẻ đẹp của hoa đào ngày càng được nâng tầm. Trước kia chủ yếu là trồng đào để bán, sau đó, nắm bắt được nhu cầu ngày càng lớn của du khách đến đây, chủ các vườn đào đã mở rộng, trang trí phục vụ nhu cầu chụp ảnh cho du khách vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Sức quyến rũ, vẻ đẹp của loài hoa báo xuân trong các vườn đào trong những ngày giáp tết càng trở nên nhộn nhịp và sôi động với hàng trăm lượt khách đổ về ngắm hoa, chụp ảnh lưu niệm, hay chọn mua cho mình những cành đào tươi thắm về trang trí.

Hiểu rõ được giá trị của cây đào, phần lớn diện tích đất nông nghiệp phường Nhật Tân hiện đang nằm phía ngoài đê, giáp với sông Hồng được tập trung sản xuất trồng cây hoa đào truyền thống của hàng trăm hộ gia đình, cùng các thành viên hợp tác xã đang canh tác với diện tích đất là 92,45ha; trong đó có diện tích đất trồng đào là 66ha.

Hiện tại, ba sản phẩm “Hoa đào thất thốn”, “Cây đào thế” và “Cành đào tròn” của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Nhật Tân được phân hạng sản phẩm OCOP Hà Nội đạt 4 sao. Đầu năm 2024, những tác phẩm đào Nhật Tân được các chuyên gia đánh giá cao trong Hội thi hoa đào truyền thống Hà Nội do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ lần đầu tổ chức. Trong đó, tác phẩm đào cổ 20 năm tuổi đoạt giải nhất.

Ngày 22/3/2017, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ đã ban hành Quyết định số 723/QĐ-CTUBND cho phép thành lập Hội làng nghề truyền thống Hoa đào Nhật Tân cho phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội). Quá trình hoạt động của Hội làng nghề Hoa đào Nhật Tân đã góp phần bảo tồn giao lưu hợp tác giữa các tổ chức kinh tế nhằm hỗ trợ nhau về kinh tế kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ đó được nâng cao giá trị sản phẩm văn hóa của hoa đào truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo thêm được công ăn việc làm cho bà con Nhân dân được cải thiện hơn, gắn bó hơn với làng nghề truyền thống.

Các hộ làm nghề truyền thống luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, trợ giúp nhiệt tình của phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. Phường hỗ trợ bà con tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên hợp tác xã yên tâm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Toàn phường có nguồn lao động trẻ dồi dào, cần cù, sáng tạo luôn đi đầu trong công việc khai thác các tiềm năng thế mạnh của cây hoa đào truyền thống. Chủ động tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển các mô hình dịch vụ, du lịch sinh thái cho vùng trồng hoa địa phương cũng từng bước tạo nên cảnh quan nơi đây đầy sự thu hút, hấp dẫn.

Đọc thêm

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.