Cuộc chiến pháp lý của Tổng Giám đốc IMF

 Bà Lagarde (phải) và doanh nhân Bernard Tapie
Bà Lagarde (phải) và doanh nhân Bernard Tapie
(PLO) -Tuy phải hầu tòa từ ngày 12 đến ngày 20-12, nhưng hôm 13-12, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã phủ nhận “có hành vi sai trái” trong việc xử lý trường hợp của nhà tài phiệt Bernard Tapie năm 2008, khi còn là Bộ trưởng Tài chính Pháp (2007-2011), dẫn tới ngân khố quốc gia bị thiệt hại tới 404 triệu euro (khoảng 438 triệu USD). 

Giới truyền thông vừa dẫn lời bà Christine Lagarde cho biết, nữ Tổng Giám đốc IMF không những bị sốc trước cáo buộc của cơ quan chức năng, mà còn phải tạm dừng công việc ở IMF để hầu tòa. 

Tội tắc trách?

Theo cáo buộc của Tòa Công lý (thành lập năm 1993 để xét xử các thành viên nội các), bà Christine Lagarde đã phạm tội tắc trách và nếu bị kết án, Tổng Giám đốc IMF có thể phải bóc lịch 1 năm cùng số tiền phạt 15.000 euro.

Các thẩm phán sẽ xem xét trách nhiệm của bà Christine Lagarde ở 2 mức độ: Lựa chọn việc thành lập ủy ban trọng tài thay cho thủ tục tố tụng trước tòa vào năm 2007 và không yêu cầu xem xét lại quyết định trao số tiền 404 triệu euro cho nhà tài phiệt Bernard Tapie vào năm 2008. 

Trong khi đó, luật sư của bà Christine Lagarde đã yêu cầu hoãn phiên xử do cuộc điều tra độc lập về vụ này vẫn đang được tiến hành và chưa đưa ra kết luận cuối cùng. Tòa án Tối cao Pháp từng bác đơn kháng cáo của nữ Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde và luật sư của bà, ông Patrick Maisonneuve luôn tin tưởng thân chủ của mình sẽ được chứng minh vô tội.

Hơn 3 tháng trước (12-9), Tòa Công lý đã thông báo với bà Christine Lagarde về vụ xét xử (do hội đồng gồm 3 thẩm phán và 12 nghị sỹ được lựa chọn từ Thượng và Hạ viện tiến hành) trong tháng 12-2016, sau khi tống đạt lệnh triệu tập Tổng giám đốc IMF hôm 17-12-2015.

Công tố viên cho rằng, bà Christine Lagarde không đúng khi cho phép một tòa trọng tài tư nhân xét xử vụ tranh chấp giữa nhà tài phiệt Bernard Tapie với ngân hàng Credit Lyonnais năm 2007. Nhưng nữ Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde nhiều lần tuyên bố, trong vụ án của ông Bernard Tapie, bà đã hành động “vì lợi ích tốt nhất cho nước Pháp”. 

“Cuộc chiến” căng thẳng

Theo giới truyền thông, liên quan tới vụ án của nhà tài phiệt Bernard Tapie, ngoài bà Christine Lagarde, còn có Thẩm phán Stephane Richard. Vụ án của Tổng giám đốc IMF được Tòa Công lý đề cập từ hơn 5 năm trước (4-8-2011), để làm rõ vai trò của bà Christine Lagarde trong vụ giúp ông Bernard Tapie, bạn của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy thắng trong cuộc chiến pháp lý kể trên.

Tới ngày 27-8-2014, Tòa Công lý quyết định mở cuộc điều tra chính thức đối với bà Christine Lagarde. Vụ kiện của ông Bernard Tapie xoay quanh thương vụ bán cổ phần tập đoàn đồ thể thao Adidas năm 1993 đã được bà Christine Lagarde chuyển cho một ban hội thẩm và họ phán quyết có lợi cho doanh nhân này. Có tin nói rằng, ông Bernard Tapie có quan hệ tình cảm với bà Christine Lagarde.

Gần 4 năm trước (tháng 1-2013), cảnh sát từng đột kích nhà ông Bernard Tapie và một cố vấn của nữ Tổng giám đốc IMF là Stephane Richard để tìm tài liệu, chứng cứ trong vụ án kể trên. Sau đó (20-3-2013), cảnh sát còn lục soát tư dinh của Tổng giám đốc IMF tại thủ đô Paris. Khi đó, ông Yves Repiquet, luật sư của bà Christine Lagarde cho biết, tuy vụ lục soát được tiến hành bất ngờ bởi diễn ra khi Tổng giám đốc IMF không có mặt tại hiện trường, nhưng đã góp phần làm rõ vụ việc.

 Tính đến nay đã có 3 lãnh đạo IMF phải đối mặt với các cuộc chiến pháp lý. Cựu Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn cho đến nay vẫn chưa thoát khỏi vòng kiện tụng, kể từ khi vướng vào vụ bê bối tình dục hồi tháng 5-2011 với nữ hầu phòng Nafissatou Diallo ở khách sạn Softiel, New York, Mỹ.

Trước đó (27-8-2014), cựu Tổng giám đốc IMF Rodrigo Rato bị bắt với cáo buộc rửa tiền. Và hiện là phiên xét xử bà Christine Lagarde, Tổng Giám đốc IMF thứ 11 (nhậm chức ngày 28-6-2011).../. 

Từng được tạp chí Financial Times bầu chọn là Bộ trưởng Tài chính xuất sắc nhất châu Âu năm 2009, được xếp thứ 17 trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2009 theo đánh giá của tạp chí Forbes, còn tạp chí Time chọn bà Christine Lagarde là 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới năm 2010.
Tuy có biệt danh “người thích cười”, nhưng bà Christine Lagarde lại mắc chứng bệnh “dị ứng với đàn ông”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.