Sau đảo chính, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn 'ân đền, oán trả'?

Tướng Umit Dundar, tư lệnh Quân đoàn 1, người gọi điện báo trước cho ông Erdogan về cuộc đảo chính.
Tướng Umit Dundar, tư lệnh Quân đoàn 1, người gọi điện báo trước cho ông Erdogan về cuộc đảo chính.
(PLO) -Dư luận đã có phản ứng khác nhau sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm truy lùng những kẻ đứng sau âm mưu đảo chính bất thành tối 15/7.

Thông báo kể trên được đưa ra sau cuộc họp kéo dài gần 5 giờ của Hội đồng An ninh Quốc gia do Tổng thống Recep Tayyip Erdogan chủ trì. Ông Recep Tayyip Erdogan cũng cho rằng, một số quốc gia có thể đã dính líu tới âm mưu đảo chính bất thành. Tuyên bố sẽ khôi phục án tử hình bị bãi bỏ năm 2004 của ông Recep Tayip Erdogan cũng khiến dư luận quan tâm. 

Vai trò của quân đội

Theo hãng Fars News, tình báo Nga đã nghe lén được các cuộc trao đổi thông tin về đảo chính và chuyển việc này cho Cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ (MIT). Người đứng đầu MIT Hakan Fidan lập tức thông báo với Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội (sớm khoảng 10 tiếng so với thời điểm ấn định), đồng thời cấp báo với Tổng thống Recep Tayip Erdogan và lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu quân đội.

Nhưng quyết định thành bại của cuộc binh biến là cú điện thoại của tướng Umit Dundar, Tư lệnh Quân đoàn 1 - không những thông báo, mà còn hối thúc ông Recep Tayyip Erdogan lên máy bay di tản khẩn cấp để đề phòng bị bắt hoặc thủ tiêu.

Ngay sau khi thoát nạn, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã lập tức bổ nhiệm tướng Umit Dundar làm quyền Tổng tham mưu trưởng quân đội, thay thế Tổng tham mưu trưởng quân đội Hulusi Akar bị bắt cóc trước khi xảy ra đảo chính. 

Nhưng theo ông Ismail Hakki Pekin, cựu Cục trưởng tình báo Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, tình báo Mỹ dường như biết trước thông tin về cuộc đảo chính. Ông Ismail Hakki Pekin cũng thừa nhận, sự cảnh báo về khả năng có âm mưu đảo chính đã nhận được từ một số tổ chức quốc tế, các trung tâm phân tích quốc tế và phương tiện truyền thông, nhưng lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ qua các biện pháp hợp lý.

Trước đó, ông Ismail Hakki Pekin từng khuyến cáo, chính sách của ông Recep Tayyip Erdogan trong vấn đề Syria khiến không ít tướng lĩnh quân đội nước này bất mãn. Cơ quan chức năng Thổ Nhĩ Kỳ vừa chính thức buộc tội 99 trong khoảng 360 tướng quân đội, những người bị coi có dính líu tới vụ đảo chính bất thành vừa qua.

Bộ Quốc phòng cũng đình chỉ công tác của 262 thẩm phán quân sự và công tố viên. Nhiều quan chức quân sự cầm đầu cuộc đảo chính bất thành đã bị yêu cầu cung cấp tên và cấp bậc trước ống kính máy ảnh, khi xuất hiện tại tòa. Trong số các tướng lĩnh kể trên có Đại tướng Akin Ozturk, cựu Tư lệnh không quân bị cáo buộc lên kế hoạch và chỉ huy cuộc đảo chính.

Chủ mưu thứ hai được xác định là ông Muharrem Kose, cựu cố vấn pháp lý cho Tư lệnh các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng thủ lĩnh của cuộc đảo chính lại là ông Muharrem Kose, cựu Đại tá quân đội, người bị sa thải hồi tháng 3-2016 sau cáo buộc là thành viên của phong trào Gulen. 

Tướng Akin Ozturk cầm đầu đảo chính
 Tướng Akin Ozturk cầm đầu đảo chính

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có truyền thống can thiệp vào nền chính trị nước này, khi nhiều lần tổ chức đảo chính lật đổ chính phủ. Từ năm 1960 đến nay, đã có 6 cuộc đảo chính quân sự diễn ra, trong đó 4 thành công và 2 thất bại. Nhưng ảnh hưởng của quân đội đã giảm đáng kể sau khi ông Recep Tayyip Erdogan lên nắm quyền năm 2002.

Hơn 1 năm trước (7-4-2015), một tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã trả tự do cho 62 quân nhân cuối cùng đang ngồi tù vì liên quan tới âm mưu đảo chính lật đổ ông Recep Tayyip Erdogan năm 2003. Trước đó, một tòa án Thổ Nhĩ Kỳ từng kết án tù đối với số sỹ quan này, từng nằm trong âm mưu đảo chính có tên gọi "Sledgehammer" diễn ra năm 2003.

Cựu Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ilker Basbug là tướng lĩnh cao cấp nhất bị bắt và nhận án tù chung thân vì dính líu tới nhóm "Ergenekon" âm mưu lật đổ chính phủ, cũng được trả tự do.

Gần 4 năm trước (4-8-2012) dư luận mới biết tới quyết định của Tổng thống Abdullah Gul khi cho 56 tướng và đô đốc nghỉ hưu. Điều đáng nói là có gần 40 trong số 56 tướng và đô đốc kể trên từng bị bắt vì bị nghi ngờ có liên quan đến kế hoạch đảo chính.

Khi đó ông Recep Tayyip Erdogan là Thủ tướng và đã có quyết định đáng quan tâm khi cất nhắc 29 tướng, đô đốc, 47 đại tá và kéo dài thời hạn trong quân ngũ cho 33 tướng và đô đốc khác. Theo giới truyền thông, từ năm 2014, ông Recep Tayyip Erdogan đã mở chiến dịch thanh lọc những người ủng hộ phong trào Gulen trong bộ máy chính phủ và giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng ảnh hưởng của phong trào Gulen trong quân đội không bị loại bỏ hoàn toàn. 

Vị thế của cảnh sát

Theo thống kê chưa đầy đủ, kể từ sau vụ đảo chính bất thành tối 15-7, Thổ Nhĩ Kỳ đã đình chỉ công tác và bắt giữ khoảng 50.000 quân nhân, cảnh sát, thẩm phán, công chức và giáo viên. 900 cảnh sát ở thủ đô Ankara vừa bị đình chỉ công tác vì bị tình nghi có liên hệ với một phong trào Hồi giáo do giáo sĩ Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong ở Mỹ đứng đầu và đang bị cáo buộc đứng sau âm mưu đảo chính.

Trước đó, hơn 8.000 cảnh sát bị sa thải, trong đó có nhiều cảnh sát ở thành phố Istanbul và thủ đô Ankara. Theo giới truyền thông, sau khi tuyên bố đập tan vụ đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, cảnh sát đã bắt gần 3.000 người tình nghi âm mưu đảo chính, đồng thời ra lệnh bắt giữ gần 3.000 thẩm phán và công tố viên. 

Giới bình luận cho rằng, cuộc đảo chính tuy bất thành nhưng đã bộc lộ những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ và là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ bất ổn kéo dài tại Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi phong trào Gulen (còn có tên gọi khác là Hizmet) hình thành và lan tỏa khắp Thổ Nhĩ Kỳ từ thập niên 1980, dưới sự dẫn dắt của giáo sỹ Fethullah Gulen.

Ngày 19-7, Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag cho biết, Ankara đã yêu cầu Washington bắt giữ giáo sỹ Fethullah Gulen đang sống ở Mỹ vì tất cả bằng chứng đều cho thấy, ông này là người lên kế hoạch cho vụ đảo chính quân sự.

Cùng ngày 19-7, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim thông báo, nước này đã gửi các tài liệu hữu quan cho Mỹ về việc dẫn độ giáo sỹ Fethullah Gulen. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama và đề cập tới giáo sỹ Fethullah Gulen. Về phần mình, giáo sỹ Fethullah Gulen đã bác bỏ cáo buộc có liên quan, đồng thời lên án cuộc đảo chính. 

Giáo sỹ Hồi giáo lưu vong Fethullah Gulen
Giáo sỹ Hồi giáo lưu vong Fethullah Gulen

Theo tờ The Wall Street Journal, sau khi ông Recep Tayyip Erdogan lên nắm quyền, giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ hầu như bị chia rẽ và cô lập. Trong khi đó, cảnh sát là lực lượng trung thành với ông Recep Tayyip Erdogan, luôn sẵn sàng đối đầu với quân đội. Sau khi biết về sự mất tích của 42 máy bay trực thăng quân sự, ông Recep Tayyip Erdogan đã điều thêm 2.000 cảnh sát đặc nhiệm tới các khu vực lân cận để bảo đảm an ninh cho thành phố Istanbul.

Đồng thời ra lệnh bắn hạ bất kỳ trực thăng nghi vấn nào mà không cần cảnh báo trước. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm còn được triển khai tới các vị trí chiến lược ở Istanbul. Gần 1 năm trước (5-8-2015), cơ quan An ninh đã bắt 33 cảnh sát trong chiến dịch điều tra vụ theo dõi và nghe lén điện thoại của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

2 năm trước (22-7-2014), 115 cảnh sát bị bắt và 31 người trong số này bị tạm giam vì liên quan đến cáo buộc nghe trộm điện thoại và hoạt động tội phạm có tổ chức. Sau đó (5-8-2014), 33 cảnh sát bị bắt để điều tra vụ nghe lén điện thoại của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Và đã có hàng nghìn cảnh sát bị bắt vì nghe lén hơn 7.000 người kể từ năm 2011.../.

4 năm trước (hạ tuần tháng 7-2012), 2 tướng về hưu là Kenan Evren và Thasin Sahinkaya đã bị xét xử với cáo buộc tham gia vào cuộc đảo chính năm 1980. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, những người đảo chính bị đưa ra xét xử.

Trước phiên xét xử kể trên, ngày 26-3-2012, cựu Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ilker Basbug đã phải hầu tòa với cáo buộc lãnh đạo một nhóm khủng bố âm mưu lật đổ chính phủ.

Ông Ilker Basbug là Tổng Tham mưu trưởng quân đội từ 2008 đến 2010, và là sĩ quan cấp cao nhất bị bắt trong cuộc điều tra quy mô lớn về tổ chức Ergenecon vốn bị cáo buộc âm mưu lật đổ đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền của ông Recep Tayyip Erdogan./. 

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024
(PLVN) - Tháng 11/2024 chứng kiến ​​hàng loạt sự kiện kỳ ​​lạ trên khắp thế giới, từ việc làm đại gia chi tiền tỷ lệ ăn quả chuối trong tác phẩm nghệ thuật, người phụ nữ cao nhất gặp gỡ người phụ nữ thấp nhất, đến câu chuyện " hồi sinh" khó tin trên giàn thiêu và gia đình 9 con vẫn muốn sinh thêm để đủ 12 con giáp.