Công dụng tuyệt vời của cơm rượu có thể ít người biết

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cơm rượu có tác dụng giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch, thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu, làm đẹp da…

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, một món ăn phổ biến không thể thiếu trong các gia đình người Việt đó là rượu nếp. Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể.

Theo y học cổ truyền, cơm rượu có tính nóng, nên vào ngày mùng 5/5 âm lịch (là ngày cực dương, ngày sâu bọ sinh sôi nhiều nhất, bao gồm ký sinh trùng trong cơ thể con người), người ta thường ăn cơm rượu để ngăn những ký sinh trùng này có cơ hội phát triển.

Ảnh minh họa

Theo khoa học, cơm rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượu và đường glucose. Đây là thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin nhóm B, B1 và chứa nhiều năng lượng. Đặc biệt cơm rượu được làm từ nếp cẩm có màu đen còn chứa chất chống oxy hóa anthrocyamin không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng tốt cho tim mạch, kích thích hệ tiêu hóa và phòng bệnh thiếu sắt…

Bác sĩ CK2 Nguyễn Xuân Thắng (Trưởng khoa Y học cổ truyền - phục hồi chức năng bệnh viện Nhân dân 115) cho biết, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cơm rượu có tác dụng giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch, thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu, làm đẹp da…

4 công dụng tuyệt vời của rượu nếp với sức khỏe

Giúp giảm lượng cholesterol trong máu

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, sử dụng cơm rượu nếp cẩm có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại trong máu. Điều này cũng rất có lợi trong việc ổn định huyết áp. Vì vậy, cơm rượu được bệnh nhân cao huyết áp tin dùng.

Rượu gạo cũng chứa các thành phần hoạt chất lovastatin và ergosterol, đây là những hoạt chất giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ.

Ảnh minh họa

Rượu nếp cẩm phòng chống ung thư

Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...

Rượu nếp kích thích tiêu hóa

Tác dụng của cơm rượu đối với hệ tiêu hóa khá rõ rệt. Vì vậy, mọi người thường dùng cơm rượu để chế biến các món khai vị. Đồng thời, cơm rượu còn bổ sung thêm chất xơ và các axit giúp hỗ trợ, ngăn ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu từ đó cải thiện hệ tiêu hóa.

Đối với những người kém ăn, biếng ăn, tiêu hóa kém có thể sắc cơm rượu hàng ngày hoặc uống cơm rượu trước bữa ăn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.

Giúp làm đẹp da hiệu quả

Rượu nếp chứa nhiều vitamin B, E và các chất dinh dưỡng cần thiết cho da. Đây là những vitamin thiết yếu cho cơ thể, giúp chống lại quá trình oxy hóa da, đồng thời giúp nuôi dưỡng da và làm trắng da từ sâu bên trong.

Bạn có thể sử dụng rượu nguyên chất hoặc kết hợp với sữa chua, mật ong hoặc trứng gà như một mặt nạ chăm sóc da hàng tuần, để làn da luôn mềm mại và tràn đầy sự sống..

Nên ăn cơm rượu vào lúc nào là tốt nhất?

Bạn có thể ăn rượu cái vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất vẫn là buổi sáng. Tuy nhiên cần lưu ý tránh ăn lúc bụng đang đói vì vị chua trong cơm rượu có thể làm tăng tiết axit khiến cho niêm mạch dạ dày bị kích ứng, khó chịu. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn lót dạ rồi hãy dùng cơm rượu.

Trong quá trình lên men, đường trong cơm nếp sẽ được chuyển hóa thành cồn. Cơm rượu càng ủ lâu thì có nồng độ cồn càng cao. Tuy nhiên nếu ăn với mức độ vừa phải thì khả năng say rất thấp. Vì vậy, nếu ăn ít và ăn lúc no thì không sợ say cơm rượu. Tuy nhiên, lúc đói thì không nên ăn quá nhiều vì sẽ dễ say và cồn ruột.

Ảnh minh họa

Những ai không nên ăn cơm rượu?

Theo đông y cơm rượu có vị cay nên không thích hợp với người thể nhiệt vì sẽ dẫn đến một số dấu hiệu như cơ thể nóng bừng, bốc hỏa, lưỡi đỏ buốt, nước tiểu vàng, da nổi mụn, người khó ngủ.

Ngoài ra, với trẻ nhỏ, người đang gặp các vấn đề về dạ dày, bệnh nhân bị dị ứng, người mắc bệnh chàm, da nổi nhiều mụn trứng cá hoặc mụn nhọt... được khuyến cáo không nên ăn nhiều cơm rượu nếp.

Tin cùng chuyên mục

Ngay trong chương trình, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy (ngoài cùng bên phải), cùng nhiều đại biểu đã tiên phong đăng ký hiến mô, tạng.

Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh đăng ký hiến mô, tạng

(PLVN) - Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, ngay sau khi thành lập Chi hội Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người đầu tiên cấp tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, đã tiên phong đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết não.

Đọc thêm

Cấp phép vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam

Ảnh minh họa: Môi trường và đô thị
(PLVN) -  Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới phê duyệt vaccine ngừa sốt xuất huyết cùng zona thần kinh và phế cầu 23. Trong đó, vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam cho cá nhân mà không cần xét nghiệm trước khi tiêm.

2 trẻ nhỏ ở Lào Cai nguy kịch vì ho gà

Trẻ mắc ho gà đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. Ảnh: SYT Lào Cai
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai vừa ghi nhận trên địa bàn 2 bệnh nhi mắc ho gà nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Nguy kịch vì mắc cúm B

Bệnh nhân mắc cúm B đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị này đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc Cúm B nặng. Hai trong số đó đã được chỉ định can thiệp ECMO (phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể). Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Gần 30 người ở Cao Bằng nghi nhiễm lỵ trực trùng

Để chủ động phòng, chống bệnh do lỵ trực trùng, người dân cần thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi. Ảnh: Sở Y tế Cao Bằng

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng mới ghi nhận 28 ca tiêu chảy nghi do lỵ trực trùng trên địa bàn. Ngành y tế địa phương đang tăng cường các biện pháp xử lý ổ dịch và tìm tác nhân gây bệnh.

Gia đình 8 người nhập viện sau ăn nấm

Nấm mọc vườn ngô nơi các cháu nhỏ đã hái về ăn.
(PLVN) - Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang, trên địa bàn huyện Mèo Vạc vừa xảy ra 1 vụ ngộ độc nghi do ăn phải nấm độc làm 8 người trong một gia đình nhập viện.

'Lỗ hổng' quản lý an toàn thực phẩm

Hình ảnh dòi bò lúc nhúc trong miếng pate (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) - “Pate có dòi” là từ khoá được tìm kiếm nhiều ngày qua trên các trang mạng xã hội, sau khi trên mạng xuất hiện một video đăng tải hình ảnh miếng pate có dòi trong suất bánh mì chảo.