Đằng sau những vụ mất tích bí ẩn của các hoàng tử Ả rập Saudi

BBC viết về các hoàng tử Ả rập Saudi bị mất tích
BBC viết về các hoàng tử Ả rập Saudi bị mất tích
(PLO) - Theo BBC, trong 2 năm vừa qua đã có 3 hoàng tử Ả rập Saudi đang sống ở châu Âu nối nhau mất tích. Họ đều là những người từng lên tiếng phê phán chính phủ tham nhũng, hoặc kêu gọi cải cách, hoặc trực tiếp công kích hoàng gia…rồi ít lâu sau là biệt vô âm tín. 

Có thông tin cho biết, họ đều bị bắt cóc đưa lên máy bay, nhưng chính phủ Ả rập Saudi luôn từ chối đưa ra bất cứ bình luận nào…

Những vụ mất tích bí ẩn

Buổi sáng ngày 12/6/2003, hoàng tử Sultan bin Turki bin Abdulaziz đến   một biệt thự ở ngoại ô Geneva (Thụy Sỹ); tại đó Hoàng tử Abdulaziz bin Fahd, con trai cố Quốc vương Fahd đang đợi ông tới để dùng bữa sáng. Hoàng tử Abdulaziz bin Fahd cho Sultan biết, chỉ cần ông chịu quay về Ả rập Saudi thì chuyện ông lên tiếng nói xấu hoàng gia và chính phủ trước đó sẽ được bỏ qua. Tuy nhiên, Hoàng tử Sultan không nghe theo.

Lập tức Abdulaziz bin Fahd gọi điện cho Bộ trưởng Nội vụ Sheikh Saleh al-Sheikh. Ít lâu sau, mấy người đàn ông bịt kín mặt xuất hiện, dùng vũ lực khống chế Hoàng tử Sultan, còng tay ông lại rồi tiêm một mũi vào cổ ông. Trong tình trạng bị mất tri giác, Hoàng tử Sultan bị đưa lên một chiếc máy bay đã đợi sẵn tại sân bay Geneva rồi bay về Ả rập Saudi. Những người tùy tùng của ông sau đó cũng bị Đại sứ quán Ả rập Saudi tại Thụy Sỹ giải tán.

Hơn 10 năm kể từ sau vụ Hoàng tử Sultan bin Turki bin Abdulaziz bị bắt cóc, đến lượt Hoàng tử Turki bin Bandar đang sống tại Paris nhận được cú điện thoại của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ả rập Saudi Ahmed al-Salem gọi đến. Turki bin Bandar vốn là một quan chức chính phủ được giao đặc trách vấn đề an ninh của hoàng gia; nhưng do một vụ tranh chấp trong hoàng gia, ông đã bị tống giam. Sau khi ra tù, ông liền sang Paris sinh sống.

Cũng giống như người anh em Hoàng tử Sultan trước đây, ông đã lên tiếng chỉ trích những tệ nạn tham nhũng hủ bại của chính phủ, những thành tích nhân quyền đáng hổ thẹn và kêu gọi cải cách. Khác với cách làm của Sultan trước đây, Turki bin Bandar đã ghi hình làm thành các video clip rồi đăng tải lên mạng YouTube.

Turki bin Bandar đã sớm có sự chuẩn bị khi có những cuộc điện thoại từ Ả rập Saudi gọi tới. Ông biết rõ chuyện đã xảy ra với Hoàng tử Sultan và thẳng thừng cự tuyệt yêu cầu về nước của vị Thứ trưởng Bộ Nội vụ. “Ông hy vọng tôi quay về ư? Hãy xem những kẻ cấp dưới của ông đã viết những gì trong thư gửi cho tôi: “Đồ con trai của gái điếm! Chúng tao sẽ lôi cổ ngươi về để xử lý như đã làm với Sultan trước đây!”. Tháng 7/2015, Turki bin Bandar đưa lên YouTube đoạn clip cuối cùng, sau đó ông đột nhiên biến mất.

Hoàng tử Turki bin Bandar (trái)
Hoàng tử Turki bin Bandar (trái)

Vị hoàng tử thứ ba bị mất tích là Saud bin Saif al-Nasr. Vụ việc này nghiêm trọng hơn nhiều so với 2 vụ trước. Năm 2015, có một hoàng tử Ả rập Saudi giấu tên gửi thư yêu cầu phế bỏ Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud. Trước nay trong hoàng gia chỉ có duy nhất Hoàng tử Saud bin Saif al-Nasr là người dám công khai ủng hộ chủ trương phế bỏ Quốc vương và bị hoàng gia Ả rập Saudi coi là hành vi phản quốc này.

Bức thư nặc danh đó đã quyết định số phận của Hoàng tử Saud bin Saif al-Nasr. Một hoàng tử khác đang sống lưu vong tại châu Âu, ông Khaled bin Farhan kể lại: Hoàng tử Saud bị đưa lên chiếc máy bay của một doanh nghiệp tư nhân từ Italy bay tới nói là đưa ông sang Milan và Roma để bàn chuyện kinh doanh, nhưng thực tế, chiếc máy bay đó đã hạ cánh xuống Riyadh, thủ đô Ả rập Saudi thay vì đến Roma. “Kết cục của Saud bin Saif al-Nasr sẽ là nhà giam, một nhà tù ngầm dưới đất như người anh em Turki bin Bandar” – Hoàng tử Khaled bin Farhan khẳng định.

Sự phản kháng của các hoàng tử

Các hoàng tử không phải đều cam chịu số phận bị trù dập. Năm 2010, Hoàng tử Sultan do sức khỏe ngày càng xấu đi đã được đưa sang Mỹ để điều trị. Tại đây, ông đã khởi kiện Hoàng tử Muhammad bin Fahd Al Saud ra tòa án Thụy Sỹ, cáo buộc ông này đã cho thủ hạ bắt cóc, đánh đập mình và trưng ra chứng cứ là hồ sơ bệnh án trong thời gian ông điều trị tại Riyadh, trong đó ghi rõ ông bị liệt do bị đánh đập. Tuy nhiên, nhà đương cục Thụy Sỹ đã không mấy hứng thú với vụ kiện này cho dù vụ bắt cóc đã xảy ra ngay trên lãnh thổ Thụy Sỹ.

Một tờ báo của Maroco cũng đã đăng bài viết cho biết Hoàng tử Turki bin Bandar năm 2015 khi tới thăm nước này đã tìm cách chạy trốn sang Paris, nhưng sau đó dưới sức ép của chính phủ Ả rập Saudi, Turki đã bị chính quyền Maroco bắt giữ rồi trục xuất.

Hoàng tử Sultan cũng không chịu im lặng. Năm 2016, từ Paris ông định đáp máy bay tới Cairo thăm người cha, một nhà bình luận chính trị nổi tiếng. Lãnh sự quán Mỹ đã cấp cho ông một chiếc chuyên cơ để đi, nhưng kết quả là chiếc máy bay đã hạ cánh xuống sân bay Riyadh, chờ đợi ông là một toán nhân viên an ninh súng lăm lăm trong tay. Thế là Hoàng tử Sultan lại “mất tích” thêm một lần nữa.

BBC cho biết, hiện nay chỉ còn duy nhất một vị hoàng tử có quan điểm phê phán chính phủ Ả rập Saudi là Khaled bin Farhan hiện đang sống ở Đức là chưa bị “mất tích”. Tuy nhiên, ông luôn nơm nớp lo sợ mình cũng sẽ trở thành thành viên mới của đội ngũ các “hoàng tử mất tích”. Ông nói: “Từ rất lâu, họ đã tìm mọi cách thuyết phục tôi. Nếu họ có thể bắt được tôi thì đã bắt từ lâu rồi. Tôi rất thận trọng, tuy điều này khiến tôi phải hy sinh tự do của cá nhân”…/.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.