Đắc Lắc: Bản án khiến người dân không tâm phục khẩu phục

Đắc Lắc: Bản án khiến người dân không tâm phục khẩu phục
(PLVN) - Mặc dù đương sự đã cung cấp nhiều giấy tờ văn bản pháp lý chứng minh mình mua lô đất là hoàn toàn đúng luật nhưng HĐXX lại tuyên hợp đồng vô hiệu.

Tại phiên xử vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” mặc dù ông Nguyễn Quang Tòa (SN 1971) đã cung cấp rất nhiều giấy tờ văn bản pháp lý chứng minh được việc mình mua lô đất của bà H’Loan Aliô (SN 1969, ngụ cùng ngụ xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) là hoàn toàn hợp pháp, đúng luật. Tuy nhiên, HĐXX lại tuyên hợp đồng mua bán đất là vô hiệu…

Mua đất xong không sang được sổ

Ngày 30/3/2017, ông Tòa có nhận chuyển nhượng thửa đất số 202, tờ bản đồ số 31 (theo Giấy CNQSD đất số K554916, cấp ngày 10/6/1997, diện tích 1080m2) của bà H’Loan Aliô với giá 600 triệu đồng. Cùng ngày, năm thành viên trong gia đình chủ đất đã ký nhận tiền và bàn giao nhà đất cùng tài sản trên đất cùng Giấy CNQSD đất cho vợ chồng ông Tòa.  

Đến ngày 13/6/2017, hai bên cùng lập hợp đồng chuyển nhượng do UBND xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) chứng thực (theo quyển 01/TP/CC-SCT/HĐGD, số 192/2017).

Tuy nhiên, sau đó rất nhiều lần ông Tòa đề nghị bà H’Loan hoàn tất các thủ tục sang tên nhà đất nói trên như kê khai nộp thuế, các khoản phí thì bà H’Loan viện ra nhiều lý do để trốn tránh. Bất ngờ, đầu tháng 12/2017, bà H’Loan bị bắt tạm giam vì hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 

Mảnh đất mà ông Tòa nhận chuyển nhượng
Mảnh đất mà ông Tòa nhận chuyển nhượng

Vì thế, ngày 19/3/2018, ông Tòa đã làm thủ tục khởi kiện đến TAND huyện Buôn Đôn với hai nội dung: Một là, yêu cầu tòa công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với thửa đất trên; Hai là, buộc bà H’Loan Aliô tiếp tục hoàn tất các thủ tục để sang tên, đổi chủ với Giấy CNQSD đất đã sang nhượng cho ông trước đó.

Những người con của bà H’Loan đều xác nhận: Việc chuyển nhượng mảnh đất trên của gia đình cho hộ gia đình ông Tòa là đúng sự thật, thời điểm bán đất các thành viên trong gia đình đồng ý cho mẹ mình bán mảnh đất trên.

Sau đó, mọi người cùng ký vào văn bản chia di sản thừa kế cho bà H’Loan toàn quyền quyết định. Mọi thành viên cũng đều nhất trí việc mua bán và ký vào tất cả các giấy tờ văn bản liên quan. 

Ông Tòa cho biết: “Hợp đồng chuyển nhượng lô đất và tài sản trên đất thuộc thửa đất trên giữa hộ gia đình tôi và bà H’Loan được xác lập trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Vì tình làng nghĩa xóm, vợ chồng tôi mới cho các thành viên trong gia đình bà H’Loan ở nhờ trên mảnh đất đó với thời gian 2 năm (từ 30/3/2017 đến ngày 30/3/2019), có giấy tờ cho mượn nhà và đất ở, được chính quyền địa phương ký xác nhận.

Sau đó, tôi có lên UBND huyện Buôn Đôn để làm thủ tục sang tên thì được cán bộ nói mảnh đất của tôi có đơn ngăn chặn nên không thể làm thủ tục sang tên đổi chủ được. Vì thế, tôi đã khởi kiện vụ việc trên ra tòa với mong muốn đòi lại những quyền lợi hợp pháp sau khi nhận chuyển nhượng thửa đất trên”.

Dựa vào lời nói để tuyên án liệu có thỏa đáng?

Ngày 15/11/2018, TAND huyện Buôn Đôn đã đưa vụ việc trên ra xét xử. Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Quang Tòa. Tuyên bố, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ với thửa đất 202, tờ bản đồ số 31 là vô hiệu. Buộc bà H’Loan Aliô phải trả lại cho vợ chồng ông Tòa số tiền hơn 700 triệu, vợ chồng ông Tòa phải hoàn trả lại Giấy CNQSDĐ cho bà H’Loan sau khi nhận đủ số tiền tòa đã tuyên.

Lý do, TAND huyện Buôn Đôn tuyên án như vậy là do diện tích 1080m2 là tài sản chung của bà H’Loan, em gái H’Kắt Aliô và em trai Y Hiu Aliô. Năm 1997, bà H’Loan tự ý đi làm Giấy CNQSDĐ. Trên diện tích đất chuyển nhượng có tài sản 1 ngôi nhà cấp 4 được xây từ 2010 của bà H’Kắt sinh sống và 100 trụ tiêu của anh Y Hiu trồng từ 2015. Tòa án cũng nhận định, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ 1080m2 đất và tài sản trên đất giữa vợ chồng ông Tòa và bà H’Loan là vi phạm tại Điều 122, Bộ luật Dân sự 2015.

Do không đồng ý với cách tuyên xử trên, vợ chồng ông Tòa đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án số 10/2018/DS-ST của TAND huyện Buôn Đôn với ba lý do. Thứ nhất, tại tòa, HĐXX không xem xét các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng QSDĐ đã được UBND xã Ea Nuôl chứng thực làm bằng chứng pháp lý. Cụ thể như Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất; Giấy cho mượn nhà và đất ở; Văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế.

Thứ hai, nội dung Biên bản hòa giải giữa vợ chồng ông Tòa và bà H’Loan do TAND huyện Buôn Đôn lập ngày 10/8/2018 không được xem xét. Mặc dù, trong biên bản hòa giải bà H’Loan đã xác nhận việc chuyển nhượng lô đất trên hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc và có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình.

Chính bà H’Loan cũng đề nghị tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cho vợ chồng ông Tòa. Đặc biệt, tại phiên xử không có sự tham gia của bị đơn cũng như đại diện của UBND xã Ea Nuôi, nơi chứng thực hợp đồng mua bán.

Thứ ba, HĐXX chỉ căn cứ vào lời nói, ý kiến của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là hai người em của H’Loan. Trong khi những lời nói này không có bằng chứng hoặc cơ sở pháp lý khẳng định là đúng sự thật. Vì trong suốt quá trình trước, trong và sau khi bà H’Loan đi làm thủ tục và được cấp Giấy CNQSDĐ từ năm 1997 thì bà H’Kắt Aliô và anh Y Hiu Aliô không hề có ý kiến, khiếu nại.

Tại tòa, bà H’Kắt Aliô và anh Y Hiu Aliô cũng không đưa ra được bằng chứng, giấy tờ hoặc văn bản nào chứng minh đây là tài sản chung. Mặt khác, trong Biên bản hòa giải của TAND huyện Buôn Đôn và Biên bản lấy lời khai đương sự cả H’Loan và các con đều khẳng định nguồn gốc mảnh đất là của bà H’Loan đúng như trong Giấy CNQSDĐ.     

Hơn nữa, HĐXX nhận định hợp đồng chuyển nhượng giữa vợ chồng tôi và bà H’Loan là vi phạm quy định tại Điều 122, Bộ luật Dân sự 2015 là không đúng. Bởi lẽ, thời điểm diễn ra giao dịch là 12/6/2017, trước khi bà H’Loan bị Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố 6 tháng (ngày 5/12/2017), thời điểm này bà H’Loan có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Chủ thể tham gia giao dịch trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Hơn nữa, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm kỵ của luật, không trái đạo đức xã hội.

Được biết, ngày 29/3 tới đây, vụ việc được TAND tỉnh Đắk Lắk đem ra xét xử phúc thẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh về vụ việc khi có thông tin mới. 

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?