Công tội phân minh

Một số nhân vật "nhúng chàm" trong vụ Việt Á.
Một số nhân vật "nhúng chàm" trong vụ Việt Á.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 25/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, một vấn đề nhức nhối đã được chỉ ra là nạn vi phạm trong đấu thầu, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công vẫn xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị.

Đại diện cơ quan thẩm tra, lãnh đạo Ủy ban Tài chính Ngân sách nhận xét, tình trạng ách tắc trong mua sắm trang thiết bị y tế chưa được tháo gỡ kịp thời, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Còn tồn tại thực trạng mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, vật tư không đúng quy định hiện hành, mua sắm vượt quá nhu cầu dẫn đến không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả... gây lãng phí ngân sách. Dẫn chứng nổi bật là vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Cty Việt Á và một số cơ quan, địa phương đã gây thất thoát, lãng phí kinh phí, tài sản công, gây bức xúc trong nhân dân.

Quốc hội không chỉ đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan và từ những bất cập của hệ thống văn bản pháp luật, liên quan đến quản lý khoa học, đấu thầu, mua sắm tài sản công; đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vaccine, thuốc, hóa chất và sinh phẩm xét nghiệm... để có giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Quốc hội còn đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh xử lý sau thanh tra, nghiêm túc xử lý, kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức, đơn vị và cá nhân có hành vi vi phạm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu thì đề nghị thanh tra, kiểm toán về chi phí phòng chống dịch để tránh thất thoát, chống lãng phí và đặc biệt là tránh để mất cán bộ.

Tạo phiên họp, một lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho biết, Chính phủ đã giao cơ quan này thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit test xét nghiệm, vaccine, thuốc, phòng chống dịch COVID-19 tại một số bộ, ngành địa phương. Việc này đã được tiến hành tại Bộ Y tế, Hà Nội, TP HCM... Kết quả thanh tra sẽ được báo cáo Chính phủ vào tháng 5. Bước đầu đã phát hiện một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong mua sắm trang, thiết bị y tế phòng, chống dịch.

Một động thái trùng hợp, là ngay chiều cùng ngày, vụ án vi phạm xảy ra ở Cty Việt Á và một số cơ quan, tổ chức có động thái mới. Giám đốc CDC Nam Định Đỗ Đức Lưu cùng 4 cán bộ dưới quyền bị khởi tố, tạm giam. Những người này bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định điều tra về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Một Phó Khoa xét nghiệm CDC Nam Định cũng bị điều tra tội Tham ô tài sản.

Điều tra ban đầu xác định, trong năm 2020, 2021, CDC Nam Định ký 5 hợp đồng mua kit xét nghiệm của Cty Việt Á và được trích phần trăm ngoài hợp đồng chỉ định thầu kit test 3,15 tỷ đồng. Một số nhân viên CDC Nam Định bị nghi chiếm đoạt số kit test của Nhà nước và bán cho Cty Việt Á để trục lợi 800 triệu đồng.

Dù rất đau lòng khi một số cán bộ, nhân viên y tế, những người đã từng có công rất lớn trong chiến thắng COVID-19, phải rơi vào vòng lao lý như trên. Nhưng công tội phân minh, phải chấp nhận vượt qua nỗi đau, xử lý nghiêm những đối tượng trục lợi trên dịch bệnh, trục lợi trên nỗi đau khổ của nhân dân… Cùng với quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ như đã thể hiện trong phiên họp ngày 25/4, những “khoảng tối” trong vụ án Việt Á chắc chắn sẽ bị đưa hết ra ánh sáng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.

Tìm hiểu về những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Trong số các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại hình doanh nghiệp (DN) khá quen thuộc và phổ biến. Đây không chỉ là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức đơn giản mà còn mang nhiều ưu điểm đặc biệt phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam nên đã được các nhà đầu tư lựa chọn.

Không thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính

Công an Quảng Ninh cấp căn cước cho người dân. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu không thu các loại phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sáp nhập đơn vị hành chính.

Hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô có thể bị xử lý hình sự

 Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bạn Gia Huy (Hải Phòng) hỏi: Sử dụng điện thoại trong quá trình lái xe ô tô là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vì cho rằng không thể bị phát hiện và xử lý kịp thời nên một bộ phận người tham gia giao thông vẫn cứ vi phạm. Xin hỏi, theo quy định mới hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô sẽ bị xử lý như thế nào?