Công ty Kính nổi Chu Lai giải trình với Thủ tướng vụ 663 Container lốp xe cũ

Nhiều người dân Đà Nẵng còn “hú vía” khi nhớ lại đám cháy kinh hoàng tháng 3/2014 tại bãi chứa lốp ô tô cũ ở quận Liên Chiểu, khói đen bao trùm gây nghẹt thở cả một vùng
Nhiều người dân Đà Nẵng còn “hú vía” khi nhớ lại đám cháy kinh hoàng tháng 3/2014 tại bãi chứa lốp ô tô cũ ở quận Liên Chiểu, khói đen bao trùm gây nghẹt thở cả một vùng
(PLO) - Ngay sau khi Pháp luật Việt Nam đăng bài “663 container lốp xe cũ đe dọa môi trường Cảng Đà Nẵng”, chủ hàng – Cty CP Kính nổi Chu Lai - INDEVCO (CFG) có văn bản báo cáo Thủ tướng, đồng thời liên hệ làm việc với Hải quan Đà Nẵng. 
Theo giải trình của doanh nghiệp, sau khi được Thủ tướng cho phép thí điểm nhập khẩu săm lốp ô tô, cao su đã qua sử dụng để sản xuất nhiên liệu phục vụ sản xuất kính xây dựng (vốn là mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu/PV), phía CFG đã ký kết với một số đơn vị, đối tác nước ngoài có khả năng cung cấp mặt hàng này đảm bảo số lượng tại các thị trường như Mỹ, Australia, Hồng Kông… 
Số liệu được công bố cho thấy, năm 2013 doanh nghiệp này nhập khẩu được 94 nghìn tấn, tương đương với lượng thu mua trong nước. 
Không nhận hàng là do… khách quan?!
Đối với khối lượng hàng hóa nhập khẩu trong năm 2013 và đầu năm 2014, công ty mua theo phương thức CNF (giao hàng tại cảng đích, các chi phí cước biển do người xuất khẩu trực tiếp thỏa thuận và thanh toán với hãng tàu). Hàng hóa nhập khẩu được tập trung chủ yếu nhập tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, công ty thuê vận tải vận chuyển trực tiếp container và dỡ hàng tại kho của nhà máy.  
“Việc hiện nay tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng đang tồn đọng một lượng lớn container hàng lốp cũ đã qua sử dụng thực tế không phải do công ty không có ý định tiếp tục nhận hàng (thực tế là đơn vị vẫn đang đi thu gom trong nước), phần lớn là do điều kiện khách quan mang lại” – văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ do Phó tổng giám đốc CFG Phạm Văn Hải ký phân trần. 
Cụ thể, theo giải trình của CFG, trong số lượng container tại Đà Nẵng có một lượng lớn (khoảng trên 200 container) là hàng hóa không đúng quy cách theo yêu cầu công nghệ sản xuất của nhà máy: hàng bị băm nhỏ không ép thành bó, việc xử lý sản xuất chủng loại này mất nhiều thời gian, thời gian đầu năm 2014 công ty cũng đã nhận một lượng lớn loại này và đang tập trung xử lý để… tiếp tục nhận những lô hàng đang nằm tại Cảng Đà Nẵng. 
Bên cạnh đó, trong số các lô hàng đang tồn tại Cảng Đà Nẵng như báo đề cập, trên thực tế có hơn 400 container chưa đủ điều kiện để công ty nhận hàng. Cụ thể là do khách quan nước ngoài (người bán) chưa thanh toán tiền cước biển nên các hãng tàu chưa giao hàng cho công ty (lô hàng chưa có điện giao hàng của hãng tàu). 
Khoảng 200 container do người bán chậm trễ trong việc thanh toán cước biển dẫn đến phát sinh rất nhiều chi phí lưu container, lưu bãi theo quy định của hãng tàu và cảng. Trong đó, ông Hải nói rằng, “rất nhiều lô hàng công ty chúng tôi đã thanh toán các loại chi phí hàng nhập liên quan cho hãng tàu, thậm chí mở tờ khai Hải quan để chuẩn bị cho việc nhập khẩu lô hàng”.
Cam kết giải phóng… cơ bản trong tháng 9 
Về phương án và thời gian xử lý đối với toàn bộ số lô hàng săm lốp ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu về làm nguyên liệu sản xuất đang nằm tại Cảng Đà Nẵng, Công ty Kính nổi Chu Lai khẳng định sẵn sàng nhận hàng “khi các hãng vận tải, người xuất khẩu và cảng giải quyết dược các vấn đề chi phí phát sinh”. 
“Đối với các lô hàng không đúng quy cách như yêu cầu sản xuất của công ty, chúng tôi đảm bảo nhận để xử lý toàn bộ, số hàng còn lại công ty đã đề nghị với các đối tác bán hàng nước ngoài khẩn trương đàm phán thanh toán cước biển và các chi phí phát sinh cho các hãng tàu vận tải, Cảng Đà Nẵng để công ty nhận hàng kịp thời. Trường hợp cần thiết, công ty có thể thay mặt người bán thanh toán các chi phí trên nếu được hãng tàu và cảng đồng ý để đẩy nhanh việc giải phóng lô hàng. Thời gian thực hiện, công ty cam kết giải phóng cơ bản toàn bộ lô hàng ở Cảng Đà Nẵng chậm nhất đến hết tháng 9 năm 2014” – văn bản của CFG cho biết. 
Trước đó, như Pháp luật Việt Nam đã đề cập, nhiều ý kiến đang đề nghị Thủ tướng xem xét lại chủ trương thí điểm nhập khẩu săm lốp ô tô, cao su đã qua sử dụng. Đây vốn là mặt hàng thuộc “Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu” theo quy định tại Điểm 6, Mục II, Phụ lục 1 của Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài (nay là Nghị định 187/2013/NĐ-CP). 
Trước tình hình tồn đọng tới gần 700 container mặt hàng này tại Cảng Đà Nẵng, trong đó hàng chục container quá hạn tới 180 ngày, Cục Hải quan TP.Đà Nẵng đã 2 lần làm văn bản gửi Tổng cục Hải quan, đề xuất Tổng cục kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng xem xét lại việc cho Công ty Kính nổi Chu Lai được nhập khẩu săm, lốp ô tô, cao su đã qua sử dụng để không làm ảnh hưởng đến môi trường.  
Trả lời Pháp luật Việt Nam hôm 15/7 về việc thực tế CFG có liên hệ với cơ quan Hải quan để giải phóng lô hàng như đã báo cáo Thủ tướng hay không, ông Nguyễn Tiến Thọ - Cục trưởng Cục Hải quan TP.Đà Nẵng xác nhận chiều cùng ngày phía doanh nghiệp và cơ quan Hải quan đã có buổi làm việc. Hải quan giữ nguyên quan điểm yêu cầu CFG nhanh chóng xử lý hàng tồn đọng tại Cảng Đà Nẵng. 
Pháp luật Việt Nam tiếp tục đăng tải thông tin liên quan. 

Đọc thêm

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.