Đại biểu Quốc hội hiến kế giảm nghèo

(PLO) - Tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo của chúng ta vẫn là một con số ám ảnh, việc xin làm người nghèo, tình trạng trọng lợi hơn trong danh của một phận người lười biếng muốn ỉ nại vào chính sách hỗ trợ người nghèo là một thực tế khiến các ĐBQH cho rằng cần phải thay đổi chính sách về xóa nghèo, giảm nghèo. 

Sáng nay (7/), trong chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp để cư tri cả nước theo dõi,  Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng đã thẳng thắn nhận định về một số bất cập trong chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ. Đồng thời kiến nghị những biện pháp theo ông để có thể tiến tới xóa nghèo bên vững.
Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh
Bộ Trưởng  Bùi Quang Vinh
Kể một câu chuyện thực tế trong chuyến công tác khi được nghe ý kiến của một bà cụ phản, ánh về những bất cập trong chính sách đối với người nghèo, Bộ trưởng cho rằng cấp thiết thay đổi lại chính sách này. “Bà cụ bảo tôi rằng, bọn thanh niên lười làm, đánh bạc, vi phạm pháp luật mà cũng được hỗ trợ như những người già yếu, bệnh tật… như vậy là không công bằng, Chính phủ đang khuyến khích bọn lười làm. Bà cụ nói khiến tôi phải suy nghĩ.
Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi chính sách. Chúng ta đang có quan điểm là xem xét về vật  chất thôi. Ai đạt chuẩn nghèo cũng hỗ trợ như nhau. Cần phải đi vào thực tế. Nếu cứ như hiện nay, hiệu quả của chính sách giảm nghèo sẽ giảm, và thậm chí phản tác dụng” – Bộ trưởng nói. 
Theo Bộ trưởng, cần có điều kiện kèm theo cho chính sách hỗ trợ. Ví dụ chúng cho họ 1, 2 năm hưởng chế độ, sau đó phải để họ cam kết điều kiện gì đó. Nếu không, ai cũng muốn hỗ trợ, muốn nghèo, không chịu vươn lên. 
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, khi xây dựng  chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2016 – 2020, cần một tiêu chí mới, tiến gần hơn với chuẩn nghèo quốc tế trên cơ sở điều kiện của Việt Nam. 
ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cho rằng chương trình xóa đói giảm nghèo của chúng ta chưa hiệu quả như mong muốn là bởi có quá nhiều chính sách nhưng chồng chéo, không hiệu quả, nhiều cơ quan quản lý, nhưng thiếu một nhạc trưởng. Chính phủ cần tăng cường lồng ghép các chương trình. Theo bà, chìa khóa của chính sách giảm nghèo là  giải quyết vấn đề nghèo đa chiều.
“Để giảm nghèo ở miền núi, cần xóa bỏ nền kinh tế tự  cung tự cấp. Nếu người dân có rừng được nhận gạo, nhận tiền để trồng rừng thì sẽ thoát nghèo dễ hơn. Để dân làm chủ rừng và đất lâm nghiệp chính là xóa đói giảm nghèo.” – bà nói. 
Sự ỉ nại đối với chính sách giảm nghèo của một bộ phận người nghèo cũng là một nguyên nhân cản trở  mục tiêu giảm nghèo của chúng ta. ĐB Ngô Thị Minh, (Quảng Ninh), cũng như nhiều đại biểu khác nêu thực tế có nhiều người nghèo không chịu lao động sản xuất chỉ trông chờ vào hỗ trợ và “sợ” thoát nghèo. Do đó, chính sách hỗ trợ cần phải có điều kiện để người nghèo có động lực thoát nghèo.
ĐB Ngô Thị Minh phát biểu: “Phải kiên quyết cắt bỏ chính sách hỗ trợ giảm nghèo khi hộ nghèo và người nghèo không chấp hành các điều kiện Nhà nước nêu ra và không có ý thức thoát nghèo. Để đạt được điều này cử tri đề nghị chính phủ cần xem xét kỹ các điều kiện đặt ra với người nghèo và hộ nghèo phải chấp hành khi hưởng chính sách giảm nghèo trong điều kiện nhất định, khắc phục tình trạng chính sách giảm nghèo manh mún như hiện nay”.
Cũng phân tích từ tình trạng chây ì, ỉ nại của một bộ phận người dân đang được hưởng chính sách xóa đói giảm nghèo của Chính phủ, ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ) thẳng thắn nhận định “Không thể phủ nhận tình trạng chây ì, ỉ nại. Có nơi còn mất đoàn kết khi bình bầu hộ nghèo. Đây đó, còn có tình trạng trọng lợi hơn trọng danh. Tình trạng trẻ hóa độ tuổi người nghèo đang báo động”.
ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đaknong)
 ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đaknong)
Do đó, theo ĐB tỉnh Phú Thọ, cần xem những chính sách không còn phù hợp, tăng các chính sách hỗ trợ dạy nghề, cần đưa ra những điều kiện để họ phấn đấu thoát nghèo. 
Đồng quan điểm, ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đaknong) cũng đề nghị đã  cần triển khai thêm các chương trình mang tính chiều sâu.  Cần những chính sách đột phá để người nghèo có hướng vươn lên thoát nghèo.
ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh đưa ra giải pháp theo dõi thoát nghèo đi kèm với chính sách theo dõi, hỗ trợ sau thoát nghèo. Khi một hộ được đóng dấu thoát nghèo, phải theo dõi họ 3 năm, để khi họ có khó khăn, hoặc có biến cố phải có biện pháp giúp đỡ ngay. Có như vậy sẽ không bị tái nghèo, và Chính phủ lại phải giúp họ xóa nghèo từ đầu.  Theo bà, cần có nguồn quỹ riêng để chống tái nghèo.
Một giải pháp mang tính căn cơ hơn mà ĐB Hạnh nêu ra là chính sách để cộng đồng doanh nghiệp phát triển. “Đó là một cách giảm nghèo bền vững khi tạo công ăn việc làm cho người nghèo. Tôi xin khẳng định, giảm nghèo không bền vững nếu không tăng trưởng kinh tế. Mà cộng đồng doanh nghiệp sẽ có tác dụng để thúc đẩy kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động.” bà nói. 
Lê Phước Thanh (Quảng Nam) chung quan điểm về việc hỗ trợ doanh nghiệp trong chính sách xóa nghèo bền vững. “Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để họ đầu tư vào nông thôn, vùng sâu vùng xa….” – ông nói.
Đưa ra biện pháp cụ thể hơn, đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) cho rằng tỷ lệ hộ nghèo chủ yếu tập trung ở nông thôn, vì vậy cần có chính sách khuyến khích phát triển kinh doanh trong nông nghiệp vừa để tiêu thụ nông sản, nâng cao thu nhập người dân, vừa tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn.
ĐB Thân Đức Nam
 ĐB Thân Đức Nam
Đại biểu Thân Đức Nam nói: “Tôi đề nghị sớm ban hành đạo luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo nhiều việc làm cho khu vực nông thôn, tạo điều kiện hàng năm chuyển khoảng nửa triệu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đây là một giải pháp căn cơ để giảm nghèo ở nông thôn. Cần thay đổi cách đầu tư và tổ chức dạy nghề ở khu vực nông thôn, việc đầu tư các trung tâm dạy nghề cần có trọng điểm, trọng tâm, tránh dàn trải huyện nào cũng có trung tâm dạy nghề nhưng thiếu giáo viên, thiếu thiết bị dạy nghề, không thu hút được người học”.
Góp ý kiến trong buổi thảo luận hôm nay, nhiều đại biểu cũng đề nghị trong bối cảnh hiện nay, cần có những chính sách đặc biệt về xóa đói giảm nghèo cho bà con ngư dân, bà con ở vùng biên giởi, hải đảo, đặc biệt là bà con vùng biên giới phía Bắc./.

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.