Đằng sau việc các tập đoàn tư nhân ồ ạt đầu tư đa ngành

(PLO) - Sau khi các tập đoàn quốc doanh đồng loạt thoái vốn đầu tư ngoài ngành, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính thì xuất hiện làn sóng các tập đoàn dân doanh lại ồ ạt đầu tư đa ngành. Các ông chủ tư nhân đang “dẫm lên vết xe đổ” hay đây là sự chuyển giao hợp thời?
Từ phụ tùng xe máy đến sân bay quốc tế
Trong vòng một tháng, ông “bầu” của hai đội bóng Hà Nội - T&T và SHB - Đà Nẵng, Chủ tịch Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển ký hai tờ trình đề nghị mua từ cảng biển đến sân bay. Trước tết, “bầu” Hiển xin mua hết cổ phần nhà nước tại cảng Quảng Ninh. Sau tết, ông lại xin mua thêm sân bay Phú Quốc.
Sân bay Phú Quốc – dự án kinh doanh mới của bầu Hiển
Sân bay Phú Quốc – dự án kinh doanh mới của bầu Hiển 
Về đề xuất mua cảng Quảng Ninh, Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang trình Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ xin chủ trương. Nếu được chấp thuận, Vinalines sẽ xây dựng phương án bán cho T&T của “bầu” Hiển theo hình thức đấu giá hoặc thỏa thuận trực tiếp, với mức giá không thấp hơn kết quả trúng đấu giá bình quân của đợt IPO hồi tháng 5/2014. 
Cụ thể, Vinalines đề xuất thoái toàn bộ hơn 49 triệu cổ phần, tương đương trên 98% vốn điều lệ mà Nhà nước đang nắm giữ tại đây. Nếu thoái vốn toàn bộ, Vinalines dự kiến thu về ít nhất trên 490 tỷ đồng và đây chính là con số mà tập đoàn của ông Hiển sẽ phải chi để thâu tóm cảng biển này. 
Trước đó, cảng Quảng Ninh đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) hồi cuối tháng 5/2014, dự định bán ra 22,1% vốn nhà nước với mức giá khởi điểm là 11.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, đợt đấu giá không thành công vì chỉ bán được 7,5% khối lượng chào bán, thu về chưa đầy 10 tỉ đồng. Sau đợt IPO, công ty dự định bán tiếp số cổ phần bị ế vào tháng 6/2014. Tuy nhiên, do không có nhà đầu tư nào quan tâm nên đợt đấu giá đã bị hủy.
Về đề xuất mua sân bay Phú Quốc, T&T đặt ra hai phương án là mua toàn bộ tài sản sân bay hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác có kế thừa lao động. Cảng hàng không Phú Quốc khánh thành vào cuối năm 2012 với tổng mức đầu tư 3.000 tỉ đồng, do Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư.
Đề xuất của ông Hiển đưa ra sau khi có cuộc họp về đề án huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không vào cuối tháng 2 vừa qua. Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đề nghị ACV xây dựng ngay phương án thí điểm bán 100% vốn sân bay Phú Quốc trong năm 2015 và chuyển nhượng quyền khai thác một số sân bay khác.
Nếu hai đề xuất nói trên thành hiện thực, “đế chế” của ông Hiển như vậy trải rộng từ sản xuất, sửa chữa buôn bán phụ tùng xe máy đến bóng đá, bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, thuỷ sản, cảng biển, sân bay… Diện mạo này đáp ứng với  định hướng chiến lược mà ông đã lựa chọn cho T&T, đó là trở thành “tập đoàn đa ngành, lớn mạnh ổn định bền vững”.
Vị thế mới của kinh tế tư nhân
Không chỉ T&T kiến thiết nên làn sóng đầu tư đa ngành, còn đáng chú ý hơn là trường hợp của “người khổng lồ” Vingroup của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng. Chỉ trong vòng 1 tuần vừa qua, tập đoàn này công bố 2 dự án kinh doanh hoàn toàn mới. 
Thứ nhất là đề xuất mua lại hai cảng biển lớn nhất nước là cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Cụ thể, đối với cảng Hải Phòng, Vingroup xin đề xuất mua 80% cổ phần với giá mua không thấp hơn giá đấu thành công trung bình. Đối với cảng Sài Gòn, Vingroup cũng đề xuất mua 80% cổ phần trước cổ phần hóa với mức giá không thấp hơn giá IPO và được tham gia vào quá trình xây dựng phương án cổ phần hóa.
Dự án thứ hai trong tuần,  đó là hệ thống bán lẻ công nghệ - điện máy VinPro. Tập đoàn của ông Vượng cho biết sẽ đồng loạt khai trương 4 trung tâm kinh doanh đầu tiên (2 tại Hà Nội và 2 tại TP.HCM) vào ngày 21/3 tới. Dự kiến, VinPro sẽ kinh doanh với 7 ngành hàng gồm điện thoại - máy tính bảng - máy tính xách tay - điện tử - điện lạnh - điện gia dụng và phụ kiện. Dù ra mắt cuối tháng 3 nhưng Vingroup đặt mục tiêu phát triển chuỗi 25 trung tâm VinPro và 100 cửa hàng VinPro+ trong năm 2015. 
Như vậy, sau thương vụ mua lại hệ thống siêu thị Ocean Mart cách đây gần nửa năm, Vingroup tiếp tục tiến sâu hơn vào thị trường bán lẻ và đây là thương hiệu mới nhất trong “hệ sinh thái” các thương hiệu bán lẻ của Vingroup.
Trên đây chỉ là hai ví dụ điển hình rút ra từ thực tế kinh doanh hiện nay. Trao đổi với Pháp luật Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng đây là chỉ dấu đáng mừng khi khu vực tư nhân đang ngày một trở nên lớn mạnh và cáng đáng nhiều “công to việc lớn” của nền kinh tế. Đối với công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì đây cũng là điều kiện hết sức cần thiết khi tạo “cầu” cho bên “cung” thoái vốn, đảm bảo cho cuộc chuyển giao êm thấm. 
Tuy nhiên bài học đầu tư tràn lan, dàn trải của các tập đoàn nhà nước cũng không phải là thừa đối với các ông chủ tư nhân. Quy mô kinh doanh mở rộng đòi hỏi trình độ quản trị càng phải chuyên sâu. “Tâm lý chủ quan, nóng vội không phải là bệnh riêng của mấy ông doanh nghiệp nhà nước”. 
Dưới góc độ khác, cũng có ý kiến cho rằng cần thận trọng tiến hành thí điểm trước khi cho tư nhân hóa ồ ạt các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia. Trước mắt là cần minh bạch hóa quá trình này, nếu cần thiết có thể tổ chức đấu giá  công khai để tránh các nghi ngờ không đáng có về “lợi ích nhóm”. 

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân gốc Việt David Dương

CEO David Dương: "Doanh nhân cần tiên phong thượng tôn pháp luật"

(PLVN) -  Là một doanh nhân gắn bó sâu sắc với lĩnh vực môi trường, CEO David Dương luôn nhấn mạnh vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật. Ông cho rằng, thượng tôn pháp luật không chỉ là nền tảng cho sự phát triển bền vững mà còn là trách nhiệm của doanh nhân đối với xã hội và cộng đồng.

Đọc thêm

Bí quyết thành công của Sao Mai Super Feed trong ngành cá tra

Bí quyết thành công của Sao Mai Super Feed trong ngành cá tra
(PLVN) -  Với việc chiếm hơn 10% thị phần trong ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, Sao Mai Super Feed đã khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu hàng đầu, góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành cá tra và nâng tầm sản phẩm cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.

Hòa Phát góp sức hồi sinh Làng Nủ và Nậm Tông của tỉnh Lào Cai

Hòa Phát góp sức hồi sinh Làng Nủ và Nậm Tông của tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Sáng ngày 22/12/2024, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà. Tập đoàn Hòa Phát đồng hành tài trợ toàn bộ tôn lợp mái cho các công trình tại hai ngôi làng với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tập Đoàn Thái Hương: Bí quyết thành công từ văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo nhân văn

Tập Đoàn Thái Hương: Bí quyết thành công từ văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo nhân văn
(PLVN) -  Gây ấn tượng với công chúng bởi những màn “chốt deal” quyết đoán trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 7 và sự hết lòng hỗ trợ startup, Shark Nguyễn Văn Thái - Nhà đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương (Tập đoàn Thái Hương) chia sẻ quan điểm: “Con người là nguồn lực lớn nhất”.

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo
(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

PGS.TS Nguyễn Phi Lê trong một hội thảo về AI (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thẳng thắn nhìn nhận những điều còn thiếu, những thách thức phải đối diện, các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng chính VinFuture đã trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất thông qua việc giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc hội tụ tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn.

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PVOIL có Tổng giám đốc mới

Chủ tịch HĐTV Cao Hoài Dương (bìa phải) trao quyết định cho tân Tổng Giám đốc PVOIL.
(PLVN) -  Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL