Mong ước người quá cố ở nơi… “tiên cảnh”
Dân số ngày càng tăng, tại các khu đô thị lớn, nhiều nghĩa trang bị quá tải, việc chôn cất không đảm bảo dẫn đến ô nhiễm… dẫn đến việc nhiều khu nghĩa trang buộc phải đóng cửa. Còn các khu nghĩa trang làng tại các địa phương, việc quy hoạch lộn xộn, thậm chí nhếch nhác gây phản cảm, ít người quản lý, có nơi còn có tình trạng trâu bò, vật nuôi “cày xéo” lên mồ mả khiến cho gia đình của người đã khuất phiền lòng, bất an.
Trước tình hình đó, Chính Phủ ban hành Nghị định 35/2008/NĐ-CP về việc xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang sau này bổ sung sửa đổi thành Nghị định 23/2016/NĐ-CP về việc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng năm 2016. Theo đó, Chính phủ khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ nhiều địa phương, sử dụng hình thức hỏa táng mới, văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí và đảm bảo môi trường, cảnh quan. Đồng thời, phù hợp tín ngưỡng, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thông qua Nghị định này, Chính phủ khuyến khích xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và quản lý nghĩa trang theo hướng hiện đại.
Theo tinh thần đó, các tổ chức cá nhân thực hiện việc xây dựng nghĩa trang phục vụ nhu cầu của xã hội sẽ được nhà nước hỗ trợ về nhiều mặt. Công trình xã hội hóa nghĩa trang có thể là do một cá nhân, một đơn vị tổ chức thực hiện hoặc chung vốn với đối tác nước ngoài. Nhà nước sẽ giao đất cho tổ chức, cá nhân xây dựng nghĩa trang lâu dài; hỗ trợ về các công trình hạ tầng ngoài hàng rào; kinh phí đền bù hoặc giải phóng mặt bằng tùy vào quy mô của dự án. Bên cạnh đó, vấn đề về vốn đầu tư cũng được nhà nước tiếp thêm sức, các dự án nghĩa trang này phải đi đầu về xã hội hóa nghĩa trang, tiên phong cho góc nhìn mới về nghĩa trang. Đó là, phải xây dựng một nơi văn minh, sạch sẽ và hiện đại; sử dụng các hình thức an táng thân thiện và đảm bảo với môi trường, con người góp phần thay đổi tập quán của người dân về mai táng, tiết kiệm bảo vệ quỹ đất…
Hiện tại, ở nước ta phong trào xã hội hóa nghĩa trang được nhiều tổ chức cá nhân ủng hộ, đã xuất hiện nhiều công viên nghĩa trang hiện đại mang đến một quan niệm và một cái nhìn mới về nơi an táng cho người đã khuất.
Trước đây, nếu như nhắc tới nghĩa trang, thì gần như ngay lập tức hiện lên trong đầu chúng ta là sự lạnh lẽo, u ám, lộn xộn, bừa bãi. Nhưng từ khi có các công viên nghĩa trang, người dân bắt đầu thay đổi suy nghĩ cũ đó.
Công viên nghĩa trang giờ đây là nghĩa trang được xây dựng theo mô hình của một khu công viên rộng lớn với cây xanh, hồ nước, đường đi bộ và các khu mộ được thiết kế rất bài bản, hài hòa về kiến trúc, thẩm mỹ.
Video minh họa Lạc Hồng Viên:
Công viên Nghĩa trang xanh- sạch đẹp hơn công viên cho người sống
Trên thế giới ở nhiều nước phát triển, công viên nghĩa trang trở thành những công viên tưởng nhớ, văn hóa xanh, sạch đẹp, một địa điểm du lịch thu hút hàng trăm lượt khách thăm quan mỗi ngày.
Ở Việt Nam từ khi được Chính phủ khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, những năm gần đây, nhiều công viên Nghĩa trang đã, đang được xây dựng ngày càng văn minh, hiện đại, ví như: An Lạc Viên (Quảng Ninh), Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên (Phú Thọ), Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) Phúc An Viên (T.P Hồ Chí Minh), Sơn Trang Tiên Cảnh (Tây Ninh) …đã thực sự thay đổi cách nhìn của xã hội. Nghĩa trang kết hợp công viên, tảo mộ kết hợp vãn cảnh, thay vì hình ảnh nghĩa trang đượm đau thương, cảm giác u sầu, rờn rợn, giờ đây đã hình thành các nghĩa trang như ở nơi nghỉ dưỡng với cảnh sắc hữu tình, nơi người còn sống tới thăm người đã mất với sự thư thái, an bình
Khuôn viên cảnh quan Công viên An Lạc Viên, Quảng Ninh |
Khuôn viên cảnh quan phần mộ tại Công viên Lạc Hồng Viên, Hòa Bình |
Khuôn viên cảnh quan Công viên Thiên Đức, Phú Thọ |
Ngày 25/01/2017, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 156/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên nghĩa trang An Phúc Viên, xã Cương Sơn và xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Công viên nghĩa trang An Phúc Viên là công viên nghĩa trang tâm linh, sinh thái đảm bảo tốt nhất về sự đồng đồng bộ trong quy hoạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng được nhu cầu đời sống tâm linh của người dân.
An Phúc Viên nằm ở vị trí có địa thế Sơn thủy hữu tình được kỳ vọng sẽ là một Công viên nghĩa trang hiện đại hàng đầu tại Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố quy hoạch hiện đại, đồng bộ, vị trí và địa hình đẹp, đặc biệt thân thiện với môi trường sinh thái, mang sắc thái tâm linh đặc trưng của người Việt.
Nơi đây không đơn thuần là nơi an nghỉ của người đã khuất mà còn là nơi có khung cảnh văn minh, hiện đại và sạch đẹp, phù hợp với phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân đồng thời cũng là một địa điểm du lịch văn hóa tâm linh… đảm bảo yếu tố mỹ quan đô thị, yếu tố an toàn môi trường. An Phúc Viên ứng dụng công nghệ hỏa táng Enertek IV của Tập đoàn Matthews của Mỹ, công nghệ được đánh giá là hiện đại nhất thế giới hiện nay với công nghệ xử lý khói và mùi tuyệt đối với 3 cấp độ xử lý, hoàn toàn không khói, không mùi, đẹp như một phòng khách sạn cho người đã khuất.
Đây là công trình kết hợp giữa tâm linh, cây xanh và nghĩa trang, phù hợp với tiêu chuẩn nghĩa trang đô thị, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về quy hoạch, môi trường theo quy định của Pháp luật. Mục tiêu chính của dự án là đáp ứng những tiêu chí tốt nhất để công viên Nghĩa trang An Phúc Viên trở thành công viên Nghĩa trang văn minh, hiện đại bậc nhất Việt Nam....
Quy hoạch Tổng thể Công viên Nghĩa trang, công viên Văn hóa tâm linh An Phúc Viên |
Công viên được quy hoạch có các phân khu khác nhau như Vườn Lan, Vườn Hồng, Vườn Đào, khu Đại An, Đại Phúc, Đại Lộc …. Chia ra các khu mộ như: khu mộ đơn, khu mộ đôi. Bên cạnh đó, còn có những khu mộ dành cho gia đình, gia tộc, có thể lựa chọn địa thế phù hợp để xây dựng khu mộ riêng quy tụ toàn gia tộc của mình.
An Phúc Viên được xây dựng như một công viên cao cấp được quy hoạch xây dựng ngăn nắp, lề lối, xen kẽ giữa cây cỏ thiên nhiên, không khí trong lành tạo nên một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho người đến viếng thăm cũng như người dân ở đó.
Công viên văn hóa tâm linh An Phúc Viên nhìn từ Bến Lục Thủy |
Giao hòa với thiên nhiên, tâm giao với những người ở thế giới bên kia. Xóa bỏ khoảng cách giữa “sự sống và cái chết”- An Phúc Viên- nơi “tiên cảnh” của văn hóa tâm linh.
Một địa phương phát triển, hiện đại, đáng sống phải phát triển có quy củ, môi trường sống trong lành, tầm nhìn không chỉ vài năm mà phải vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Với mô hình nghĩa trang kết hợp công viên, tảo mộ kết hợp vãn cảnh, với cảnh sắc hữu tình, nơi người còn sống tới thăm người đã mất với sự thư thái, an bình. Điều này cũng là minh chứng cho thấy Chủ trương, chính sách của Chỉnh Phủ về việc thay đổi một lĩnh vực đặc thù từ cũ sang mới, từ những hình ảnh lộn xộn, mất mỹ quan sang những nơi quy hoạch văn minh, xanh sạch đẹp đã thực sự đi vào cuộc sống và mang lại những giá trị thiết thực cho xã hội và cộng đồng.