Cục trưởng Cục khảo thí giải đáp thắc mắc về thi ĐH, CĐ năm nay

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trả lời những thắc mắc của thí sinh lo lắng trước kì thi về đổi mới thi, về đề thi năm nay, là năm đầu tiên tổ hợp các môn thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho rằng có thể khẳng định, kỳ thi quốc gia và tuyển sinh đại học đang nằm trong lộ trình tiến tới hoàn thiện phương thức thi và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ). 

Năm 2015 và 2016, chúng ta đã đổi mới, điều chỉnh và thí sinh cũng có thời gian để thích ứng. So với các kỳ thi từ năm 2014 trở về trước thì công tác thi cử và tuyển sinh đã đơn giản hơn rất nhiều.

Trước đây, thí sinh phải thi 2 kỳ thi trong vòng 1 tháng và dồn vào 4 thành phố lớn, gây ra sự căng thẳng, tốn kém không cần thiết. Hiện nay, thí sinh chỉ phải thi một kỳ thi duy nhất. Về nội dung thì như Bộ GD-ĐT đã công bố, nội dung thi trong kỳ thi năm 2017 nằm ở kiến thức lớp 12, kỳ thi năm 2018 có phần kiến thức lớp 11 và kỳ thi năm 2019 có phần kiến thức lớp 10.

Đồng thời, PGS.TS Mai Văn Trinh cũng bày tỏ, thi cử không phải mục đích duy nhất và cuối cùng của một nền giáo dục. Học sinh học PTTH cơ bản phải toàn diện vì mục tiêu đào tạo là cơ bản, đảm bảo học vấn mang tính toàn diện. Mô hình trường chuyên đào tạo học sinh năng khiếu là để phát huy các sở trường và bồi dưỡng các em có năng khiếu chứ không phải để đào tạo riêng các môn đó. Nghĩa là học sinh chuyên cũng phải có kiến thức phổ thông đầy đủ. Khi đạt được học vấn cơ bản, nếu học sinh đáp ứng được điều kiện thì đi vào học thêm các môn chuyên.

“Trước hết, tôi khuyên em hãy yên tâm học tập và chuẩn bị việc ôn tập cho tốt để đảm bảo đạt kết quả cao trong kỳ thi quốc gia 2017. Em cũng nên nhìn nhận kỹ càng về mục tiêu đăng ký xét tuyển ĐH và CĐ của mình, tự đánh giá về năng lực bản thân trong những môn học để lựa chọn cho phù hợp và tập trung vào ôn tập”, theo  PGS.TS Mai Văn Trinh.

Trước câu hỏi, “Bộ GD-ĐT có nói mức độ đề khó dễ là như nhau. Tuy nhiên, em vẫn lo rằng giả sử đề thi của em thì em làm không được, nhưng đề thi của bạn khác trong phòng em làm được thì sao? Điều đó có thiệt thòi cho những thí sinh như em khi chọn đề thi không phù hợp với kiến thức của mình hay không?”.

PGS,TS. Mai Văn Trinh chia sẻ: “Đây rõ ràng là một câu hỏi rất thực tế và thầy chia sẻ với các em. Năm 2016, đề thi THPTQG chỉ có môn ngữ văn là đề thi tự luận, còn lại là thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Và chúng ta biết là khi thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan thì nội dung câu hỏi sẽ phủ kín kiến thức mà chương trình quy định trong kỳ thi. Cụ thể là năm nay, chúng ta thi trong chương trình lớp 12 do đó các em cần tránh tình trạng học tủ, học lệch”.

Một điểm đáng lưu ý là việc ra đề thi trắc nghiệm THPTQG năm 2017 khác với các kì thi trắc nghiệm khách quan thông thường. Cụ thể, đề thi THPTQG 2017 là đề thi được xây dựng theo quy trình khoa học chặt chẽ để có được ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa. Từ ngân hàng câu hỏi được chuẩn hóa ấy, sẽ xây dựng thành bộ đề thi, và trong quy trình kỹ thuật sẽ có những phương tiện công cụ để bảo đảm độ cân bằng của các đề thi.

Điểm khác biệt đó là, năm nay là năm đầu tiên các em sẽ được làm các đề thi được chuẩn hóa như vậy, cho nên về mặt lý luận, khoa học và kỹ thuật việc xây dựng đề thi được chuẩn hóa là công bằng và các em không cần băn khoăn về việc đó. Trong phòng thi, thí sinh có mã đề thi nào thì phải làm mã đề thi đó, không được phép đổi. Lưu ý, đối với các bài thi môn tổ hợp, phải có cùng 1 mã đề thi.

Ví dụ em có mã đề thi là 202 thì em phải lưu ý các môn thành phần trong bài thi tổ hợp đó đều phải thuộc mã đề 202. Và các bài thi này được làm trên 1 phiếu trả lời trắc nghiệm được đánh số từ 1-120. Ví dụ với khối tự nhiên, từ 1-40 là câu trả lời của môn vật lý, từ 41 – 80 là của môn hóa học và từ 81-120 là câu trả lời của sinh học. 

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.