Đằng sau cuộc cải tổ cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
(PLO) - Ngày 4/8, giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, đội quân Bladio bí mật của NATO (từng thực hiện những hoạt động bí mật trong thời kỳ Chiến tranh lạnh), đã tham dự vào cuộc đảo chính đêm 15/7. 

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thề sẽ tiêu diệt đội quân bí mật kể trên. Cựu Giám đốc cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Orakoglu khẳng định, đội quân bí mật của NATO đang phá hoại Liên minh châu Âu.

Cải tổ tình báo và lãnh đạo quân đội

Theo tờ The Guardian, nhờ bẻ khóa được ứng dụng nhắn tin ByLock, Cơ quan Tình báo Quốc gia (MIT) đã lần ra dấu vết của hàng ngàn nghi phạm, bị cáo buộc có liên quan tới mạng lưới đứng sau vụ đảo chính bất thành vừa qua. 

Theo tiết lộ của một quan chức cao cấp, MIT đã bẻ khóa được ứng dụng này từ đầu năm và sử dụng nó để theo dõi hàng chục ngàn người là thành viên của phong trào Gulen. Tuy nhiên, MIT vẫn bị chỉ trích kịch liệt, thậm chí bị cáo buộc có liên quan tới vụ đảo chính bất thành. Ngày 2/8, tờ Hurriyet cho biết, kế hoạch cải tổ MIT bao gồm việc chia tách để công tác tình báo ngoài nước và phản gián trong nước được đảm trách bởi các cơ quan khác nhau.

Theo đó, tình báo trong nước là nhiệm vụ của cảnh sát và hiến binh và họ sẽ báo cáo lên Bộ Nội vụ, không phải quân đội. Còn tình báo ngoài nước sẽ báo cáo trực tiếp lên Văn phòng Tổng thống. Phó Thủ tướng Numan Kurtulmus cho biết, việc tái cơ cấu MIT đang được thảo luận. Tuy không nói chi tiết, nhưng ông Numan Kurtulmus khẳng định, mục đích của cuộc cải tổ sâu rộng lần này nhằm ngăn chặn tái diễn một cuộc đảo chính trong tương lai.

Phó Thủ tướng Numan Kurtulmus còn cho biết, trong bối cảnh những người ủng hộ giáo sỹ Fethullah Gulen, bị Ankara kết tội lên kế hoạch và chỉ đạo cuộc đảo chính bất thành, đều bị coi là “những kẻ khủng bố” và bị truy quét. Kể từ sau cuộc đảo chính bất thành đêm 15/7, khoảng 10.000 người bị truy tố và giam giữ.

Giới truyền thông cho rằng, Tổng thống Recep Tayyip Erdoga muốn MIT và Tổng Tư lệnh quân đội hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của ông. Ngày 4/8, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, phải cải tổ các thiết chế nhà nước và tái cơ cấu lực lượng vũ trang trong thời gian áp đặt lệnh tình trạng khẩn cấp hậu đảo chính. Tiếp đến là cắt đứt nguồn thu nhập của những doanh nghiệp có liên quan giáo sỹ Fethullah Gulen.

Trước đó, ông Recep Tayyip Erdogan cảnh báo, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu Washington không bắt và dẫn độ giáo sỹ Fethullah Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ quy án. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra tuyên bố kể trên ngay sau khi Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozdag gửi văn bản thứ 2 yêu cầu Washington bắt và dẫn độ giáo sỹ Fethullah Gulen.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, giáo sỹ Fethullah Gulen chỉ là con tốt, được kẻ chủ mưu chống lưng. Theo giới truyền thông, nhiều tờ USD của nghi can liên quan tới phong trào Gulen bị bắt đã củng cố thêm bằng chứng cho thấy họ từng liên lạc với nhau. Ngày 4-8, Tòa án Istanbul chính thức phát lệnh truy nã đối với giáo sỹ Fethullah Gulen.

Sau khi đặt quân đội dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tiếp tục cải tổ bộ máy lãnh đạo quân đội. Nhiều thành viên nội các như các Phó thủ tướng, Bộ trưởng Tư pháp, Nội vụ và Ngoại giao được đưa vào Hội đồng quân sự tối cao. Đây là động thái nhằm hạn chế quyền lực của lực lượng vũ trang.

Tính đến nay, Bộ Quốc phòng đã luân chuyển công việc của 167 tướng trong quân đội. Sắc lệnh luân chuyển kể trên được ký bởi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, Thủ tướng Binali Yildirim và Bộ trưởng Quốc phòng Fikri Isik. Theo ông Fikri Isik, 311 binh sỹ tham gia đảo chính vẫn đang lẩn trốn.

Theo hãng AP, trong sắc lệnh tổng thống thứ 3, ông Recep Tayyip Erdogan đã quyết định tăng thêm quyền kiểm soát quân đội cho Tổng thống và Thủ tướng. Theo đó, Tổng thống và Thủ tướng được quyền ra lệnh trực tiếp cho Tư lệnh hải-lục-không quân.

Tuy nhiên, ông Recep Tayyip Erdogan cũng ký quyết định thăng hàm cho 99 đại tá, 16 tướng, đô đốc, và kéo dài thời gian công tác của 20 tướng và đô đốc thêm 1 năm. Quyết định được đưa ra sau cuộc họp khẩn của Hội đồng quân sự tối cao.

Trong số những người được thăng quan, đáng chú ý nhất là Tướng Yasar Guler được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lực lượng Hiến binh quốc gia, còn Tư lệnh Quân đoàn 1, Tướng Umit Dundar đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Tham mưu. Tướng Umit Dundar là người có công phá âm mưu đảo chính, giúp ông Recep Tayyip Erdogan không bị bắt và sát hại. 

Bilal Erdogan, con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan
 Bilal Erdogan, con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan

Cuộc điều tra gây tranh cãi

Ngày 3/8, Viện Công tố Bologna của Italia tuyên bố, sẽ không dừng hoặc thay đổi cuộc điều tra đối với Bilal Erdogan, con trai Tổng thống Recep Tayip Erdogan về một vụ rửa tiền tại nước này. Thủ tướng Italia Matteo Renzi cũng khẳng định, các cơ quan công tố và Chính phủ nước này không có trách nhiệm phải trả lời ông Recep Tayip Erdogan về cuộc điều tra liên quan tới sai phạm của con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Khi trả lời phỏng vấn đài Rainews 24, Tổng thống Recep Tayip Erdogan đã kêu gọi các thẩm phán Italia nên tập trung điều tra tội phạm mafia thay vì nhằm vào con trai ông.

Ông Bilal Erdogan, 35 tuổi, là 1 trong 4 người con của Tổng thống Recep Tayip Erdogan, đã lấy bằng tiến sĩ ở Bologna, Italia trước khi cuộc điều tra rửa tiền diễn ra. Theo giới truyền thông, cuộc điều tra do Viện Công tố Bologna tiến hành từ tháng 2-2016, sau khi Murat Hakan Huzan, doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ sống lưu vong yêu cầu giới chức Italia làm rõ cách thức Bilal Erdogan có thể mang một khoản tiền lớn trót lọt vào Italia mà không bị kiểm tra. Bilal Erdogan bị cáo buộc rửa hàng tỉ USD.

Tháng 3-2016, Bilal Erdogan về nước do lo ngại “vấn đề an ninh” của bản thân và gia đình. Theo Zero Hedge, Bilal Erdogan từng du học tại Mỹ và có bằng Thạc sĩ do trường quản trị công John Kennedy thuộc Đại học Harvard cấp năm 2004.

Gần 1 năm trước (7-10-2015), Bilal Erdogan từng bác bỏ cáo buộc cho rằng, phải trốn sang Italia vì dính líu tới một vụ bê bối tham nhũng. Bilal Erdogan từng là một trong những nhân vật chính liên quan đến cáo buộc tham nhũng nhằm vào Tổng thống Recep Tayyip Erdogan gần 3 năm trước (tháng 12/2013).

Khi đó, dư luận quan tâm tới đoạn băng ghi âm được cho là cuộc trò chuyện giữa ông Recep Tayyip Erdogan với Bilal Erdogan. Và ông Recep Tayyip Erdogan đã yêu cầu con trai xử lý số tiền mặt trị giá 37 triệu USD... Bilal Erdogan có doanh nghiệp riêng và là cổ đông lớn của tập đoàn vận tải hàng hải BMZ. 

Nga cũng từng cáo buộc Bilal Erdogan trực tiếp tham gia buôn bán với IS bằng cách mua dầu của tổ chức khủng bố này và vận chuyển về Thổ Nhĩ Kỳ bằng các phương tiện của công ty do ông làm chủ. Hãng RT cáo buộc Bilal Erdogan là người đứng đầu đường dây đưa dầu bất hợp pháp từ Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ để tiêu thụ.

Giới truyền thông Nga còn đăng ảnh Bilal Erdogan, đang ăn tối cùng một số người tại Istanbul, trong đó có một kẻ bị nghi là thủ lĩnh của IS. Bộ trưởng thông tin Syria Omran al-Zoubi cũng từng cáo buộc Bilal Erdogan làm ăn với IS - tất cả dầu của IS đều được bán cho công ty thuộc về con trai thứ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Giới truyền thông cho rằng, chuyện làm ăn bất hợp pháp với IS của Bilal Erdogan được đề cập nhiều trên mạng xã hội ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev từng tuyên bố, những người trung gian tham gia buôn bán dầu ở Thổ Nhĩ Kỳ không phải là các thương gia thông thường, mà phải là quan chức chính phủ Ankara.

Chuyên gia dầu mỏ Eldar Kassayev cho biết, IS chỉ bán từ 15-25 USD/thùng so với giá thị trường là 45-50 USD/thùng. Theo ông David Cohen, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, IS đút túi khoảng 1 triệu USD/ngày nhờ việc bán dầu và trong số khách hàng của IS, có cả người Thổ Nhĩ Kỳ.../.

Thủ tướng Binali Yildirim vừa có cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford tại Ankara, nhằm xoa dịu mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước sau vụ đảo chính bất thành vừa qua.

Trước đó, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), tướng Joseph Votel nhấn mạnh, bất cứ cáo buộc nào cho rằng ông có dính líu tới cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đều là sai sự thật.

Văn phòng Công tố viên Edirne của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, CIA và FBI đã huấn luyện những kẻ tiến hành vụ đảo chính bất thành. Bộ trưởng Hải quan và Thương mại Bulent Tufenkci cho biết, cuộc đảo chính đêm 15-8 đã khiến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ thiệt hại khoảng 100 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.