Gương sáng Pháp luật

Cựu lãnh đạo Bộ Tư pháp có nhiều ‘duyên nợ’ với pháp luật dân sự

Nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng.
Nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng.
(PLVN) - Trong quá trình công tác, tuy đã giúp Bộ trưởng chỉ đạo xây dựng và trình Quốc hội thông qua nhiều đạo luật quan trọng nhưng với ông Đinh Trung Tụng nguyên Thứ trưởng, chuyên gia cao cấp Bộ Tư pháp thì đạo luật có nhiều “duyên nợ” cùng ông là Bộ luật Dân sự khi ông tham gia soạn thảo Bộ luật này vào các năm 1995, 2005 và 2015 ở cương vị Tổ trưởng Tổ Biên tập.

Trưởng thành cùng sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp

Tốt nghiệp Đại học (ĐH) Luật Taskent (Liên Xô cũ) năm 1978, ông Đinh Trung Tụng được phân công giảng dạy môn pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự tại Trường Cán bộ Tòa án thuộc TANDTC. Cuối năm 1982, Trường Cán bộ Tòa án sáp nhập vào Trường ĐH Pháp lý thành Trường ĐH Pháp lý Hà Nội (nay là ĐH Luật Hà Nội), ông trở thành giảng viên Khoa Tư pháp của Trường. Bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ (sau được Nhà nước công nhận là Tiến sĩ) tại ĐH Tổng hợp Lomonoxop năm 1987, ông về nước nhận công tác ở Vụ Pháp luật chung, Bộ Tư pháp (năm 1988).

Hai năm sau, ông được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng và đến tháng 8/1991, Vụ Pháp luật chung tách thành 2 Vụ thì ông làm Vụ phó phụ trách rồi quyền Vụ trưởng và Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế. Năm 2005, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng và đến năm 2016, ông nghỉ quản lý, chuyển sang chế độ chuyên gia.

Nhớ lại ngày mới về Bộ, ông kể đó là khi Bộ mới tái lập, các đơn vị thuộc Bộ không nhiều, số lượng cán bộ công chức còn khiêm tốn, đảng viên chưa đến 100 người. Tuy khối lượng công việc chưa nhiều nhưng do số lượng cán bộ ít nên đã có tình trạng quá tải. Ngoài ra, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cũng chưa có nhiều, cán bộ chủ yếu viết tay nên triển khai công tác xây dựng pháp luật là rất vất vả.

Đây cũng là lúc nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nên có rất nhiều vấn đề liên quan đặt ra đòi hỏi phải tìm hiểu, nghiên cứu.

Ông cùng các đồng nghiệp cố gắng tự mày mò, tham gia nhiều đoàn khảo sát, hội thảo, tọa đàm để học hỏi, tham khảo kinh nghiệm các nước bao gồm các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các nước chuyển đổi và cả các nước xã hội chủ nghĩa cũ để góp phần đưa các quy định pháp luật về kinh tế thị trường hoàn thiện dần, tiệm cận dần với pháp luật quốc tế.

Cứ thế, bản thân tôi trưởng thành trong sự tiến bộ, phát triển vững mạnh của Bộ, ngành Tư pháp”, ông chia sẻ.

Suốt gần 40 năm công tác tại Bộ Tư pháp, ông luôn gương mẫu, tận tụy và có trách nhiệm với công việc, chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý. Trong công việc, ông không quản ngại khó khăn, luôn sâu sát, kịp thời chỉ đạo các đơn vị được giao phụ trách giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời linh hoạt trong việc giải quyết các trường hợp đặc thù, cụ thể.

Nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng và các cán bộ của ngành bên bia Di tích lịch sử địa điểm Bộ Tư pháp năm 2006.

Nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng và các cán bộ của ngành bên bia Di tích lịch sử địa điểm Bộ Tư pháp năm 2006.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật, ông bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng thực tiễn khách quan để kịp thời chỉ đạo các đơn vị được giao phụ trách thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các công việc. Ông cũng đã tích cực nghiên cứu, học hỏi để không ngừng nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, giúp Bộ trưởng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được giao.

Đặc biệt trong thời gian giữ chức vụ Lãnh đạo Bộ, trong quá trình điều hành và tổ chức họp giữa các đơn vị thuộc Bộ, ông rất chú trọng phát huy dân chủ, vai trò của Thủ trưởng các đơn vị, bảo đảm công bằng và giữ gìn đoàn kết nội bộ. Trong chỉ đạo, điều hành, ông đã theo dõi, bám sát tiến độ và kết quả triển khai thực hiện ý kiến kết luận trong từng văn bản, đề án và vụ việc cụ thể.

Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của từng công việc được giao phụ trách, ông đã chỉ đạo các đơn vị phải bám sát chương trình công tác trọng tâm của Bộ, ngành và triệt để thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, đồng thời xác định rõ nội dung và cách thức tổ chức thực hiện để có thể hoàn thành tốt nhất công việc, các mặt công tác.

Nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng và một số cán bộ của ngành trong chuyến công tác nước ngoài.

Nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng và một số cán bộ của ngành trong chuyến công tác nước ngoài.

Không chỉ gắn bó với Bộ, ngành Tư pháp, ông Tụng cũng rất tích cực phối hợp công tác với các cơ quan ngoài ngành, với đội ngũ pháp chế bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Nổi bật là làm Phó Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp ý kiến, nêu kinh nghiệm của Việt Nam giúp bạn Lào xây dựng Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2019.

Nhiều “duyên nợ” với pháp luật dân sự

Trong quá trình công tác, nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng đã giúp Bộ trưởng chỉ đạo xây dựng và trình Quốc hội thông qua nhiều Bộ luật, Luật quan trọng. Có thể kể đến như Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Lý lịch tư pháp năm 2009; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009; Luật Nuôi con nuôi năm 2010; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006…

Đặc biệt, trong năm 2014 và năm 2015, để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với nhiều điểm mới, quan trọng trong việc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và tôn trọng, công nhận và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, ông đã giúp Bộ trưởng chỉ đạo xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Luật Hộ tịch năm 2014, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015…

Trong đó, đáng chú ý là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có rất nhiều quy định mới như sửa đổi quy định về kết hôn (độ tuổi kết hôn, bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính); bổ sung quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; bổ sung quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo...

Những quy định này đã giải quyết kịp thời các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tạo cơ chế pháp lý đầy đủ để bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và những người yếu thế khác.

Tuy nhiên, đạo luật có nhiều “duyên nợ” với ông hơn cả là BLDS mà ông vinh dự được tham gia xây dựng vào các năm 1995, 2005, 2015 ở cương vị Tổ trưởng Tổ biên tập. 3 “đời” BLDS cũng ghi nhận nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng giúp việc 3 “đời” Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Ông Tụng đánh giá, thông qua quá trình xây dựng BLDS, nhận thức của chúng ta về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ nét. Nếu như Bộ luật năm 1995 vẫn nặng nhiều về cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá thì sang Bộ luật năm 2005 bắt đầu có quy định mang đặc điểm của kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và Bộ luật năm 2015 ngày càng rõ nét hơn về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thông lệ quốc tế. Bộ luật năm 2015 được nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao.

Vinh dự, phấn khởi được tham gia, được đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công lao của tập thể trong soạn thảo, xây dựng BLDS. Bởi ông lý giải, BLDS giữ vai trò rất quan trọng là luật nền, luật khung trong hệ thống pháp luật tư, quan hệ pháp luật có sự bình đẳng giữa các chủ thể, tự do ý chí (tự thỏa thuận), tự chịu trách nhiệm, không chỉ điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa truyền thống mà mở rộng cả hôn nhân – gia đình, lao động, sản xuất kinh doanh, thương mại...

Nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường, nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng và một số cán bộ của ngành trong chuyến thăm địa phương năm 2011.

Nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường, nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng và một số cán bộ của ngành trong chuyến thăm địa phương năm 2011.

Ấn tượng đọng lại với ông khi xây dựng các BLDS là Bộ luật năm 1995. Thời đó, cơ sở vật chất thiếu thốn, dự thảo văn bản chủ yếu chỉ đánh máy chữ chứ chưa có máy vi tính, máy in hiện đại.

Trước khi trình Quốc hội thông qua thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến chỉnh sửa Bộ luật, ông và anh em ở Bộ Tư pháp cùng các cán bộ bên Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Pháp luật, Văn phòng Chính phủ và một số cơ quan liên quan tập trung chỉnh lý dự thảo, kịp thời chuyển cho bộ phận đánh máy thì hôm sau mới có văn bản trình Quốc hội họp, biểu quyết thông qua. Chỉnh lý xong, đồng hồ cũng điểm 2h sáng, một mình ông ngủ lại tại Hội trường Ba Đình.

Vất vả thật nhưng đó cũng là đam mê của mình, trách nhiệm của mình để làm sao kịp dự thảo trình Quốc hội”, ông hồi tưởng.

Nay đã nghỉ quản lý, chuyển sang chế độ chuyên gia, ông có điều kiện đi sâu vào các lĩnh vực tư pháp của ngành, tham gia các ban soạn thảo, đề án. Có thời gian nghiên cứu, ông thấy ngành Tư pháp ngày càng nhận được sự tín nhiệm của với Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, địa phương, các ý kiến của ngành luôn được trân trọng lắng nghe, tiếp thu.

Bên cạnh đó, ông cũng có điều kiện quan tâm, dõi theo thế hệ cán bộ trẻ. Theo ông, tình hình thế giới, trong nước có nhiều chuyển biến, nhiều cái mới, đòi hỏi thế hệ trẻ cần không ngừng rèn luyện, học hỏi, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, không được hài lòng, phải tiếp tục rèn luyện phấn đấu hơn nữa thì mới đáp ứng được yêu cầu.

Thế hệ trẻ là thế hệ tương lai của ngành, của đất nước nên ông rất trông chờ và tin tưởng vào sự đóng góp của thế hệ trẻ, tiếp bước cha anh phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, xây dựng Bộ, ngành ngày càng vững mạnh, phát triển.

Sẽ là thiếu sót khi nhắc đến nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng mà không nhìn lại những cống hiến của ông cho công tác Đảng. Ông làm Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Tư pháp 2 nhiệm kỳ, góp phần tích cực vào sự phát triển của Đảng bộ Bộ từ Đảng bộ cơ sở lên Đảng bộ cấp trên cơ sở, với số lượng đảng viên ngày càng đông đảo.

Đảng bộ Bộ cũng có truyền thống đoàn kết, nhất trí cao, giúp Bộ, ngành ổn định chính trị tư tưởng cho đảng viên và cán bộ của Bộ Tư pháp, đóng góp cho công tác tổ chức cán bộ của Bộ ngành, các cán bộ, đảng viên luôn thể hiện sự tự hào, tình cảm gắn bó, yêu ngành, yêu nghề mặc dù còn nhiều khó khăn về chế độ chính sách, đời sống vật chất.

Với những đóng góp của mình, ông vinh dự được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và một số bộ, ngành khác, Huân chương của Lào trong hợp tác xây dựng pháp luật...

Đọc thêm

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.