Cuộc chạy đua sản xuất thuốc chống COVID-19 của đại gia ngành dược Mỹ

Cuộc chạy đua sản xuất thuốc chống COVID-19 của đại gia ngành dược Mỹ
(PLVN) - Từ cuộc thử nghiệm nhanh nhất lịch sử của “ông lớn” Gilead Sciences - đại gia ngành dược Mỹ mà tên tuổi đã gắn liền với nhiều loại thuốc quan trọng khác, trong đó có các loại thuốc phòng HIV, đã hé lộ những góc khuất lùm xùm trong cuộc đua siêu tốc sản xuất thuốc phòng chống COVID-19...

Gilead Sciences hiện có trụ sở tại thành phố Foster, bang California của Mỹ. Công ty này được một bác sỹ tên Michael L. Riordan, khi đó 29 tuổi, thành lập vào năm 1987. Ngoài nhân lực chính là vị bác sỹ tốt nghiệp trường Đại học Washington, Trường dược Johns Hopkins và Đại học kinh doanh Harvard này, Gilead Sciences ở thời kỳ phát triển ban đầu còn có sự trợ giúp tạo lập và xây dựng tầm nhìn khoa học của công ty của 3 cố vấn khoa học là ông Peter Dervan của trường Caltech, Doug Melton của trường Harvard và ông Harold M. Weintraub công tác tại Viện nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson.

Trọng tâm nghiên cứu điều trị chính của công ty ngay từ khi mới thành lập và vẫn đang được duy trì cho đến hiện nay là các loại thuốc chống virus - một lĩnh vực mà bác sỹ Riordan rất quan tâm vì ông đã mắc bệnh sốt xuất huyết trong khi làm việc tại các phòng khám ở Philippines với tư cách là một học giả. Chỉ sau một thời gian hình thành, Gilead Sciences đã có những bước phát triển mạnh mẽ và nhận được nhiều khoản đầu tư đáng kể.

Cho đến nay, Gilead Sciences đã trở thành công ty dược nổi tiếng của Mỹ chuyên về sản xuất thuốc kháng virus được sử dụng trong điều trị HIV, viêm gan B, viêm gan C và cúm… Công ty này được xếp vào danh sách 1 trong 10 công ty dược phẩm hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Gilead Sciences cũng dính phải một số vụ lùm xùm đáng kể. Trong đó, bằng sáng chế là một vấn đề khiến công ty này vướng phải nhiều rắc rối. Tháng 11/2019, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ đã đệ đơn kiện Gilead Science lên tòa án ở Delware liên quan đến bản quyền sáng chế đối với Truvada - thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV của Gilead, được biết đến với tên gọi PrEP.

Khu vực thử thuốc của Gilead Sciences (ảnh: WSJ)
Khu vực thử thuốc của Gilead Sciences (ảnh: WSJ) 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), PrEP là một viên thuốc được uống mỗi ngày 1 lần, có hiệu quả tới 99% trong việc ngăn ngừa lây truyền HIV. Truvada phối hợp cố định liều 2 chất ức chế enzym phiên mã ngược của HIV là emtricitabine và tenofovir. Ngày 2/8/2004, Gilead Science đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận cung cấp thuốc Truvada như một loại thuốc để điều trị, chứ không phải là phòng ngừa, HIV.

Vào thời điểm đó, Truvada được coi là một trong những loại thuốc điều trị HIV kết hợp ít độc hại nhất. Nhưng vào năm 2004, các nghiên cứu đã được tiến hành để xác định việc các thành phần có trong viên Truvada cũng có thể là một cách hiệu quả để ngăn ngừa lây truyền HIV. Đến năm 2012, Truvada chính thức trở thành loại thuốc đầu tiên được cấp phép để ngừa HIV – virus gây bệnh AIDS. Đây là một thắng lợi lớn về sức khỏe cộng đồng được thúc đẩy bởi nhiều năm nghiên cứu do chính phủ Mỹ tài trợ.

Dù Gilead hiện giữ bằng sáng chế đối với loại thuốc trên nhưng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho rằng các nhà nghiên cứu tại CDC đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng thuốc điều trị HIV phòng ngừa - như tenofovir (còn được gọi là TDF) và emtricitabine (FTC) - 2 hợp chất trong mỗi viên thuốc Truvada – ngay từ năm 1998, trước khi Gilead đề nghị được cấp bằng sáng chế cho thuốc này. Điều quan trọng là, theo đơn kiện, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho rằng Chính phủ Mỹ sở hữu bằng sáng chế PrEP của cả Truvada và Descovy – thuốc điều trị dự phòng thế hệ tiếp theo của Gilead đã được phê duyệt vào tháng 10/2019.

“Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh công nhận vai trò của Gilead trong việc bán Truvada và Descovy cho bệnh nhân để phòng ngừa HIV. Loại thuốc này đã được đưa vào sử dụng để cứu người và giảm sự lây lan của HIV. Tuy nhiên, Gilead phải tôn trọng hệ thống bằng sáng chế của Mỹ, công nhận công trình đột phá của các nhà nghiên cứu tại CDC và đóng góp đáng kể của người nộp thuế trong việc phát triển các loại thuốc trên”, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex M. Azar II cho biết trong một tuyên bố.

Đơn kiện đưa ra các mốc thời gian và cho rằng Gilead không đóng góp nhiều ngoài việc sản xuất ra những viên thuốc Truvada để phục vụ cho các thử nghiệm trị giá nhiều triệu USD do Chính phủ Mỹ và các tổ chức từ thiện tài trợ. Tuyên bố của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ trên đưa đến khả năng giá của cả 2 loại thuốc phòng chống HIV này đều giảm mạnh nếu nguyên đơn thắng kiện.Trên thực tế, trong suốt thời gian qua, các nhà hoạt động vì bệnh nhân AIDS và một số bác sỹ đã lên tiếng chỉ trích Gilead trong việc giá thuốc bị giữ ở mức cao.

Theo ước tính, chi phí để điều trị cho bệnh nhân bằng Truvada của Gilead Sciences lên tới khoảng 21.000 USD/năm. Tính đến năm 2019, tức 7 năm sau khi phương pháp điều trị bằng Truvada – còn được biết đến với tên PrEP – được ra mắt, chỉ có 1 nhóm nhỏ các bệnh nhân ở Mỹ được tiếp nhận phương pháp điều trị này. Các nghị sỹ Mỹ cũng chỉ ra rằng, ở những nước có thuốc gốc (generic) Truvada, giá cả của những loại thuốc này thấp hơn khá nhiều so với ở Mỹ.

Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Rochelle Walensky tại trường Đại học y Harvard, các phương pháp điều trị mô phỏng điều trị bằng Truvada chỉ có giá khoảng 60 USD/năm. Những ý kiến chỉ trích cho rằng Chính phủ Mỹ cần hành động để CDC nắm giữ bằng sáng chế, từ đó kéo giá thuốc xuống thấp hơn. “Gilead có vẻ như đã sử dụng miễn phí công nghệ của CDC mà không phải trả gì cho CDC cũng như người đóng thuế”, ông Christopher Morten – một luật sư về bằng sáng chế và là một học giả tại trường Luật Yale nhận định.

Theo dữ liệu thống kê do Bloomberg thu thập được, Truvada mang về khoản doanh thu tới 3 tỉ USD cho Gilead trong năm 2018, trong đó có 2,8 tỉ USD ở Mỹ. Giá của loại thuốc này đã tăng 50% kể từ khi nó được phê chuẩn dùng để điều trị dự phòng cho đến nay. Trung bình, chi phí cho việc dùng thuốc này là 1.780 USD/tháng. Một số vụ kiện tập thể cũng đã được đệ trình chống lại Gilead, cáo buộc rằng công ty đã cố tình trì hoãn việc phát triển thuốc kháng virus dựa trên tenofovir alafenamide fumarate (TAF) để tối đa hóa lợi nhuận từ các loại thuốc thế hệ trước có chứa tenofovir disoproxil fumarate (TDF).

Điển hình, năm 2019, 2 đơn kiện do hàng chục bệnh nhân đứng đơn chống lại công ty dược trên đã được nộp lên tòa án ở California. 2 đơn kiện này cáo buộc Gilead đã cố tình tiếp tục quảng bá thuốc điều trị HIV TDF vốn được cho là có thể gây tổn thương thận và xương nghiêm trọng để tối đa hóa lợi nhuận trước khi bằng sáng chế của công ty với thuốc này hết hạn trong năm 2015. Đơn kiện này cũng cáo buộc Gilead đã cố tình không đưa ra thị trường một thuốc TAF được đánh giá là an toàn hơn nhiều và hiệu quả hơn trong việc điều trị HIV mà không gây nhiều tác dụng phụ như TDF. Các đơn kiện cũng cho rằng nhiều bệnh nhân sử dụng một trong năm loại thuốc HIV của Gilead mà TDF là thành phần chính đã bị suy nhược và đôi khi bị tổn thương thận, xương, răng.

Ở Mỹ, thuốc TAF được bán với giá tới 1.000 USD/viên, tương đương với việc người bệnh sẽ phải bỏ ra tới 84.000 USD cho mỗi đợt điều trị tiêu chuẩn trong 84 ngày. Gilead cũng bị cáo buộc đã cố gắng loại bỏ sự cạnh tranh ở các thị trường béo bở bằng cách tham gia các thỏa thuận cấp phép tự nguyện với các công ty từ các nước đang phát triển như Ấn Độ, theo đó bắt buộc các công ty khác phải giới hạn hoạt động ở các thị trường kém sinh lợi hơn, có thể dẫn đến việc các nhóm dễ bị tổn thương như người tị nạn và người di cư không thể tiếp cận với các loại thuốc. 

Vẫn theo đơn kiện, cũng bị ảnh hưởng bất lợi bởi TDF là những người âm tính với HIV sử dụng thuốc Truvada có chứa TDF. Theo các đơn kiện này, Gilead bị cáo buộc đã không cảnh báo đầy đủ cho bệnh nhân về tác dụng phụ có hại của TDF và không đưa ra thị trường thuốc TAF an toàn hơn. “Trường hợp này là một ví dụ gây sốc về lòng tham của công ty”, bà Elizabeth Graham - một trong những luật sư chính của Grant & Eisenhofer, công ty luật có trụ sở tại Oakland, California đã thay mặt các nguyên đơn đệ đơn kiện – cáo buộc.

Một chuyên gia khác cho rằng Gilead đã nợ các bệnh nhân của mình một loại thuốc an toàn nhất có thể, không đưa thuốc đó ra thị trường vì lợi nhuận. Các nguyên đơn cho rằng Gilead đã không tiến hành việc nghiên cứu và sản xuất TAF từ năm 2004 dù có bằng chứng rõ ràng cho thấy thuốc được sản xuất dựa trên TAF an toàn hơn TDF - một hợp chất mà nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ bất lợi như nhiễm độc thận và giảm mật độ xương.

Thuốc TAF đầu tiên của Gilead, được bán dưới tên thương mại Genvoya, được cho ra mắt vào năm 2015. Trong thời gian trước đó, nhiều bệnh nhân HIV liên tục dùng thuốc TDF cũ của công ty đã bị tổn thương thận và xương vĩnh viễn, đồng thời gặp phải các tình trạng như hội chứng Fanconi và nhuyễn xương. Cùng với đó, công ty này cũng bị chỉ trích dữ dội vì bán thuốc sofosbuvir được cấp bằng sáng chế của công ty với giá cao.

Trước đó, Gilead Sciences cũng bị nhà sản xuất dược phẩm Merck kiện đòi bồi thường đến 2,54 tỷ USD vì cáo buộc 2 loại thuốc điều trị viêm gan C của Gilead có tên Sovaldi và Harvoni của công ty này vi phạm bằng sáng chế mà Merck sở hữu sau khi mua lại Idenix Pharmaceuticals.

Đọc thêm

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Ông Tô Tử Anh - Phó Phòng quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, liên quan đến vụ việc cô gái tử vong vì nâng mũi, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với ông Lê Ngọc Anh, là nhân viên Bệnh viện Ung Bướu.

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính
(PLVN) - Sáng ngày 8/3, nhận được thông tin trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên có mặt tại địa phương để ghi nhận thực trạng và làm việc với chính quyền, tuy nhiên khi tới UBND xã Nam Hòa thì cả xã đều tạm dừng hoạt động để đi đám ma...

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi
(PLVN) - Cho một bức ảnh có hai hình tròn to, bên trong có 12 chấm tròn nhỏ chạy vòng quanh, giữa tâm có một que nhọn chỉ lên trên với đề bài: “Theo gợi ý của bức ảnh, anh/chị hãy trình bày cách giải quyết vấn đề của mình”. Đó là đề thi chọn thí sinh vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Lớp 12 năm 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

Bài 2: Vụ tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cận cảnh một màn kịch… móc túi người bệnh của bác sỹ dởm!

Viên sủi Satuchin đang sử dụng trái phép hình ảnh của y, bác sỹ để quảng cáo sai công dụng?
(PLVN) - Không từ thủ đoạn, chiêu thức để “khu môi múa mép” dù có những lúc màn kịch do các bác sỹ online dàn dựng hết sức lố bịch và không có cơ sở kiểm chứng. Tuy nhiên, phần nào đó lột tả bản chất thiếu đạo đức và bất chấp của tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin trong vụ việc này.

Trả thưởng 200.000 USD cho ứng viên trả lời đúng câu hỏi

APEC GROUP sẵn sàng trả lương 200.000 USD cho ứng viên
(PLVN) - Tập đoàn APEC gây bất ngờ với tuyên bố sẵn sàng trả lương 200.000 USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam) cho ứng viên nào trả lời chính xác và sâu sắc hai câu hỏi:”Có những phương pháp sáng tạo nào?” và “Nguồn gốc của sáng tạo là gì?”

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?
(PLVN) -  Sau gần 1 năm loay hoay không thi công nổi 100 mét ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc cho rằng nguyên dân dự án bị sạt lở, chậm tiến là do "trời mưa".

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc
(PLVN) - Gần 1 năm trôi qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc - đơn vị thi công Dự án nâng cấp, cải tạo kết hợp đường giao thông ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) loay hoay làm vẫn chưa được 100 mét ngòi tiêu. Dự án đến nay bị chậm tiến độ, gây cản trở giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cần “thượng phương bảo kiếm” trị tội phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo số liệu Bộ Tư pháp công bố mới đây, số lượng các cuộc đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các cuộc đấu giá tài sản (ĐGTS) ở Việt Nam. Tổng giá trị các cuộc đấu giá QSDĐ chiếm trên dưới 90% giá trị các cuộc ĐGTS. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động này còn nhiều “góc khuất” cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

Y Tý “chuyển mình” trong mây trắng

Y Tý mùa săn mây.
(PLVN) - Y Tý là một xã rẻo cao quanh năm mây phủ của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ...

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
(PLVN) - Cuối tháng 8, dư luận xôn xao với thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền Hảo Hảo vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Sau sự cố này, người dân vẫn sử dụng mì Hảo Hảo hàng ngày vì sản phẩm được khẳng định không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?
(PLVN) - Theo thông báo chính thức của giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA 2021), được sự cho phép của tỉnh Khánh Hòa, cuối tháng 6/2021 Ban tổ chức giải đã di chuyển toàn bộ 8 đội bóng từ các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... vào Nha Trang và thi đấu theo mô hình tập trung cách ly.