Cứ 4 học sinh thì có một em bị tật khúc xạ

Ảnh: Kỳ Anh
Ảnh: Kỳ Anh
(PLO) - Kết quả khảo sát của ngành nhãn khoa Việt Nam cho thấy: Ở nước ta, tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ là khoảng 25-30%, tức là cứ 3-4 em học sinh thì có một em bị tật khúc xạ.

 
Cũng theo các chuyên gia nhãn khoa: Nhiều học sinh Việt Nam có tật khúc xạ nhưng không được phát hiện kịp thời. Ngay cả những học sinh đã mang kính nhưng không thay kính kịp theo diễn biến của thị lực cũng bị ảnh hưởng rất lớn đến thị lực và chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân của tình trạng trẻ em bị tật khúc xạ tại nước ta, các chuyên gia nhãn khoa xác định đó là yếu tố di truyền (nguồn gen) và sử dụng mắt quá mức.
Các em học sinh sử dụng mắt quá mức cho hoạt động nhìn gần một phần là do chương trình học của các em khá nặng, nhiều em còn đi học thêm ngoài giờ. Thời gian ít ỏi còn lại đáng lẽ dành cho mắt nghỉ ngơi thì nhiều em học sinh, nhất là các học sinh nam lại sa đà vào game, máy tính và nhiều hình thức giải trí khác, khiến mắt phải căng ra làm việc.
Hậu quả là mắt lúc nào cũng phải điều tiết quá mức. Có nhiều cách giúp giảm căng thẳng cho mắt: Tăng cường chiếu sáng trong lớp học, giảm tải chương trình học, hạn chế hình thức giải trí bằng xem truyền hình hay chơi game, tăng cường các hoạt động ngoài trời, ăn các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có hơn 2,5 tỷ người bị tật khúc xạ, chiếm khoảng 20% dân số thế giới. Châu Á là nơi có nhiều người bị tật khúc xạ, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc và Việt Nam. Cư dân khu vực này có mang những gen khiến họ dễ bị tật khúc xạ, nhất là khi có tác động của các yếu tố khác. Bệnh viện mắt Quốc tế là một trong số đơn vị luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến điều trị về mắt tại Việt Nam.
Từ ngày 1/6 đến ngày 30/8, Bệnh viện mắt quốc tế tổ chức chương trình Ngày Lasik (Lasik’s day) dành cho những người mắc tật khúc xạ, với chính sách hỗ trợ 60% chi phí phẫu thuật cho bệnh nhân cận, loạn, viễn và lão thị bằng phương pháp Lasik…

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.